Danh mục

Vận dụng mô hình 'lớp học đảo ngược' trong đổi mới dạy học học phần 'tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non'

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 630.82 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên có thêm nhiều lựa chọn để tăng tính hiệu quả trong dạy học. Bài viết giới thiệu mô hình lớp học này, đồng thời đề xuất các ứng dụng mô hình này trong đổi mới dạy học học phần “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” cho sinh viên ngành giáo dục mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” trong đổi mới dạy học học phần “tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VẬN DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG ĐỔI MỚI DẠY HỌC HỌC PHẦN “TÂM LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON” Nguyễn Thị Hồng Lam Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu honglamcdspbrvt@gmail.comTóm tắt: Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên có thêm nhiều lựa chọn để tăng tính hiệuquả trong dạy học. Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” cho phép người học được truy xuấ́tbài giảng và các tài nguyên học tập ngoài giờ lên lớp, do đó tăng cường sự chủ động tích cực củangười học trong giờ học chính khóa. Bài viết giới thiệu mô hình lớp học này, đồng thời đề xuất cácứng dụng mô hình này trong đổi mới dạy học học phần “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” chosinh viên ngành giáo dục mầm non.Từ khóa: Lớp học đảo ngược, đổi mới dạy học, tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non.1. MỞ ĐẦUCách mạng công nghiệp 4.0 với viễn cảnh tất cả các dây chuyền sản xuất được vi tính hóa vàkết nối với nhau thông qua công nghệ “internet-of-thing”. Sự phát triển này sẽ thay đổi cáchchúng ta sống và làm việc. Theo dự báo, trong 10-20 năm nữa thì 70% các kỹ năng lao độnghiện nay trang bị cho người lao động sẽ biến mất và sẽ có 80% các kỹ năng mới xuất hiện(Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Trung tâm thông tin tư liệu, 2018); nên lựclượng lao động mới sẽ cần phải tìm hiểu và trang bị cho mình những kỹ năng phù hợp để bắtkịp với sự tiến bộ này. Đó là những kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện,sáng tạo, sự phối hợp công việc, trí tuệ cảm xúc, đàm phán, khả năng tự học,… để có thể đốimặt với những vấn đề của cá nhân, những thay đổi nhanh chóng của xã hội, cũng như thíchnghi với yêu cầu đổi mới và phát triển không ngừng của ngành giáo dục. Muốn hình thànhđược điều đó, ngay từ khi học trong trường sư phạm, sinh viên phải được hướng dẫn bằngnhững phương pháp dạy học tích cực, phát triển năng lực cho các em.Bên cạnh đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạyhọc có ý nghĩa quyết định cần được triển khai ở các môn học và cấp học. Một trong nhữngđịnh hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là áp dụng các phương pháp dạy học tíchcực đã được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng vào thực tiễn dạy học các mônhọc hiệu quả. Các phương pháp dạy học hiện đại đều có mục tiêu trung tâm là người học, pháthuy năng lực nhận thức, năng lực độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của ngườihọc. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom (FL) là một trong nhữngphương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Thay vì giảng bàinhư thường lệ, giáo viên (GV) lại là một người hướng dẫn; thay vì tiếp thu kiến thức một cáchthụ động từ giáo viên, sinh viên (SV) phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm,khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học. Mô hình này giúp SV phát huy và rènluyện tính tự học, tính chủ động làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không cònbị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC”2.1. Bản chất của mô hình “Lớp học đảo ngược”Năm 2007, hai GV là Jonathan Bergman và Aaron Sams ở WoodlandPark đã phát hiện ra mộtphần mềm để ghi lại việc trình diễn Powerpoint (Nguyễn Thị Vân, 2014). Họ ghi lại bài giảng 100TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019trực tiếp của mình và tải lên mạng Interrnet cho những SV không có điều kiện tham gia buổihọc. Bài học trực tuyến bắt đầu phát triển rộng rãi. GV sử dụng các video trực tuyến để dạySV không tham gia trực tiếp trên lớp, thời gian trên lớp để làm các bài tập và lĩnh hội kháiniệm. Từ đây, hình thành mô hình “lớp học đảo ngược” (flipped classroom), nghĩa là đảongược quá trình học truyền thống. Việc nghe giảng để về nhà, còn việc thực hành, ứng dụng,làm bài tập được thực hiện ở trên lớp.Trong lớp học truyền thống, một buổi lên lớp sẽ bắt đầu với việc GV chuẩn bị bài giảng và họcsinh chuẩn bị làm bài tập về nhà buổi trước. Bài mới sẽ được giảng trong giờ trên lớp và đượcluyện tập củng cố vào một khoảng thời gian ngắn sau đó. Như vậy, hầu hết việc giảng và nghegiảng đã chiếm hết phần lớn thời gian. Bị động tiếp thu kiến thức khiến phần lớn học sinh sẽkhó suy nghĩ, tưởng tượng, đào sâu vào kiến thức ngay trong lúc nghe giảng. Ngược lại, đối vớilớp học nghịch đảo, người học sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu,tóm tắt tài liệu, nghe giảng từ các phương tiện hỗ trợ như băng hình, bài giảng PowperPoint, vàkhai thác tài liệu trên mạng (học tập trực tuyến) trước khi được giải đáp ở trên lớp học truyềnt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: