Danh mục

Văn Hoá Ăn Uống - Tiệc Buffet

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.32 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ thuở khai sinh, loài người ăn thế nào, uống thế nào hầu như ai cũng biết. Khi kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, con người chăm chút đến cách ăn, cách mặc của mình cho hay hơn, đẹp hơn và văn minh hơn. Qua bao thời kỳ, những cách thưởng thức ăn uống đã diễn ra biết bao nhiêu là kiểu cách, có cái hay, cái không hay và cả những cái cầu kỳ, thậm chí kỳ dị nhất kiểu Từ Hy Thái Hậu với món óc khỉ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn Hoá Ăn Uống - Tiệc Buffet Văn Hoá Ăn Uống - Tiệc Buffet Từ thuở khai sinh, loài người ăn thế nào, uống thế nào hầu như ai cũng biết. Khi kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, con người chăm chút đến cách ăn, cách mặc của mình cho hay hơn, đẹp hơn và văn minh hơn. Qua bao thời kỳ, những cách thưởng thức ăn uống đã diễn ra biết bao nhiêu là kiểu cách, có cái hay, cái không hay và cả những cái cầu kỳ, thậm chí kỳ dị nhất kiểu Từ Hy Thái Hậu với món óc khỉ. Thời đại công nghiệp hiện tại, ăn sao, mặc sao cho hiệu quả và nhanh gọn là điều mà ai cũng hướng tới. Tuy vậy, bỏ qua những cầu kỳ, nghi lễ phức tạp của nghệ thuật ăn uống, chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng khi ăn uống mình cần phải thể hiện tầm vóc của mình đối với xung quanh. Việt Nam có 1 câu mà mình rất ưng ý ăn coi nồi, ngồi coi hướng cũng là vì lẽ đó. Mục đích của bài viết này chỉ là 1 đề tài trao đổi với các bạn chút ít về văn hóa ăn uống của người Việt trong mối quan hệ với thế giới. Cũng chỉ là những kiến thức, kinh nghiệm hạn hẹp của mình, mong những ai quan tâm có thể góp ý nếu mình có sai sót. Trong số các bạn, chắc chắn nhiều người đã từng tham gia 1 tiệc buffet lớn hay nhỏ. Các bạn cảm giác thế nào về buổi tiệc đó? Riêng bản thân mình, vì những buổi tiệc này là tiệc mời hay lễ lạc, hội họp gì đó mới phải dự, chứ để ăn uống với bạn bè, gia đình thoải mái nhất cũng là ngồi chung 1 bàn, cùng ăn chung, cùng nói chuyện, vì người Việt vốn là thế mà. Buffet là kiểu tiệc du nhập từ phương Tây, sẽ không có người phục vụ bưng bê thức ăn cho bạn, chỉ có nhân viên thu dọn bàn, do đó ăn gì, uống gì bạn phải tự phục vụ cho mình từ tìm chén dĩa, đũa muỗng, lấy thức ăn, tự tìm chỗ ngồi nếu muốn. Tính ra thì bạn chưa có cảm giác thượng đế như trong buổi tiệc của người Việt có người phục vụ tận răng. Tuy là thế nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận là tiệc buffet có cái đặc sắc của nó: bạn thích gặp gỡ, trò chuyện với ai trong lúc ăn uống tùy thích, bạn thích ăn gì, ăn bao nhiêu tùy thích, thích ngồi thì ngồi, thích đứng thì đứng, . . . ai cũng thế cả. Do là 1 tiệc theo kiểu phương Tây nên thức ăn cũng có các món đặc trưng, không có những món trong bàn tiệc Việt như: tôm hấp bia, lẩu, . . . mà thường có những món khô (không có nước dùng hoặc hiếm khi có món dùng nước dùng), gồm 1 vài nhóm thức ăn sau: nhóm salad rau cải (các loại rau cải trộn với tôm, thịt hay trái cây), nhóm thịt (bò, gà, heo chế biến nhiều cách), nhóm thủy hải sản và gia cầm, nhóm ngũ cốc (cơm, mì, bánh). - Theo thứ tự sắp xếp của nhóm phục vụ, các thức ăn trên cũng hầu như được sắp theo đúng thứ tự ăn uống trên bàn thức ăn: rau cải ---> thịt/thủy hải sản/gia cầm ---> ngũ cốc. Chúng ta nên ăn theo thứ tự đó vì lẽ: khẩu vị + khoa học. Nói tới đây, các bạn chắc cũng chưa hình dung ngụ ý của tôi về vấn đề này. Tôi sẽ cho các bạn xem 1 hình ảnh của rất nhiều người Việt tại 1 tiệc buffet: Khi chủ tiệc bắt đầu tuyên bố nhập tiệc, hầu như đa số khách đến ngay món mình yêu thích nhất để lấy thức ăn, sau đó còn đi qua đi lại lựa chọn món kế tiếp để lấy. Về nguyên tắc, đặc điểm của buffet là ăn tự do, họ không sai gì cả, nhưng vấn đề ở đây là văn hóa ăn uống của 1 buổi tiệc chứ không của riêng bất kỳ ai. Theo thứ tự sắp xếp thức ăn trên bàn thức ăn, họ phải xếp hàng đấy! Họ cần đi từ đầu đến cuối bàn thức ăn và chỉ được theo 1 chiều đó, rồi cứ thế mà lấy thức ăn gì tùy thích, món nào không thích ăn thì đi tiếp cho đến cuối bàn. Nếu không xếp hàng thì bạn thử tưởng tượng xem, có 1 món nào đấy là sở thích của nhiều người thì ngay tại đoạn bàn thức ăn đó sẽ có cảnh chen chúc, chờ đợi để lấy thức ăn, trong khi những người xếp hàng sẽ không bao giờ có cơ hội lấy thức ăn theo thứ tự. Các bạn đã từng thấy cảnh này chưa? Tự do kiểu buffet đấy, nhưng tiệc đâu phải dành cho 1 mình mình. Cảnh tượng này tôi đã từng chứng kiến, mà không may trong lần đó là buổi tiệc có cả 1 nhóm khách phương Tây tham dự, các bạn biết thái độ họ ra sao không? Họ chỉ cười, họ thông cảm cho người Việt mình đấy, vì đó là văn hóa của họ, mình chỉ là học theo họ. Thế thì đã học thì phải học cho tới, đừng để đem cái của người ta về nhà mình rồi tô vẻ theo màu sắc của mình, đó mới là kỳ dị. Thế thì, ăn buffet nguyên tắc đầu tiên phải là xếp hàng theo 1 chiều của thức ăn bày sẵn, chỉ như thế mọi người mới thể hiện mình biết tôn trọng nhau và văn minh. - Tiệc buffet rất hay là cho mình ăn bất cứ gì mình thích, ăn bao nhiêu cũng được vì thức ăn luôn được làm đầy trong suốt buổi tiệc (nếu hết thức ăn thì lỗi là của chủ tiệc). Nhưng không vì vậy mà chúng ta phung phí, chỉ nên lấy thức ăn đủ cho mình ăn, nếu có lỡ tay lấy nhiều thì cũng nên cố gắng giải quyết cho hết, rất tối kỵ để thức ăn thừa mứa tại tiệc buffet. Điều này nhiều người Việt không hiểu, cho rằng: nào là tiệc buffet ăn bao nhiêu mà cho hết, ăn thừa thì đã sao, mình được ăn tư do cơ mà, hoặc lấy ít lỡ lát sau hết thức ăn rồi làm sao. Như tôi đã nói, chủ tiệc buffet phải có trách nhiệm cung cấp thức ăn đủ trong suốt buổi tiệc, nếu thiếu thì là lỗi họ, nhưng không vì thừa mà chúng ta phung phí. Thật ra, thức ăn thừa mà nhiều người bỏ lại không ăn cũng chẳng là bao so với 1 tiệc buffet tốn kém, nhưng qua đó, người xung quanh sẽ đánh giá nhân cách của người đã bỏ thức ăn thừa đó. Đánh giá thế nào thì các bạn có thể tự trả lời rồi đấy. Đây là nguyên tắc thứ hai: chỉ lấy đủ thức ăn cho mình, hạn chế tối đa thức ăn ăn không hết. - Tuy không có người bưng bê thức ăn cho mình, nhưng việc thu dọn chén dĩa, đũa muỗng là luôn luôn có người phục vụ. Khi bạn lấy thức ăn tại bàn thức ăn, nên lưu ý sẽ có bàn để chén dĩa, đũa muỗng dùng xong. Chén dĩa các bạn dùng hết thức ăn có thể dùng để lấy tiếp thức ăn, nếu các bạn không thích có thể đặt cái đã dùng ngay trên bàn nêu trên, nếu không dùng nữa thì các bạn cũng nên đem chén dĩa dùng xong ra đây. Mặc ...

Tài liệu được xem nhiều: