Danh mục

Vận dụng mô hình hướng dẫn đồng nghiệp phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên ở trường Sĩ quan Quân đội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.13 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cơ sở khoa học của mô hình đồng nghiệp hướng dẫn đồng nghiệp phát triển chuyên môn tại các nhà trường. Những cứ liệu trên làm cơ sở vận dụng trong phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các trường sĩ quan Quân đội. Qua đó góp phần trực tiếp vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong Quân đội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình hướng dẫn đồng nghiệp phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên ở trường Sĩ quan Quân đội50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI VẬN DỤNG MÔ HÌNH HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Đào Văn Mẫn Học viện Khoa học Quân sự Tóm tắt: Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên ở các học viện, nhà trường Quân đội trong bối cảnh đổi mới đồng bộ, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay là vấn đề được lãnh đạo, chỉ huy các nhà trường rất quan tâm. Bài viết trình bày cơ sở khoa học của mô hình đồng nghiệp hướng dẫn đồng nghiệp phát triển chuyên môn tại các nhà trường. Những cứ liệu trên làm cơ sở vận dụng trong phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các trường sĩ quan Quân đội. Qua đó góp phần trực tiếp vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong Quân đội. Từ khóa: Đồng nghiệp; Giảng viên; Hướng dẫn đồng nghiệp; Năng lực sư phạm. Nhận bài ngày 05.12.2023; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 26.01.2024 Liên hệ tác giả: Đào Văn Mẫn; Email: daoman.2112@gmail.com1. MỞ ĐẦU Vấn đề bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm (NLSP) cho giảng viên ở các nhà trường luônđược các lực lượng giáo dục hết sức quan tâm, xem đây là yếu tố cốt lõi nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo (GD&ĐT) trong giai đoạn mới. Đối với các trường sĩ quan Quân đội, đáp ứng yêucầu của thực tiễn, thực hiện ba khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảngbộ Quân đội, trong đó tập trung đột phá chiến lược huấn luyện và đào tạo đòi hỏi đội ngũ giảngviên cần không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Trên thế giới, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã được nhiều nền giáo dục quan tâm,nghiên cứu. Mô hình đào tạo giáo viên dựa theo việc tiếp cận phương thức đào tạo kiểu truyềnnghề đã được vận dụng, thực hiện có hiệu quả. Trong các nghiên cứu của Manabu Sato (2022),(Nhật Bản) mô hình hướng dẫn đồng nghiệp phát triển năng lực nghề nghiệp được luận giải trongcuốn “Đào tạo giáo viên trở thành người chuyên nghiệp [1]. Cũng như vậy, ở Trung Quốc, mô hìnhhướng dẫn đồng nghiệp phát triển năng lực dạy học đã được đề cập trong “Nghiên cứu năng lựcdạy học của nhà giáo dục” của Lưu Ly (2016) [2]. Gần đây, vấn đề này được nghiên cứu, vậndụng trong “Giờ học đảo ngược” của Robert Talbert (2020), (Hoa Kỳ) nhằm xây dựng cộng đồnghọc tập, thành một “trung tâm giảng dạy và học tập” [3]. Ở Việt Nam, hoạt động sư phạm tại các cơ sở đào tạo, mô hình hướng dẫn đồng nghiệp pháttriển chuyên môn đã và đang được thực hiện có hiệu quả. Tại các trường đại học sư phạm, mô hìnhđào tạo giáo viên được thực hiện với nhiều phương thức tiến hành. Theo Trần Thị Tuyết Oanh(2019), xét theo phương thức đào tạo có kiểu ứng dụng khoa học và kiểu truyền nghề thủ công; kiểuphân tích phản ánh. Trong đó, kiểu truyền nghề thủ công được sử dụng rộng rãi trong các lớp thựchành bởi có nhiều ưu điểm khi giúp người học nghề phát triển kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năngthực hành [4].Tạp chí Khoa học - Số 80/Tháng 1 (2024) 51 Hiện nay, tại các trường sĩ quan Quân đội, việc vận dụng mô hình hướng dẫn đồng nghiệpphát triển chuyên môn đang được tiếp cận và triển khai. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy,mô hình trên được đánh giá có tính khả thi và còn nhiều tiềm năng phát triển. Bài viết dưới đây tập trung khái quát mô hình hướng dẫn đồng nghiệp phát triển năng lực sưphạm (NLSP), đồng thời phân tích những nội dung và điều kiện của việc thực hiện mô hình trêntrong các trường sĩ quan Quân đội. Qua đây làm cơ sở đề xuất hướng vận dụng mô hình này vàothực tiễn hoạt động GD&ĐT tại các trường sĩ quan Quân đội nhằm đạt hiệu quả thực chất hơn.2. NỘI DUNG2.1. Một số khái niệm liên quan Khái niệm trường sĩ quan Quân đội: Theo Từ điển “Giáo dục học quân sự”, nhà trường Quânđội được tổ chức trong Quân đội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, nhân viên chuyên mônkỹ thuật quân sự; cơ sở đào tạo có tư cách pháp nhân được Nhà nước và Bộ Quốc phòng giaonhiệm vụ đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ quốc gia [5, tr.223]. Theo đó, Trường sĩ quan Quân đội là: “nhà trường đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đạihọc của Quân đội Nhân dân Việt Nam… Thí sinh được thi tuyển vào có bằng tốt nghiệp trung họcphổ thông. Sau khi tốt nghiệp được phong quân hàm thiếu úy, trung úy” [5, tr. 325]. Về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ: các trường sĩ quan Quân đội có nhiệm vụ đào tạo đội ngũcán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành quân sự; có bản lĩnh chính trị vữngvàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; có trình độ kiếnthức, năng lực toàn diện, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao theo mục tiêu, yêu cầu đàotạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc [6, tr.6]. Khái niệm giảng viên ở trường sĩ quan Quân đội được xác định theo Điều 38, Chương IV,Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam: “Nhà giáo là người trực tiếp làm nhiệmvụ giảng dạy, giáo dục và tổ chức, thực hành huấn luyện nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứngdụng khoa học và công nghệ trong GD&ĐT tại nhà trường Quân đội. Nhà giáo trong các học viện,trường sĩ quan, đại học, cao đẳng được gọi là giảng viên” [6, tr.46]. Đối với giảng viên, điều kiện về bằng cấp được xác định: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lênphù hợp với chuyên ngành giảng dạy; đã qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quân sự,chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Về điều kiện thời gian công tác: “Có thời gian làm công tác g ...

Tài liệu được xem nhiều: