Danh mục

Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 572.98 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cũng giới thiệu một số hoạt động dạy học Tiếng Việt thực hành đã thực nghiệm theo phương pháp này tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, đem đến những giờ hiệu quả thiết thực và được người dạy và người học tiếp cận một cách hứng thú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRUNG ƢƠNG TS. Hoàng Thị Lan Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế Tóm tắt: Dạy học dự án là một hình thức làm việc vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao, cho phép người học phát huy được tính năng động, khả năng sáng tạo cũng như sự tự chủ trong học tập. Bài viết này trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học dự án: khái niệm, ưu điểm, cách tiến hành. Bài viết cũng giới thiệu một số hoạt động dạy học Tiếng Việt thực hành đã thực nghiệm theo phương pháp này tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, đem đến những giờ hiệu quả thiết thực và được người dạy và người học tiếp cận một cách hứng thú. Từ khóa: Cách tiến hành, dạy học dự án, ưu điểm, Tiếng Việt thực hành, hứng thú, hợp tác, làm việc nhóm. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp người học không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Ngoài phương pháp giáo dục truyền thống đang được áp dụng rộng rãi thì hiện nay giáo dục Việt Nam cũng đã tiếp cận và triển khai nhiều phương pháp giáo dục hiện đại trên thế giới, trong đó có thể kể đến phương pháp dạy học dự án. Theo Thomas (2000), “dạy học theo dự án vượt xa hơn việc tạo nên sự hứng thú trong học sinh. Những dự án được thiết kế tốt sẽ khuyến khích việc tìm hiểu tích cực và tư duy bậc cao”. “Đối với giảng viên, những ích lợi mang lại là việc nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hợp tác”. Tuy nhiên, để áp dụng giáo viên cần linh hoạt tuỳ vào môn học/học phần mà người dạy lựa phương pháp dạy học nhắm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. 2. Nội dung 2.1.Một số thuật ngữ, khái niệm về phương pháp dạy học dự án Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong bài viết này, PPDH 72 được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa người dạy và người học, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. Dạy học dự án (Project base – learning) là phương pháp điển hình của dạy học định hướng hành động. Trong đó, người học thực hiện các nhiệm vụ phức hợp một cách tự lực, kết hợp lý thuyết và thực hành, được gọi là các dự án học tập. Có thể hiểu dạy học dự án là giao bài tập lớn (Project work) để tự người học thực hiện, người dạy đóng vai trò hướng dẫn, định hướng và tổ chức [1]. Khái niệm về dạy học dự án có nguồn gốc từ châu Âu từ thế kỉ XVI ở Ý và Pháp. Đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm người Mỹ như: Woodward, Richard, J.Dewey, W.Kilpatrick, Lilian Katz đã xây dựng lý luận cho Phương pháp dạy học dự án. Hiện nay, dạy học dự án được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong tất cả các cấp học, môn học với các tên gọi khác nhau: Project Method (Phương pháp dạy học dự án), Project base – learning (PP dạy học dự án hoặc dự án học tập), Project Approach (Phương pháp tiếp cận dự án). Như vậy, dạy học dự án một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tự lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá kết quả. Phương thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu và trưng bày [1]. 2.2. Những dạng thức của phương pháp dạy học dự án 2.2.1.Phân loại theo chuyên môn - Dự án trong một môn học - Dự án liên môn - Dự án ngoài chuyên môn. 2.2.2.Phân loại theo sự tham gia của người học - Dự án cho nhóm - Dự án cá nhân 2.2.3.Phân loại theo sự tham gia của người dạy - Dự án do một giáo viên hướng dẫn - Dự án do nhiều giáo viên cộng tác hướng dẫn 2.2.4.Phân loại theo quỹ thời gian. (K.Frey) - Dự án nhỏ: thực hiện trong một vài giờ có thể là 2- 6 giờ học - Dự án trung bình: thực hiện trong 1 hoặc một vài ngày giới hạn trong một tuần hoặc là 40 giờ học 73 - Dự án lớn: thực hiện với quỹ thời gian lớn tối thiểu là một tuần hoặc 40 giờ học, có thể kéo dài nhiều tuần Cách phân chia thời gian được áp dụng ở trường đối với từng chương trình giáo dục. 2.2.5.Phân loại theo nhiệm vụ Dựa vào nhiệm vụ trọng tâm của dự án có thể phân loại theo các dạng sau: - Dự án tìm hiểu - Dự án nghiên cứu - Dự án thực hành - Dự án hỗn hợp Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau, tuỳ vào chuyên môn mà phân loại theo dự án đặc thù riêng. 2.3.Những đặc điểm chính của phương pháp dạy học dự án - Mục đích trọng tâm là giáo dục tri thức - Thời lượng trung bình hoặc dài. ...

Tài liệu được xem nhiều: