Danh mục

Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong chương bảo quản, chê biến nông, lâm, thủy, sản Công nghệ 10 – THPT

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.25 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái niệm dạy học dựa trên vấn đề (Problem based learning – PBL); Những đặc trưng cơ bản của PBL; Kiến thức mang tính liên môn; Vai trò của GV chỉ mang tính hỗ trợ; Vận dụng phương pháp PBL trong dạy học Công nghệ 10.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong chương bảo quản, chê biến nông, lâm, thủy, sản Công nghệ 10 – THPT VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ TRONG CHƯƠNG BẢO QUẢN, CHÊ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY, SẢN CÔNG NGHỆ 10 – THPT LÊ THỊ LÝ- NGUYỄN THỊ THẮM Khoa Sư phạm Kỹ thuật 1. MỞ ĐẦU Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay - thời đại mà khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kiến thức mà học sinh tiếp cận và thu nhận không chỉ dừng lại ở sách giáo khoa, trong khuôn khổ nhà trường mà còn thông qua nhiều kênh thông tin khác như tạp chí, truyền hình, internet và các phương tiện thông tin đại chúng… Do đó đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đổi mới cách học, cách tiếp cận kiến thức. Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mới có thể đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Phương pháp này đã được áp dụng rất hiệu quả ở một số trường đại học và phổ thông trên thế giới. Ở nước ta nhiều trường phổ thông và đại học đang nghiên cứu và triển khai ở nhiều môn học. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong dạy học ở trường THPT nói chung và môn Công nghệ nói riêng chưa được đề cập đến. 2. DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ 2.1. Khái niệm dạy học dựa trên vấn đề (Problem based learning – PBL) PBL là chiến lược học được đề cập đến bởi Howard Barrows và các đồng nghiệp của ông vào cuối những năm 1960 trong chương trình học y khoa tại Đại học McMaster ở Hamilton, Ontario, Canada. Đây là chương trình dạy học được phát triển để kích thích các học viên, giúp học viên nhìn thấy sự liên quan học tập đến vai trò tương lai, duy trì một mức độ cao hơn của động lực đối với học tập, và để cho thấy tầm quan trọng của trách nhiệm, thái độ chuyên nghiệp. PBL có thể được hiểu là phương pháp hướng dẫn học sinh cách tự học, cách hợp tác với các thành viên trong nhóm để tìm ra các giải pháp cho một vấn đề có thực trong cuộc sống, đồng thời vấn đề đó có liên quan đến chương trình học. Những vấn đề này được sử dụng để gợi nên nhu cầu học tập, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng phân tích vấn đề, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu hỗ trợ, cuối cùng đưa ra được các giải pháp giải quyết vấn đề. 2.2. Những đặc trưng cơ bản của PBL 2.2.1. Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học Vấn đề là đơn vị cấu trúc cơ bản của PBL. Trong dạy học với PBL, học sinh được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 105-111 106 LÊ THỊ LÝ - NGUYỄN THỊ THẮM tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện, câu hỏi hay tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải. Nussbaum và Novick khẳng định rằng: “để đi đến một khái niệm mới, đầu tiên học sinh phải nhận ra được vấn đề cũng như sự bất lực của họ khi giải quyết nó. Sự bất lực của người học xảy ra bởi sự hiện diện của một sự kiện vấn đề không nhất quán” [2], [7]. Đó là những điều kiện, những tình huống, mâu thuẫn... mà họ không giải thích được. Như vậy, từ những vấn đề đặt ra sẽ tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học. Sự hứng thú đạt đỉnh cao khi nó thôi thúc học sinh đi tìm câu trả lời. Trong nhiều trường hợp, câu trả lời không hẳn là một câu kết luận chính xác, một phương án duy nhất đúng mà nó có thể là những giải pháp chấp nhận được, người ta gọi đó là những giải pháp mở hay kết luận mở. Trong những giải pháp hay kết luận mở đó lại chứa đựng những vấn đề mới, nó lại tiếp tục lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học. Như vậy trong suốt quá trình học, các vấn đề xuất hiện luôn điều khiển quá trình học tập của học sinh. Đối với bộ môn Công nghệ – một môn học gắn liền với thực tế thì vấn đề lại đóng vai trò quan trọng. Từ vấn đề lớn đưa ra trong quá trình giải quyết, học sinh sẽ dần dần phát hiện ra những vấn đề chi tiết hơn. Chính điều này là cơ hội để học sinh tìm hiểu kĩ lưỡng và sâu sắc hơn về bản chất của vấn đề. 2.2.2. Học sinh tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính học sinh phải chủ động tìm kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Học sinh có thể đưa ra những cái mình đã biết và những cái mình chưa biết để tìm hiểu, phân tích... rồi rút ra kết luận làm sáng tỏ vấn đề đó. Học sinh sẽ làm việc theo từng nhóm, những phân tích, kết luận của nhóm có đôi khi lại đi sai hướng nhưng nó sẽ là một khởi nguồn để những giả thuyết mới xuất hiện một cách tự nhiên và chính xác. Trong quá trình đi tìm câu trả lời đúng cho mình học sinh có thể nhờ sự gợi ý, giúp đỡ của các chuyên gia, giáo viên, những người có trách nhiệm liên quan đến vấn đề... Học sinh có thể tiếp cận thông tin ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, phim, ảnh, từ internet…). Nói cách khác, chính người học phải tự trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề. 2.2.3. Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi Mặc dù phương pháp có thể được áp dụng cho riêng từng học sinh, trong đa số các ứng dụng người ta thường kết hợp với hoạt động nhóm. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, học sinh chia sẽ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận. Thảo luận nhóm cũng là cơ sở để phát triển kĩ năng giao tiếp hiệu quả. Khi mỗi thành viên tham gia giao tiếp phải đóng góp những kiến thức và những ý tưởng độc đáo của mình để học hỏi lẫn nhau. Thông qua thảo luận mà học sinh có thời gian và cơ hội để thể hiện mình. Học sinh sẽ được khuyến khích để sự hiểu biết của họ chính xác hơn và họ đạt được mục tiêu học tập nhanh chóng và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: