Danh mục

VĂN HOÁ, ĐỐI TƯỢNG VĂN HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề gồm hai phần. Phần thứ nhất gồm hai vấn đề: “Văn hoá và đối tượng văn hoá”, “Phương pháp nghiên cứu liên ngành”, do GS.TS. Phạm Đức Dương phụ trách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HOÁ, ĐỐI TƯỢNG VĂN HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH VĂN HOÁ, ĐỐI TƯỢNG VĂN HOÁVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH GS.TS. PHẠM ĐỨC DƯƠNG (Lý Tùng Hiếu lược ghi)Trong hai ngày 9-10/9/2011, Khoa Văn hoá học Trường Đại học Văn hoáthành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức báo cáo chuyên đề mang tên “Liên ngànhtrong văn hoá học”, quy tụ đông đảo các giảng viên, sinh viên Khoa Văn hoáhọc Trường Đại học Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, các giảng viên KhoaVăn hoá học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ ChíMinh, các nhà khoa học thuộc Phân viện Văn hoá Nghệ thuật phía nam…Chuyên đề gồm hai phần. Phần thứ nhất gồm hai vấn đề: “Văn hoá và đốitượng văn hoá”, “Phương pháp nghiên cứu liên ngành”, do GS.TS. PhạmĐức Dương phụ trách. Phần thứ hai là vấn đề “Văn hoá học – những phươngdiện liên ngành và ứng dụng”, do PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên phụ trách.Dưới đây là phần lược ghi nội dung báo cáo của GS.TS. Phạm Đức Dương vànội dung thảo luận liên quan. ooOoo Năm 1973, tôi đã bắt đầu chú ý phương pháp nghiên cứu liên ngành. ViệnĐông Nam Á do tôi làm Viện trưởng ngay từ đầu đã vận dụng phương phápnghiên cứu liên ngành. Năm 1983, GS. Phan Ngọc và tôi đã xuất bản cuốn “Tiếpxúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”, trong đó có vận dụng phương pháp nghiên cứu liênngành. Năm 2002, tôi xuất bản cuốn “Từ văn hoá đến văn hoá học”, cũng vậndụng phương pháp này... Cho đến nay, chúng ta đều được đào tạo theo chuyênngành, do đó đều có nhu cầu tìm hiểu cách tiếp cận liên ngành và phương phápnghiên cứu liên ngành trong văn hoá học.1. VĂN HOÁ VÀ ĐỐI TƯỢNG VĂN HOÁ 1.1. Động lực sáng tạo văn hoá của con người * Nhận thức về văn hoá: Hiện nay tư duy của giới nghiên cứu chúng takhông theo kịp sự phát triển của thế giới, cần đổi mới tư duy. Thế giới đang biếnđổi liên tục. Cần có những cỗ xe thích nghi với sự biến đổi khó lường của thế giới.Cần đổi mới cách nhìn. Thực tế đó đặt ra ba yêu cầu về kiến thức: - Kiến thức cần đồng bộ, không thể chuyên về một chuyên ngành mà ngudốt về những lĩnh vực khác. - Cần có tư duy phức hợp, thay thế tư duy cơ giới, phân tích. Về vấn đề này,chúng ta nên tìm đọc Edgar White, Edgar Morin.- Cần sáng tạo những khoa học mới. * Động lực sáng tạo văn hoá: Văn hoá là tất cả những gì do con người làmra, khu biệt với cái tự nhiên. Do đó cần tìm trong văn hoá cái phân biệt với tựnhiên, và quan hệ giữa tự nhiên với con người. Con người luôn muốn trở thành bấttử, thánh thiện, do đó con người đối diện với nghịch lý: phần CON tham lam, bảnnăng, trong khi phần NGƯỜI muốn trở nên thánh thiện, cảm thấy niềm vui, hạnhphúc trong những hoạt động tinh thần. Để giải quyết nghịch lý ấy, con người có bagiải pháp: - Tạo ra thế giới tâm linh, từ đó tạo nên linh hồn của văn hoá. Thế giới tâmlinh ấy thánh thiện, lâu bền. Tất cả những giá trị văn hoá lớn của nhân loại đều gắnvới tâm linh. - Tầng lớp tinh hoa của xã hội (những nhà chính trị, những anh hùng,những nhà khoa học, những nhà giáo…) cố gắng tạo ra sự nghiệp để được tồn tạimãi mãi với thời gian, khắc phục sự hữu hạn của đời người. - Sinh con đẻ cái để kéo dài cuộc đời của chính mình. Con nhà tông khônggiống lông cũng giống cánh.Ngoài ra, để hướng thiện, hạn chế sự tham lam, bản năng, con người tạo nênnhững giá trị, đưa ra, cổ vũ những thuần phong mỹ tục, bằng cách đó họ văn hoáhoá bản năng của con người. * Khả năng biểu trưng hoá và sự sáng tạo các biểu tượng: Con ngườikhông chỉ khác động vật ở năng lực sáng tạo công cụ lao động, tư duy và ngônngữ, mà còn ở khả năng biểu trưng hoá. Thế giới thực tại đi vào thế giới ý niệmtrong trí óc con người thông qua phương thức biểu trưng, thông qua những kháiniệm phản ánh hiện thực theo cách biểu trưng hoá. Thế giới ý niệm khác thế giớithực tại ở chỗ nó vô hình, vô hạn, vô khả tri. Để cho người khác hiểu được thế giớiý niệm của mình, con người sáng tạo thế giới biểu tượng, gồm hai mặt: cái cảmnhận được, và cái ý nghĩa nằm trong thế giới ý niệm vô hình vô hạn vô khả tri củamình. Thí dụ tượng nhà mồ “sinh thành” ở Tây Nguyên. Biểu tượng bao giờ cũngcó 2 mặt, giống như tín hiệu. Tín hiệu có 2 loại: tín hiệu biểu thị, biểu thị trực tiếp,hiển ngôn (như ngôn ngữ); và tín hịệu hàm nghĩa là các biểu tượng, biểu trưng, cótính hàm ngôn, đại diện (như nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán…). 1.2. Cấu trúc văn hoá Văn hoá là cái gì thay đổi thường xuyên, liên tục, đồng thời có những yếutố ít biến đổi. Việc xây dựng một cấu trúc văn hoá cần đáp ứng thực tế đó. Có thểvận dụng hai thao tác trí tuệ: liên tưởng và tưởng tượng. Cấu trúc văn hoá vì vậycó 2 bậc: - Biểu tầng thường xuyên biến đổi. Biểu tầng là biến số, yếu tố động củavăn hoá. - Cơ tầng ít biến đổi. Cơ tầng là hằng số, yếu tố tĩnh ...

Tài liệu được xem nhiều: