Danh mục

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ứng xử với tự nhiên và chăm sóc, bảo vệ môi trường vào thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.85 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ứng xử với tự nhiên và chăm sóc, bảo vệ môi trường vào thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam" nghiên cứu những quan điểm và tấm gương của Hồ Chí Minh về ứng xử, chăm sóc, bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống và ý nghĩa đối với chiến lược tăng trưởng xanh hiện nay của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ứng xử với tự nhiên và chăm sóc, bảo vệ môi trường vào thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ỨNG XỬ VỚI TỰ NHIÊN VÀ CHĂM SÓC, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI VIỆT NAM Đại úy, ThS. Hà Tiến Linh Học viện An ninh nhân dân / Email: tienlinh128@gmail.com Đại úy, ThS. Phan Thúy Quỳnh Học viện An ninh nhân dân Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ rất sớm đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với sự nghiệp xây dựng đất nước và chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Những quan điểm của Người về ứng xử với tự nhiên và chăm sóc, bảo vệ môi trường là bài học quý báu cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Bài viết nghiên cứu những quan điểm và tấm gương của Hồ Chí Minh về ứng xử, chăm sóc, bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống và ý nghĩa đối với chiến lược tăng trưởng xanh hiện nay của Việt Nam. Từ khóa: Bảo vệ môi trường, Hồ Chí Minh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững 1. Đặt vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới, bởi những đóng góp của Người dành cho hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Trong đó, những đóng góp về giải phóng con người của Hồ Chí Minh được cả thế giới ghi nhận. Đối với Hồ Chí Minh, muốn giải phóng con người cần tạo một môi trường thuận lợi để con người sinh sống, phát triển, con người và môi trường có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Sinh thời, Người đã để lại nhiều bài học và quan điểm rất quý giá về tôn trọng tự nhiên, hòa thuận với thiên nhiên. Những đóng góp của Người về bảo vệ môi trường sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng rừng, cấm phá rừng… có tư duy và tầm nhìn vượt trước thời đại. Có thể thấy rõ, bảo vệ môi trường là quan tâm lớn của Người, mặc dù sự nghiệp cách mạng có lúc còn khó khăn, gian khổ. Nghiên cứu tư tưởng của Người trong ứng xử với môi trường và những quan điểm chăm sóc, bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về ứng xử với tự nhiên và chăm sóc, bảo vệ môi trường Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, có thể thấy rõ Người có thái độ ứng xử rất thân thiện với môi trường, luôn hướng tới chăm lo và bảo vệ môi trường. Khi hoạt động cách mạng ở chiến khu, Hồ Chí Minh 114 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP luôn sống, làm việc và sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên. Có thể nói, thiên nhiên đã trở thành một phần trong sự nghiệp cách mạng của Người. Từ việc đặt tên cho núi Các Mác, suối Lênin, có thể thấy rõ hoài bão giải phóng dân tộc của Người hài hòa với thiên nhiên. Thiên nhiên còn đến với Người qua những câu thơ tả cảnh nhưng luôn mang nặng nỗi niềm tranh đấu cho độc lập, tự do. Trong những năm tháng chống Pháp, nơi làm việc, nơi ở của Người cũng gắn liền với khung cảnh thiên nhiên, có núi, có sông, đất trồng rau, gần rừng, gần suối. Một lẽ tự nhiên, thiên nhiên đã trở thành “người bạn” gần gũi đối với Hồ Chí Minh. Sau khi về Phủ Chủ tịch, nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh vẫn rất gần gũi với thiên nhiên. Là nơi làm việc của Chủ tịch một đất nước nhưng không có chút gì là xa hoa, hiện đại, từ ngôi nhà sàn nơi Người sống đến cây trong vườn, cá dưới hồ đều thể hiện thái độ ứng xử rất thân thiện, gần gũi với thiên nhiên. Người tự trồng cây trong vườn, nuôi cá dưới ao, không cho phép săn bắn chim chóc trong vườn. Khi xây dựng một chế độ mới, một trong số những nhiệm vụ của cách mạng đó là phải chống lại những thói quen và truyền thống lạc hậu, xây dựng đời sống mới, nếp sống mới. Nhắc nhở đồng bào, cán bộ trong tác phẩm “Đời sống mới” viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới” [4]. Quán triệt tinh thần đó, nhiều lần đi tìm hiểu đời sống của nhân dân, hoặc đi thăm các cơ quan, công sở… Hồ Chí Minh thường kiểm tra nơi ăn, ở của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ. Người góp ý về công tác giữ gìn vệ sinh, yêu cầu cán bộ, công nhân, nông dân… phải ăn sạch, uống sạch, ở sạch, không được vứt rác bừa bãi, phải giữ gìn vệ sinh công cộng, hay ở các nhà máy, tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường, vì làm thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con cháu sau này. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn giữ gìn vệ sinh môi trường với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Người cho rằng, việc vệ sinh phòng chống dịch bệnh cũng là nội dung của phong trào thi đua ái quốc. Hồ Chí Minh là người khởi xướng phong trào “Vệ sinh yêu nước”, sau này Nhà nước đã lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước. Phong trào đã tạo nên hiệu quả rộng rãi trong việc kêu gọi toàn dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh và cải thiện sức khỏe cho nhân dân. Ngoài việc kêu gọi nhân dân giữ gìn vệ sinh, Người còn phát động nhiều phong trào khác như: toàn dân diệt ...

Tài liệu được xem nhiều: