Danh mục

Vận dụng phân tích SWOT để đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời đại hội nhập quốc tế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ vận dụng phân tích SWOT (hay ma trận SWOT) bao gồm 04 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) để phân tích thế mạnh và hạn chế, cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực; Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phân tích SWOT để đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời đại hội nhập quốc tế HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020doi: 10.15625/vap.2020.0056 VẬN DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HỘI NHẬP QUỐC TẾ Phạm Thị Hồng Mỵ Khoa Luật, Trường Đại học Sài Gòn phammydl@gmail.comTÓM TẮT: Cùng với quá trình hội nhập thương mại quốc tế có rất nhiều vấn đề mà mỗi quốc gia sẽ phải hoạch định chiến lược,chính sách để phát triển nền kinh tế xã hội của quốc gia mình, trong đó phát triển nguồn nhân lực là trung tâm. Vì vậy, bài viết sẽvận dụng phân tích SWOT (hay ma trận SWOT) bao gồm 04 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) để phân tích thế mạnh và hạn chế, cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực; từ đóđề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.Từ khóa: Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, phân tích SWOT. I. GIỚI THIỆUTheo quan điểm triết học Mác - Lênin, con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội, là chủ thể vàlà sản phẩm của lịch sử. Cho nên ngay từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng được thông qua tại Đại hội VII (năm 1991) đã khẳng định: “Xã hội xã hội chủnghĩa là một xã hội con người được giải phóng, nhân dân làm chủ đất nước, có nền kinh tế phát triển cao và nền vănhoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển cánhân, công bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo”. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minhđã được Đảng ta quán triệt, vận dụng và phát triển. Phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp liên quan trực tiếpđến vấn đề xây dựng con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng ta chỉ rõ trong nhiều nghịquyết. Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ phương hướng chung là: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách conngười Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhậpkinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống,năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”. Xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo tưtưởng của C. Mác và của Hồ Chí Minh là sự chuẩn bị tích cực, chủ động nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, cho tương lai và triển vọng của đất nước trên con đường phát triển theo lý tưởng, mụctiêu của chủ nghĩa xã hội [1].Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực qua từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng và nhà nước chú trọng.Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ dẫn đến thay đổi lực lượng lao động, có nhiều việc làm bị mất đinhưng cũng có nhiều việc làm mới xuất hiện; hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ra đời đều trọng tâmchú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cho nên, với việc vận dụng phân tích SWOT sẽ chỉ ra các thếmạnh, hạn chế và cơ hội, thách thức đối với nguồn nhân lực. Qua đó sẽ giúp Nhà nước, các doanh nghiệp, cơ quan, tổchức hoạch định được các giải pháp, chính sách, chiến lược cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUHội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu vì sau khi quốc gia ra đời từ cuộc cách mạng xã hội, phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc, chia, tách hay hợp nhất quốc gia… muốn tồn tại và phát triển thì cần có sự mở rộng mối quan hệ hợptác nhiều mặt trong đời sống quốc tế với nhau. Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từtiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration internationale”). Hội nhập quốc tếđược hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự g n kết với nhau dựa trên sự chia s về lợiích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trongkhuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế [2].Ở Việt Nam, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thường được gọi ng n gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biếnhơn với việc tham gia vào Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - TháiBình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kếtnhư Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại giữa Việt Nam –Liên minh châu Âu (EVFTA) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: