Danh mục

Vận dụng trò chơi học tập - một hình thức dạy học trải nghiệm - vào dạy học phần Luyện từ và câu trong môn tiếng Việt ở tiểu học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 863.24 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến một cách dạy học trải nghiệm trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học: Vận dụng trò chơi học tập, cụ thể ở phần Luyện từ và câu thông qua các trò chơi học tập biến đổi từ các bài tập trong sách giáo khoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng trò chơi học tập - một hình thức dạy học trải nghiệm - vào dạy học phần Luyện từ và câu trong môn tiếng Việt ở tiểu học72 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP - MỘT HÌNH THỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM - VÀO DẠY HỌC PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Nguyễn Thị Hương Lan, Trần Thị Kim Chi Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chương trình giáo dục tổng thể 2018 đặc biệt đề cao hoạt động trải nghiệm. Ở bất kỳ môn học nào cũng có thể xây dựng nội dung trải nghiệm với nhiều hình thức khác nhau trong các hoạt động nội khóa và ngoại khóa. Ở bài viết này, chúng tôi đề cập đến một cách dạy học trải nghiệm trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học: vận dụng trò chơi học tập, cụ thể ở phần Luyện từ và câu thông qua các trò chơi học tập biến đổi từ các bài tập trong sách giáo khoa. Từ khóa: trải nghiệm, bài tập, trò chơi, Luyện từ và câu Nhận bài ngày 28.01.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.03.2024 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hương Lan; Email: nthlan@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Kể từ năm học 2020 – 2021, chương trình giáo dục mới chính thức được triển khai trong nhà trườngphổ thông của nước ta. Điều khác biệt lớn nhất ở chương trình này đó là hoạt động trải nghiệm trở thànhmột hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Mặt khác, trong tất cả các môn họcđều đề cao yêu cầu cho học sinh được trải nghiệm (TN). Hoạt động trải nghiệm giúp HS lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác khôngthực hiện được, thể hiện qua các chủ đề đa dạng, phong phú vừa đảm bảo yêu cầu chung và vừa phùhợp với đặc điểm của từng trường, địa phương. Bất kỳ môn học nào cũng có thể xây dựng nội dung trảinghiệm với nhiều hình thức khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi đề cập đến cách dạy học trải nghiệmtrong giờ Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, cụ thể ở phần Luyện từ và câu thông qua các trò chơi học tập biếnđổi từ các bài tập trong sách giáo khoa.2. NỘI DUNG2.1. Một số vấn đề chung về dạy học trải nghiệm và trò chơi học tập trong dạy học trải nghiệmmôn Tiếng Việt2.1.1. Một số vấn đề chung về dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt2.1.1.1. Khái niệm Trải nghiệm theo Từ điển tiếng Việt là trải qua, kinh qua [3,1309]. Đó là hành động, kết quả củahành động mà người tham gia có được kinh nghiệm sau khi tham gia một quá trình. Dạy học theo hướng trải nghiệm (DHTN) là quá trình trong đó người dạy khuyến khích, tạo điềukiện cho người học trải nghiệm, hoạt động thực tế, từ đó người học rút ra được tri thức mới trên cơ sởTạp chí Khoa học - Số 82/Tháng 3 (2024) 73trải nghiệm và kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Người dạy đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn khicần thiết để đi tới mục đích giáo dục cuối cùng. Đây chính là hình thức dạy học của cá nhân HS có sựkết hợp giữa nội dung học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống. Thông qua việc thực hiện nội dung,GV điều khiển HS giải quyết vấn đề để tìm ra cái mới, tích lũy kiến thức và dần chuyển hóa thành nănglực của mình. Dạy học trải nghiệm là quá trình trong đó người dạy khuyến khích, tạo điều kiện cho người họctrải nghiệm, hoạt động thực tế, từ đó người học rút ra được tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm và kinhnghiệm, kiến thức sẵn có [4, 11]. Như vậy, dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt là việc giáo viên tổ chứccho học sinh các hoạt động trải nghiệm để hình thành kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Có thể sử dụng nhiều phương pháp để dạy học trải nghiệm môn tiếng Việt như phương pháp làmviệc nhóm, phương pháp sắm vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi,...2.1.1.2. Quy trình tổ chức Vận dụng chu trình DHTN của Joplin [2], có thể xác lập quá trình DHTN qua 3 bước cụ thể nhưsau: Bước 1: Tập trung người học, dẫn nhập và giao nhiệm vụ. Bước này người dạy cần: (1) giúp ngườihọc nhận thức được tầm quan trọng, mục đích của hoạt động trải nghiệm), (2) giao nhiệm vụ và (3) cungcấp những phương tiện cần thiết. Bước 2: Tổ chức cho người học học qua trải nghiệm. Giáo viên đặt người học vào tình huống mớimà người học chưa có kinh nghiệm để giải quyết, thúc đẩy các hoạt động mà người học phát huy nhữngkinh nghiệm và trách nhiệm cá nhân theo chu trình: (1) Trải nghiệm, khám phá để có những kinh nghiệmcụ thể, quan sát, phản ánh; (2) Suy ngẫm – phân tích – khái quát hóa kiến thức; (3) Thực hành - áp dụng– sáng tạo (chủ động); (4) Đánh giá. Trong quá trình tổ chức, giáo viên phải phát huy tính trách nhiệmcủa người học thông qua việc chọn lọc, thiết kế hành động trải nghiệm phù hợp. Bước 3: Điều hành hoạt động kết nối, đánh giá và chiêm nghiệm (tham vấn). Người dạy xem xétnhững hành động trước đó chưa được đề cập, chưa được nhận ra, chưa được hỏi, tích hợp hoặc tổ chứcđể định hướng cho người học tiếp tục nghiên cứu. Đây là các bước cơ bản nhất của tiến trình DHTN, tùy vào từng PPDH cụ thể mà người dạy có thểvận dụng linh hoạt tiến trình này để đạt được hiệu quả tốt nhất.2.1.2. Trò chơi học tập trong dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt Có nhiều quan niệm khác nhau về trò chơi học tập (TCHT). Trong lí luận dạy học, tất cả những tròchơi có nội dung gắn với nội dung học tập, nó được sử dụng như một phương pháp, hình thức tổ chứcvà luyện tập cho học sinh đều gọi là TCHT. Hay nói cách khác TCHT là dạng trò chơi có luật chơi chặtchẽ, mang tính định hướng đối với sự phát triển triển trí tuệ, thực hiện chức năng của hoạt động nhậnthức, dùng để củng cố và luyện tập kiến thức trong hoạt động dạy học. Mỗi dạng trò chơi đều có nhữngđặc điểm và có tác dụng nhất định đối với sự hình thành và phát triển tâm lí - nhân cách của người học.Về phương diện phát triể ...

Tài liệu được xem nhiều: