Danh mục

Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở tiểu học

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.87 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở tiểu học nghiên cứu đề xuất cách vận dụng phương phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học tích hợp ở tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở tiểu học VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN Ở TIỂU HỌC Dương Thị Thu Thảo1 Tóm tắt: Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh tiểu học là nhiệmvụ của ngành giáo dục và của giáo viên tiểu học hiện nay. Tích hợp là phương thức đảmbảo tính bền vững của chương trình tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn,đáp ứng yêu cầu giảm tải chương trình, đặc biệt góp phần hình thành kĩ năng sống – kĩnăng phòng tránh tại nạn bom mìn cho học sinh. Phương pháp dạy học theo dự án làmột trong những phương pháp có nhiều ưu thế để dạy học tích hợp các nội dung giáo dụcphòng tránh tai nạn bom mìn. Để việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án hiệuquả, việc nghiên cứu xây dựng các dự án là khâu quan trọng, các dự án phải có tính khảthi và hệ thống. Việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án còn đòi hỏi ở giáo viênkĩ năng sư phạm tốt. Từ khóa: Dạy học theo dự án, Dạy học tích hợp, Giáo dục, Phòng tránh tai nạnbom mìn, Tiểu học. 1. Mở đầu Chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa hơn bốn mươi năm nhưng hậu quả của chiến tranhvẫn còn. Số bom, mìn, vật nổ chưa nổ luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng, ảnh hưởng khôngnhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, con người và đặc biệt là trẻ em. Việc tích hợpgiáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vào quá trình dạy học ở tiểu học sẽ giúp các em họcsinh có nhận thức đúng, đầy đủ về sự nguy hiểm, cách phòng tránh tai nạn do bom, mìn vàvật liệu nổ gây ra. Tích hợp là phương thức đảm bảo tính bền vững của chương trình tuyêntruyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, vừa đáp ứng yêu cầu giảm tải chương trình,vừa góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh, giúp các em vận dụng những kiếnthức được học vào giải quyết một số tình huống thiết thực trong thực tiễn. Tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn (GDPTTNBM) ở cấp tiểu họcđang được thực hiện thông qua dạy học một số môn học như Tự nhiên và xã hội, Khoahọc, Đạo đức và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để thực hiện tốt mục tiêu tích hợpGDPTTNBM qua các địa chỉ bài học hiện nay đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng xây dựngkế hoạch dạy học cũng như tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp linh hoạt, sáng tạo phùhợp với đặc trưng môn học và đối tượng học sinh. Đặc biệt, trong tổ chức dạy học cầnchú trọng phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc vận dụng các phươngpháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học theo dự án (PPDHTDA) là một trong nhữngphương pháp có nhiều ưu thế để dạy học tích hợp. PPDHTDA là một trong những phương1 ThS., Giảng viên khoa TH-MN-NT, Trường ĐH Quảng Nam 71Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án...pháp dạy học phức hợp, coi trọng tính tích hợp các nội dung giáo dục, coi trọng hoạt độngthực tiễn của người học. Quá trình học tập theo phương pháp này hướng vào việc tổ chứccho người học thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gắn liền với đời sống của học sinh. Thôngqua việc thực hiện các nhiệm vụ trong dự án học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức,phát triển được các kĩ năng cần thiết thuộc nội dung học tập và các kĩ năng sống khác. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình dạy học tích hợp các nội dung GDPTTNBM thôngqua dạy học các môn học ở tiểu học hiện nay giáo viên chủ yếu vận dụng các kế hoạchbài dạy gợi ý trong tài liệu “Hướng dẫn giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểuhọc”3. Giáo viên hầu như chưa vận dụng PPDHTDA vào trong quá trình dạy học. Chínhvì vậy, bài viết nghiên cứu đề xuất cách vận dụng phương PPDHTDA trong dạy học tíchhợp ở tiểu học. 2. Nội dung 2.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học theo dự án 2.1.1. Dự án và phương pháp dạy học theo dự án Trong tiếng Anh, “dự án” là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh được hiểu theonghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Thuật ngữ “dự án” đượchiểu là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch cần được thực hiện nhằm đạt mục đíchđề ra. Trong hầu hết các lĩnh vực, khái niệm dự án được sử dụng phổ biến, trong lĩnh vựcgiáo dục dự án được sử dụng như một hình thức hay phương pháp dạy học. Đặc trưngcủa một dự án thể hiện trên hai yếu tố cơ bản đó là phải có mục đích, mục tiêu rõ ràng vàphải có sản phẩm. Dạy học theo dự án được xem là phương pháp dạy học, trong đó học sinh (HS) thựchiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, cótạo racác sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện vớitính tự lựccaotrong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việcthực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.Làm việcnhómlà hình thức cơ bản của dạy họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: