Thông tin tài liệu:
Bài viết Vận dụng quan điểm kiến tạo biện chứng vào dạy học một số khái niệm thuộc phần sinh thái học lớp 12 trình bày: Quan điểm kiến tạo biện chứng trong dạy học quan niệm rằng tri thức là kết quả của sự tương tác giữa những biểu tượng sẵn có trong cấu trúc trí tuệ của người học với những tri thức mới trong những hoàn cảnh văn hóa, xã hội nhất định,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng quan điểm kiến tạo biện chứng vào dạy học một số khái niệm thuộc phần sinh thái học lớp 12VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG VÀO DẠY HỌCMỘT SỐ KHÁI NIỆM THUỘC PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12PHẠM THỊ PHƯƠNG ANHTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Quan điểm kiến tạo biện chứng trong dạy học quan niệm rằng trithức là kết quả của sự tương tác giữa những biểu tượng sẵn có trong cấu trúctrí tuệ của người học với những tri thức mới trong những hoàn cảnh văn hóa,xã hội nhất định. Do vậy, việc vận dụng quan điểm này vào dạy học các kháiniệm thuộc phần Sinh thái học lớp 12 sẽ giúp giáo viên tận dụng được nhữngkiến thức học sinh đã được học ở phần Sinh vật và môi trường ở lớp 9 cũngnhư những kinh nghiệm có liên quan mà học sinh đã thu thập được trongcuộc sống để làm cơ sở thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với trình độnhận thức của từng đối tượng học sinh và nâng cao hiệu quả của quá trìnhdạy học.1. ĐẶT VẤN ĐỀKhái niệm sinh học là những khái niệm phản ánh các dấu hiệu và thuộc tính bản chấtcủa các cấu trúc sống, của các hiện tượng, quá trình của sự sống cũng như mối liên hệ,tương quan giữa chúng với nhau [1]. Khái niệm sinh học là một bộ phận kiến thức vôcùng quan trọng trong chương trình Sinh học trung học phổ thông vì đó là cơ sở để hìnhthành nên các quy luật sinh học và học thuyết sinh học. Các khái niệm sinh học, đặc biệtlà các khái niệm thuộc phần Sinh thái học có mối liên hệ rất chặt chẽ với đời sống, thựctiễn sản xuất, do đó, trong quá trình định hướng cho học sinh (HS) hình thành kháiniệm, giáo viên (GV) cần chú trọng đến những biểu tượng sẵn có của HS về các kháiniệm đó để làm cơ sở thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp. Ngoài ra, với quan điểmxây dựng chương trình Sinh học ở nhà trường phổ thông theo hướng đồng tâm mở rộng,phần lớn các khái niệm thuộc phần Sinh thái học lớp 12 là sự phát triển các khái niệmthuộc phần Sinh vật và môi trường ở lớp 9, do đó, việc phát triển các khái niệm đã cócủa HS trong quá trình dạy học Sinh thái học lớp 12 cũng cần được GV quan tâm.Theo quan điểm kiến tạo trong dạy học, học tập là quá trình người học chủ động xâydựng nên những kiến thức và cách hiểu của riêng mình từ những kinh nghiệm đã có củabản thân [2], vì vậy, việc vận dụng quan điểm kiến tạo để dạy các khái niệm thuộc phầnSinh thái học là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.2. QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG TRONG DẠY HỌC2.1. Lý thuyết kiến tạo biện chứngLý thuyết kiến tạo biện chứng nhấn mạnh đến bản chất tương tác của tri thức (sơ đồ 1),trong đó, tri thức là kết quả của sự tương tác giữa người học và môi trường. Học là quátrình xây dựng những mô hình hay biểu tượng bên trong của thực tại bên ngoài dưới sựTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 116-122VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG ĐỂ DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM…117ảnh hưởng của niềm tin, văn hóa, những kinh nghiệm có sẵn của cá nhân và ngôn ngữ,dựa trên sự tương tác với những người khác, việc dạy trực tiếp và sự bắt chước.Trong sơ đồ 1, HS tương tác với tri thức (hình chữ nhật màu tối) bên trong một môitrường văn hóa - xã hội. Những kinh nghiệm xã hội bên ngoài này dẫn đến sự hìnhthành những cấu trúc trí tuệ bên trong và những cấu trúc trí tuệ này chịu ảnh hưởng bởisự hiện diện của những nhân tố phụ thuộc hoạt động, bối cảnh, văn hóa, xã hội. Do đó,HS không thu nhận một biểu tượng chính xác của tri thức xã hội (hình chữ nhật có màusáng), mà hình thành một cách hiểu (ý nghĩa) mang tính cá nhân về tri thức đó. Độchính xác của những tri trức mới được xây dựng sẽ tùy thuộc vào những tri thức có sẵncủa HS và sự ảnh hưởng của những nhân tố phụ thuộc hoạt động, bối cảnh, văn hóa vàxã hội [4].Sơ đồ 1. Mô hình dạy học theo lý thuyết kiến tạo biện chứng [4]2.2. Các nguyên tắc dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứngLý thuyết kiến tạo là một lý thuyết về học tập, do đó, vận dụng lý thuyết kiến tạo vàodạy học nghĩa là hình thành nên một cách dạy dựa vào tiếp cận cách học theo quan điểmkiến tạo. E. Doolittle (1999) đã đưa ra tám nguyên tắc dạy học theo quan điểm kiến tạobiện chứng. Tất nhiên, những nguyên tắc này về bản chất là một sự tổng hợp của cả lýthuyết kiến tạo biện chứng và sự kế thừa những ưu điểm của nhiều học thuyết kháctrong những thời điểm khác nhau [3].1) Việc học tập cần phải xảy ra trong những môi trường thực tế và tin cậy.2) Sự tranh luận và đàm phán tập thể cần được quan tâm trong quá trình học tập.118PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH3) Nội dung và các kỹ năng cần phải phù hợp với người học.4) Người học cần phải thấu hiểu được nội dung và các kỹ năng bằng cấu trúc nhậnthức đã có.5) Học sinh phải được đánh giá theo tiến trình, phục vụ cho việc phát triển nhữngkinh nghiệm học tập trong tương lai.6) Học sinh cần được khuyến khích để trở nên tự điều chỉnh, tự dàn xếp và tự nhận thức.7) Vai trò chủ yếu của giáo viên là người hướng dẫn và tạo điều kiện cho việc họcchứ không phải là ngư ...