Danh mục

Vận dụng hệ thống tiêu chí đánh giá để xác định một số điểm du lịch có ý nghĩa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệm vụ quan trọng trong quản lý và khai thác du lịch là xác định, đánh giá và hình thành tài nguyên. Lạng Sơn có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn cũng như các điểm đến nổi tiếng, nhưng hoạt động khai thác còn nhiều hạn chế. Vì vậy, áp dụng các tiêu chí đánh giá một cách khoa học nhằm xác định các điểm du lịch có giá trị thực tiễn cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng hệ thống tiêu chí đánh giá để xác định một số điểm du lịch có ý nghĩa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 89-94 VẬN DỤNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH CÓ Ý NGHĨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Cao Hoàng Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: havns.edu@gmail.com Tóm tắt. Nhiệm vụ quan trọng trong quản lý và khai thác du lịch là xác định, đánh giá và hình thành tài nguyên. Lạng Sơn có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn cũng như các điểm đến nổi tiếng, nhưng hoạt động khai thác còn nhiều hạn chế. Vì vậy, áp dụng các tiêu chí đánh giá một cách khoa học nhằm xác định các điểm du lịch có giá trị thực tiễn cao. Các tiêu đánh giá bao gồm sự hấp dẫn, khoảng cách, thời gian có thể khai thác, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, sức chứa. Đánh giá, hình thành và sắp xếp các điểm tài nguyên giúp địa phương định hướng khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên hợp lý và bền vững hơn. Từ khóa: Điểm du lịch, tiêu chí đánh giá, Lạng Sơn, quản lí, khai thác du lịch.1. Mở đầu Lạng Sơn là tỉnh giàu tiềm năng về du lịch với thiên nhiên, lịch sử, con người đãđan kết tạo nên những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử - văn hóa, những sắcthái dân tộc đặc sắc. Nhận thức được tiềm năng cũng như vai trò của ngành du lịch trongviệc phát triển kinh tế, Lạng Sơn luôn coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng. Xuấtphát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước về vấn đề du lịch,chúng tôi tiến hành vận dụng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và xây dựng lại một sốđiểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch Căn cứ vào các điều kiện thực tế, để đánh giá các điểm du lịch, có thể lựa chọn hệthống tiêu chí bao gồm độ hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, thời gian hoạtđộng du lịch, sức chứa điểm du lịch, vị trí của điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm dulịch (tính từ trung tâm gửi khách gần nhất), độ bền vững. Mỗi tiêu chí sẽ có ý nghĩa khácnhau với số điểm là 4, 3, 2, 1 căn cứ vào 4 mức độ khác nhau từ cao đến thấp. Dựa vàotầm quan trọng của các chỉ tiêu, tính trọng số và mức điểm thích hợp: tiêu chí có ý nghĩarất quan trọng – hệ số 3; tiêu chí có ý nghĩa quan trọng – hệ số 2 và tiêu chí có ý nghĩa ít 89 Cao Hoàng Hàquan trọng – hệ số 1. Tổng điểm của tiêu chí sẽ có các mức điểm như Bảng 1. Qua tổngsố điểm, có thể đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch theo thang điểm. Bảng 1. Điểm đánh giá tổng hợp các tiêu chí điểm du lịch TT Tiêu chí Trọng số Thang bậc Rất thuận Không Thuận lợi Ít thuận lợi lợi thuận lợi 1 Hấp dẫn 3 12 9 6 3 2 CSVCKT – HT 3 12 9 6 3 3 Thời gian hoạt động 3 12 9 6 3 4 Vị trí 2 8 6 4 2 5 Sức chứa 2 8 6 4 2 6 Độ bền vững 1 4 3 2 1 Tổng số điểm 56 42 28 14 Bảng 2. Mức độ thuận lợi của các điểm du lịch Điểm Tỉ lệ phần trăm so STT Mức độ đánh giá đánh giá với số điểm tối đa 1 Rất thuận lợi (Điểm du lịch có ý nghĩa QT, QG) 42 - 56 75 - 100% 2 Thuận lợi (Điểm du lịch có ý nghĩa vùng) 28 - 41 50 - 74% 3 Ít thuận lợi (Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương) 14 - 27 25 - 49% 4 Không thuận lợi (Điểm du lịch tiềm năng) < 14 < 25%2.2. Kết quả xây dựng các điểm du lịch Các danh thắng và cảnh quan tự nhiên đẹp cũng như các di tích văn hoá – lịch sửđược coi là điểm tài nguyên. Dựa tình hình thực tế của địa phương, các tác nhân kháchquan và yếu tố ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: