Danh mục

Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy học phần Tâm lý học mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.86 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy học phần Tâm lý học mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy học phần Tâm lý học mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy học phần Tâm lý học mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Nguyễn Thị Hợi Khoa GDTH-THCS Email: hoint.c10@moet.edu.vn Tóm tắt: Dạy học dự án là một trong những phương pháp có ý nghĩa quan trọng giúp sinh viên phát huy được tính tích cực, tự lực và tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đồng thời, dạy học dự án phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình, năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Bài viết đề cập đến việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy học phần Tâm lý học mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Từ khóa: Phương pháp dạy học dự án, Tâm lý học mầm non, sinh viên, Cao đẳng Sư phạm, năng lực, phẩm chất… 1. Đặt vấn đề Dạy học dự án là phương pháp trong đó người học thực hiện nhiệm vụ họctập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa lý luận và thực tiễn;kích thích động cơ, hình thành hứng thú học tập; phát huy tính tự lực, tinh thầntrách nhiệm. Bên cạnh đó, với phương thức đào tạo theo hướng phát triển năng lực,dạy học dự án sẽ giúp sinh viên phát triển được năng lực đề xuất các nhiệm vụ, xâydựng kế hoạch, giải quyết các nhiệm vụ học tập; làm việc nhóm; trình bày và đánhgiá kết quả học tập. Hơn nữa, sinh viên còn phát triển năng lực tự học, tự nghiêncứu, sưu tầm tài liệu cũng như thu thập các dữ liệu, thông tin trong quá trình thựchiện các dự án học tập. Tâm lý học mầm non là học phần có vị trí quan trọng giúp sinh viên nắmvững hệ thống quan điểm, quy luật cơ bản về sự hình thành, phát triển các hiệntượng tâm lý của con người, cũng như kiến thức về tâm lý trẻ em từ thời kỳ sơ sinhđến 6 tuổi. Với đặc trưng là học phần vừa cụ thể nhưng cũng rất trừu tượng, vừamang tính khoa học vừa mang tính nghiệp vụ, trong khi đó phương pháp học tập ởTrường Sư phạm còn khá mới mẻ đối sinh viên năm thứ nhất, việc tiếp cận với họcphần sẽ có những trở ngại nhất định đối với sinh viên. Vì vậy, phát triển năng lực tựhọc, tự nghiên cứu thông qua việc sử dụng phương pháp dự án có ý nghĩa thiết thực,gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, giữa tự học với học nhóm và tự học có hướngdẫn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2. Nội dung 2.1. Vài nét về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học đối với họcphần Tâm lý học mầm non ở Trường CĐSP Lạng Sơn 1 Tâm lý học mầm non là học phần mang nét riêng biệt và đặc thù. Qua quansát, dự giờ đồng nghiệp và sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi nhận thấy một số vấnđề cơ bản sau: * Về phía giảng viên Một là, giảng viên đã nhận thức đầy đủ sự cần thiết đổi mới phương pháp dạyhọc nói chung; nắm vững bản chất, ý nghĩa cũng như quy trình sử dụng phươngpháp dạy học dự án nói riêng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy học phầnTâm lý học mầm non cho sinh viên. Hai là, giáo viên tích cực sưu tầm nguồn tài liệu từ Internet, hoặc các nguồntài liệu khác để vận dụng vào bài giảng. Tuy nhiên, mức độ sử dụng phương phápdạy học dự án chưa thường xuyên. Ba là, các câu hỏi, bài tập đưa ra chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu,yêu cầu sinh viên nhắc lại kiến thức có liên quan hoặc nhận diện thông tin, sinh viênchỉ cần ghi nhớ kiến thức. Đối với các tình huống, bài tập để đánh giá khả nănghiểu, diễn giải, giải thích chưa được giảng viên sử dụng thường xuyên. Mặt khác,với dạng câu hỏi yêu cầu sinh viên có sử dụng những kiến thức đã học để vận dụngtrong tình huống mới, mức độ yêu cầu cao hơn ít được giảng viên sử dụng. Bốn là, các tình huống dạy học chưa phong phú, sự kết hợp với các phươngpháp kỹ thuật dạy học tích cực chưa nhiều. Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu dướidạng lớp - bài, thiên về lý thuyết, tính thực tiễn còn khiêm tốn. Nội dung dạy họccòn trừu tượng, chưa kích thích được hứng thú, tính chủ động, tích cực học tập củasinh viên, chất lượng dạy học chưa cao. * Về phía sinh viên Thứ nhất, đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của học phần Tâmlý học mầm non trong việc rèn luyện nghiệp vụ cũng như trong quá trình đào tạogiáo viên mầm non. Sự nhận thức về tầm quan trọng của môn học sẽ là động cơthúc đẩy tính tích cực học tập của sinh viên, kết quả học tập và khả năng vận dụngtri thức vào thực tiễn được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ đó không nhiều, số đông sinhviên cho rằng Tâm lý học mầm non là môn học không quan trọng, thậm chí nhiềusinh viên không hứng thú vì hàm lượng kiến thức nhiều và trừu tượng. Khi nhàtrường áp dụng quy chế đào tạo theo tín chỉ, tư tưởng trung bình chủ nghĩa tronghọc tập được thể hiện rõ, sinh viên chú trọng kiến thức chuyên ngành vì các em chorằng đó là hành tra ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: