Danh mục

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HOÁ CHO SINH VIÊN NGÀY NAY

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 343.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nguồn gốc và khái niệm về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HOÁ CHO SINH VIÊN NGÀY NAY BÀI THUYẾT TRÌNH VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HOÁ CHO SINH VIÊN NGÀY NAY. I. Khái niệm: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nguồn gốc và khái niệm về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Nhật Ký Trong Tù, phần cuối). Như vậy, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù “sinh tồn” để kiến giải phạm trù văn hoá. Người coi văn hoá là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Văn hoá là kiến trúc thượng tầng của xã hội. Chính trị, xã hội có giải phóng thì văn hoá mới phát triển được. Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá. Văn hoá phải phục vụ chính trị và thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hoá cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì”văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hoá là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng”. Hồ Chí Minh từng viết: “…xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không nảy sinh được”, “…xã hội thế nào, văn hoá thế ấy. Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân, phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, tồi tàn không phát triển được”. Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực (kinh tế – chính trị – văn hoá – xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hoá ở vào vị trí trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi hoạt động văn hoá phải thực sự hoà quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hoá phải “thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tr.10, Tr.59) góp phần “soi đường cho quốc dân đi”, tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông. Theo lôgich của lập luận này, Hồ Chí Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là “kho taì nguyên vô tận” để khơi dậy những mạch nguồn sáng tạo. Nếu mỗi người xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình. Ngược lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hồi hả trào tuôn thì khi đó văn hoá sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời sống trao cho. 1 Gắn văn hoá với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền văn hoá trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề văn hoá của con người vào vị trí những dự kiến quan trọng nhất, Người cho rằng con người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hoá – chủ thể cuộc sống, chủ thể của quá trình lao động sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp. Thực chất của những tư tưởng này là Hồ Chí Minh không chỉ coi trình độ các giá trị nhân bản là ‘chất liệu”, là “sự nghiệp trăm năm của văn hoá”, mà văn hoá phải là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan điểm này không chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng một nền văn hoá thuộc về con người, quan trọng hơn còn chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hoá. Người còn đưa ra quan điểm lớn về xây dựng nền văn hoá dân tộc: - Xây dựng tâm lý: tinh thần dân tộc tự cường. - Xây dựng luân lý: biết hi sinh mình làm lợi cho dân chúng - Xây dựng xã hội: với mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội - Xây dựng chính trị: dân quyền - Xây dựng kinh tế Đây là những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là những tiêu chí căn bản để xây dựng một nền văn hoá mới mà Người đã tiên liệu từ khi còn phải sống trong gông xiềng của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Cần phải phân biệt khái niệm văn hoá với khái niệm văn minh và khái niệm học vấn: - Giữa văn hoá và học vấn có chỗ ...

Tài liệu được xem nhiều: