Danh mục

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP,'QUẢN TRỊ'HAY 'CAI TRỊ'

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.32 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không phải quy chế, không phải kỷ luật, càng không phải là một ông chủ khó tính luôn xét nét, thúc ép nhân viên, nhưng lại có thể biến nhân viên, kể cả những người “cứng đầu”, trở thành những “công dân” tự giác làm việc hết mình, những “đại sứ” mang trong mình “màu cờ sắc áo”, “bản tính”, “bản sắc” của công ty. Là lãnh đạo, đã bao giờ bạn tự vấn rằng mình đang “quản trị” hay “cai trị” doanh nghiệp? Đương nhiên, câu trả lời ai cũng muốn là “Quản trị”. Tuy nhiên, thực tế không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP,”QUẢN TRỊ”HAY “CAI TRỊ”VĂN HÓA DOANH NGHIỆP,”QUẢN TRỊ”HAY “CAI TRỊ”Không phải quy chế, không phải kỷ luật, càng không phải là một ông chủkhó tính luôn xét nét, thúc ép nhân viên, nhưng lại có thể biến nhân viên, kểcả những người “cứng đầu”, trở thành những “công dân” tự giác làm việchết mình, những “đại sứ” mang trong mình “màu cờ sắc áo”, “bản tính”,“bản sắc” của công ty. Là lãnh đạo, đã bao giờ bạn tự vấn rằng mình đang “quản trị” hay “cai trị” doanh nghiệp? Đương nhiên, câu trả lời ai cũng muốn là “Quản trị”. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như chúng ta mong muốn!Dưới góc nhìn của quản trị kinh doanh hiện đại, nếu quản lý doanh nghiệpbằng quyền lực, mệnh lệnh thì gọi là “cai trị” còn dùng quy chế và văn hóathì gọi là “quản trị”. Thực tế doanh nghiệp cho thấy mọi biện pháp cai trị,cho dù bằng mệnh lệnh, quy định hay bằng kiểm tra, kiểm soát hoặc thậmchí gây sức ép, đe dọa, đều chỉ có giá trị nhất thời, tạo ra một lớp “thần dân”chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Ngượclại, nếu biết dùng “quy chế” và “văn hóa” thì người đứng đầu công ty sẽ biến“đám đông” thành một “đội ngũ”, một “lực lượng”, sẽ biến “nhân viên củacông ty” thành “người của công ty”. Khi đó, mỗi nhân viên sẽ hiểu, chia sẻhoài bão, sứ mệnh và giá trị của công ty, từ đó chung sức, chung lòng chiếnđấu cho sự phát triển và trường tồn của công ty.Rõ ràng “quản trị”, chứ không phải “cai trị”, là điều mà mọi lãnh đạo doanhnghiệp đều mong muốn hướng tới. Để có thể triển khai mô hình này thì phảicần tới nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là văn hóa doanh nghiệp.Thêm nữa, một người đứng đầu doanh nghiệp sẽ là nhà quản trị (chứ khôngphải kẻ cai trị), nhà lãnh đạo (chứ không chỉ là sếp) khi ông ta thấm nhuầntriết lý lãnh đạo, trong đó coi công việc của lãnh đạo là “TẠO RA NGƯỜIHÙNG chứ KHÔNG PHẢI TRỞ THÀNH NGƯỜI HÙNG”, là “kiến tạoĐỘI NGŨ chứ không phải duy trì ĐÁM ĐÔNG”. Và công cụ không thểkhông dùng đến trong quá trình này chính là văn hóa doanh nghiệp.Như vậy, có thể kết luận rằng sẽ không thể có “quản trị” nếu lãnh đạo doanhnghiệp không có hiểu biết sâu sắc vềvăn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanhnghiệp khác nhau sẽ có những đặc trưng và bản sắc khác nhau, có nhữngchuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau. Không códoanh nghiệp nào lại không có văn hóa, vấn đề là văn hóa kiểu gì mà thôi.Cũng như vậy, không có cái gọi là văn hóa tốt, văn hóa xấu mà chỉ có vănhóa phù hợp hay không phù hợp; góp phần thúc đẩy, phát triển hay kìmhãm, kéo lùi doanh nghiệp.Bạn phải nỗ lực để tìm được những cộng sự cùng chia sẻ niềm đam mê kinh doanhcủa mình. Muốn vậy, hãy đưa ra những câu hỏi kiểm nghiệm trong lúc phỏngvấn ứng viên, ví dụ: Bạn đam mê điều gì nhất trong con đường sự nghiệp củamình? Điều gì thường tạo ra nguồn cảm hứng cho bạn? Những khóa học nào trongtrường đại học bạn yêu thích nhất và ngược lại? Qua những câu trả lời, bạn sẽ cócảm nhận sát thực hơn về năng lực và ý chí của nhân viên mới.Sự tương tác giữa các cá nhân trong một tập thể sẽ giúp nảy sinh những ý tưởngđổi mới táo bạo, có thể tạo ra chuyển biến mạnh mẽ. Nền văn hóa doanh nghiệpcũng được xây dựng qua không gian giàu tính tương tác đó. Thỉnh thoảng, bạn hãynhìn lại không gian làm việc của doanh nghiệp và tự hỏi liệu có thể nâng cao hơnnữa tính tương tác hay không.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: