Vận dụng mô hình hóa vào dạy học môn toán ở trường phổ thông
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 207.77 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này trình bày quy trình mô hình hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Quy trình này đòi hỏi các kỹ năng và thao tác tư duy toán học như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình hóa vào dạy học môn toán ở trường phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 104-108 VẬN DỤNG MÔ HÌNH HÓA VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trần Trung Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn Email: trungt.dbdhss@moet.edu.vn Tóm tắt. Mô hình hóa (MHH) trong dạy học Toán là quá trình giúp học sinh tìm hiểu, khám phá các tình huống nảy sinh từ thực tiễn bằng công cụ toán học. Bài báo này trình bày quy trình mô hình hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Quy trình này đòi hỏi các kỹ năng và thao tác tư duy toán học như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa của học sinh. MHH cũng cho thấy mối quan hệ giữa thực tiễn với các vấn đề trong sách giáo khoa dưới góc nhìn của Toán học. Ở trường phổ thông, cách tiếp cận này giúp việc học toán của học sinh trở nên có ý nghĩa hơn, tạo động cơ và niềm say mê học Toán. 1. Mở đầu Mô hình được dùng để mô tả một tình huống thực tiễn nào đó, mô hình toán học là sử dụng công cụ toán học để thể hiện dưới dạng của ngôn ngữ toán học, trong đó MHH là quá trình tạo ra mô hình nhằm hướng tới giải quyết một vấn đề. MHH có thể xem là một quá trình khép kín và kết quả của nó được dùng để giải thích và cải thiện các vấn đề trong thực tiễn. Quá trình này tuân theo một quy trình sử dụng các quy tắc đặc biệt để thành lập giả thuyết hay cấu trúc toán học như: công thức, thuật toán, phương trình, bảng biểu, biểu tượng, đồ thị biểu diễn,. . . để từ đó học sinh (HS) có một cái nhìn rõ ràng hơn về các vấn đề tồn tại trong thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quy trình mô hình hóa Quy trình MHH trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông gồm 4 bước: Bước 1: Toán học hóa. Hiểu vấn đề thực tế, thành lập các giả thuyết để đơn giản hóa vấn đề, mô tả và diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ toán học: Đây là quá trình chuyển các vấn đề từ thực tiễn sang toán học bằng cách tạo ra các mô hình toán học tương ứng 104 Vận dụng mô hình hóa vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông của chúng. Quá trình này đòi hỏi phải hiểu vấn đề, có thể là vấn đề mở hoặc có độ phức tạp khác nhau. Lập các giả thuyết, đơn giản hóa vấn đề để có thể giải được bài toán. Xác định các khái niệm toán học liên quan, các biến số, biểu diễn vấn đề bằng ngôn ngữ toán học và lập mô hình toán học như bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, hàm số hay phương trình hay công thức toán học. Bước 2: Giải bài toán. Sử dụng các công cụ và phương pháp toán học thích hợp để giải bài toán, bao gồm cả sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT): Yêu cầu HS lựa chọn, sử dụng các phương pháp và công cụ toán học thích hợp để thành lập và giải quyết vấn đề sử dụng ngôn ngữ toán học. Ở giai đoạn này, CNTT sẽ hỗ trợ HS phân tích dữ liệu, thực hiện tính toán phức tạp và đưa ra đáp số của bài toán. Bước 3: Thông hiểu. Hiểu lời giải của bài toán đối với tình huống trong thực tiễn (bài toán ban đầu); Hiểu được ý nghĩa lời giải của bài toán trong thực tiễn, trong đó cần nhận ra được những hạn chế và khó khăn có thể có khi áp dụng kết quả này vào tình huống thực tiễn. Bước 4: Đối chiếu. Xem xét lại các giả thuyết, tìm hiểu các hạn chế của mô hình toán học cũng như lời giải của bài toán, xem lại các công cụ và phương pháp toán học đã sử dụng, đối chiếu thực tiễn để cải tiến mô hình đã xây dựng: Đây là giai đoạn đòi hỏi HS có hiểu biết rõ về các công cụ toán học cũng như việc sử dụng nó để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Từ đó, xem lại các phương pháp và công cụ toán học đã sử dụng; xem lại các giả thuyết, hạn chế của mô hình và tiến tới cải tiến mô hình cũng như lời giải của bài toán. Ví dụ 1.Hai thành phố A và B nằm ở hai phía của hai nhánh hình chữ Y của một con sông. Hãy chọn địa điểm xây dựng hai chiếc cầu C1 và C2 sao cho quãng đường đi giữa hai thành phố là nhỏ nhất? (giả sử hai bờ sông song song với nhau và cầu nằm vuông góc với bờ sông). Xuất phát từ tình huống thực tế là phải xây dựng hai chiếc cầu, giáo viên hướng dẫn HS MHH bài toán trên máy vi tính (sử dụng phần mềm GeoGebra) để xác định vị trí cần tìm: - Vẽ các đường thẳng song song thể hiện các bờ của hai nhánh sông; - Lấy hai điểm bất kì L, M thể hiện vị trí cần xây dựng cầu; - Dựng đường gấp khúc ALNOMB thể hiện quãng đường đi từ thành phố A đến thành phố B; - Di chuyển các điểm L, M sao cho tổng độ dài đường gấp khúc trên đạt giá trị nhỏ nhất; - Xác định các vị trí mà quãng đường đi là nhỏ nhất và đưa ra các giả thuyết; - Tập hợp các lập luận để kiểm chứng các giả thuyết đã nêu ra; 105 Trần Trung - Hoàn chỉnh chứng minh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình hóa vào dạy học môn toán ở trường phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 104-108 VẬN DỤNG MÔ HÌNH HÓA VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trần Trung Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn Email: trungt.dbdhss@moet.edu.vn Tóm tắt. Mô hình hóa (MHH) trong dạy học Toán là quá trình giúp học sinh tìm hiểu, khám phá các tình huống nảy sinh từ thực tiễn bằng công cụ toán học. Bài báo này trình bày quy trình mô hình hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Quy trình này đòi hỏi các kỹ năng và thao tác tư duy toán học như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa của học sinh. MHH cũng cho thấy mối quan hệ giữa thực tiễn với các vấn đề trong sách giáo khoa dưới góc nhìn của Toán học. Ở trường phổ thông, cách tiếp cận này giúp việc học toán của học sinh trở nên có ý nghĩa hơn, tạo động cơ và niềm say mê học Toán. 1. Mở đầu Mô hình được dùng để mô tả một tình huống thực tiễn nào đó, mô hình toán học là sử dụng công cụ toán học để thể hiện dưới dạng của ngôn ngữ toán học, trong đó MHH là quá trình tạo ra mô hình nhằm hướng tới giải quyết một vấn đề. MHH có thể xem là một quá trình khép kín và kết quả của nó được dùng để giải thích và cải thiện các vấn đề trong thực tiễn. Quá trình này tuân theo một quy trình sử dụng các quy tắc đặc biệt để thành lập giả thuyết hay cấu trúc toán học như: công thức, thuật toán, phương trình, bảng biểu, biểu tượng, đồ thị biểu diễn,. . . để từ đó học sinh (HS) có một cái nhìn rõ ràng hơn về các vấn đề tồn tại trong thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quy trình mô hình hóa Quy trình MHH trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông gồm 4 bước: Bước 1: Toán học hóa. Hiểu vấn đề thực tế, thành lập các giả thuyết để đơn giản hóa vấn đề, mô tả và diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ toán học: Đây là quá trình chuyển các vấn đề từ thực tiễn sang toán học bằng cách tạo ra các mô hình toán học tương ứng 104 Vận dụng mô hình hóa vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông của chúng. Quá trình này đòi hỏi phải hiểu vấn đề, có thể là vấn đề mở hoặc có độ phức tạp khác nhau. Lập các giả thuyết, đơn giản hóa vấn đề để có thể giải được bài toán. Xác định các khái niệm toán học liên quan, các biến số, biểu diễn vấn đề bằng ngôn ngữ toán học và lập mô hình toán học như bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, hàm số hay phương trình hay công thức toán học. Bước 2: Giải bài toán. Sử dụng các công cụ và phương pháp toán học thích hợp để giải bài toán, bao gồm cả sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT): Yêu cầu HS lựa chọn, sử dụng các phương pháp và công cụ toán học thích hợp để thành lập và giải quyết vấn đề sử dụng ngôn ngữ toán học. Ở giai đoạn này, CNTT sẽ hỗ trợ HS phân tích dữ liệu, thực hiện tính toán phức tạp và đưa ra đáp số của bài toán. Bước 3: Thông hiểu. Hiểu lời giải của bài toán đối với tình huống trong thực tiễn (bài toán ban đầu); Hiểu được ý nghĩa lời giải của bài toán trong thực tiễn, trong đó cần nhận ra được những hạn chế và khó khăn có thể có khi áp dụng kết quả này vào tình huống thực tiễn. Bước 4: Đối chiếu. Xem xét lại các giả thuyết, tìm hiểu các hạn chế của mô hình toán học cũng như lời giải của bài toán, xem lại các công cụ và phương pháp toán học đã sử dụng, đối chiếu thực tiễn để cải tiến mô hình đã xây dựng: Đây là giai đoạn đòi hỏi HS có hiểu biết rõ về các công cụ toán học cũng như việc sử dụng nó để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Từ đó, xem lại các phương pháp và công cụ toán học đã sử dụng; xem lại các giả thuyết, hạn chế của mô hình và tiến tới cải tiến mô hình cũng như lời giải của bài toán. Ví dụ 1.Hai thành phố A và B nằm ở hai phía của hai nhánh hình chữ Y của một con sông. Hãy chọn địa điểm xây dựng hai chiếc cầu C1 và C2 sao cho quãng đường đi giữa hai thành phố là nhỏ nhất? (giả sử hai bờ sông song song với nhau và cầu nằm vuông góc với bờ sông). Xuất phát từ tình huống thực tế là phải xây dựng hai chiếc cầu, giáo viên hướng dẫn HS MHH bài toán trên máy vi tính (sử dụng phần mềm GeoGebra) để xác định vị trí cần tìm: - Vẽ các đường thẳng song song thể hiện các bờ của hai nhánh sông; - Lấy hai điểm bất kì L, M thể hiện vị trí cần xây dựng cầu; - Dựng đường gấp khúc ALNOMB thể hiện quãng đường đi từ thành phố A đến thành phố B; - Di chuyển các điểm L, M sao cho tổng độ dài đường gấp khúc trên đạt giá trị nhỏ nhất; - Xác định các vị trí mà quãng đường đi là nhỏ nhất và đưa ra các giả thuyết; - Tập hợp các lập luận để kiểm chứng các giả thuyết đã nêu ra; 105 Trần Trung - Hoàn chỉnh chứng minh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vận dụng mô hình hóa Dạy học môn toán Công cụ toán học Thao tác tư duy toán học Tư duy toán học Thành lập giả thuyết toán họcTài liệu liên quan:
-
5 trang 294 0 0
-
17 trang 199 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai
82 trang 117 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Phương pháp dạy học tiểu học môn Toán: Phần 1
92 trang 36 0 0 -
Sự khác biệt giữa tư duy thống kê và tư duy toán học trong dạy học Toán
9 trang 34 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật thông tin số: Chương 2 - Tín hiệu và phân tích tín hiệu
27 trang 32 0 0 -
Giáo trình Cơ sở số học: Phần 2
111 trang 32 0 0 -
Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán ở đầu cấp tiểu học
8 trang 29 0 0 -
Khai thác phần mềm GeoGebra trong một số tình huống dạy học môn Toán lớp 9
6 trang 29 0 0