Danh mục

Văn hoá kinh doanh trong cách ứng xử của người Việt

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.22 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn chuyển mình của lịch sử, có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của dân tộc. Từ một nước kiên trì chủ nghĩa xã hội theo phương thức cổ điển trong 30 năm, chuyển thành một nước theo kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa mới được hơn 20 năm nay, chúng ta còn nhiều vấn đề nhận thức chưa được làm sáng tỏ, nhiều định nghĩa chưa được xác định......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hoá kinh doanh trong cách ứng xử của người Việt Văn hoá kinh doanh trong cách ứngxử của người ViệtChúng ta đang sống trong một giai đoạn chuyển mình củalịch sử, có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của dântộc. Từ một nước kiên trì chủ nghĩa xã hội theo phương thứccổ điển trong 30 năm, chuyển thành một nước theo kinh tếthị trường, nhưng vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa mớiđược hơn 20 năm nay, chúng ta còn nhiều vấn đề nhận thứcchưa được làm sáng tỏ, nhiều định nghĩa chưa được xácđịnh...Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, có những nhận thức cũkhông còn hợp thời, đồng thời cũng có những cái mới chưa đượckhẳng định là đúng hay sai, nhưng vẫn cứ được sử dụng khôngphân biệt. Một trong những nguyên nhân cản trở việc tiếp thu vàxây dựng cái mới và xoá bỏ những cái cũ lỗi thời, thuộc về yếu tốtâm lý. Đó là những nhận thức tập thể đã được hình thành trongquá trình phát triển của dân tộc, mà dù hữu thức hay vô thức, nóvẫn đang chi phối hành động của chúng ta.Hình ảnh doanh nhân trong văn học- Phân tích qua cuốn Vũ trung tuỳ bút (đầu thế kỷ XIX) củaPhạm Đình Hổ, ta thấy: Cuốn sách đề cập đến nhiều mặt của đờisống xã hội thời đó, từ việc học hành, thi cử, đến việc trồng hoa,cách uống chè Tầu, và dành một phần quan trọng nói về nhữngnhân vật có tên tuổi, hoặc vì tài cao học rộng, hoặc vì đạo đứcthanh cao. Trong 91 mẩu chuyện có 22 chuyện viết về nhữngnhân vật được tác giả lưu ý là những nhà Nho, hoặc chí ít cũng lànhững kẻ có chân trong quan trường, trong đó thiếu hẳn hình ảnhnhà buôn. Có nhắc tới hình ảnh loáng thoáng của một vài côngviệc buôn bán chốn kinh sư, nhưng chỉ để kể về các chuyện “trộmcắp” và “mẹo lừa” mà thôi.- Truyện dân gian (dựa theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyệncổ tích Việt Nam) có thể thấy bóng dáng mờ nhạt của doanhnhân với truyện “Đồng tiền Vạn Lịch” hay “Con mụ Luờng”.- Cuốn Tục ngữ phong dao do ông Nguyễn Văn Ngọc sưutầm, tập hợp 5.305 câu tục ngữ và phong dao dài ngắn khácnhau, nhưng chỉ có 22 câu nói đến công việc buôn bán hoặcnghề buôn. Xin dẫn vài câu:- Buôn có bạn bán có phường. Buôn quan tám, bán quan tư.Buôn đầu chợ, bán cuối chợ. Buôn gặp chầu, câu gặp chỗ.- Chửa buôn thì vốn còn dài. Buôn thì vốn đã theo ai mất rồi.- Thật thà cũng thể lái trâu. Hẳn hoi cũng thể nàng dâu mẹ chồng.Ngôn ngữ dân gian xưa nói nhiều về công việc nhà nông hơncông việc buôn bán, không cần nêu tỷ lệ phần trăm vì con số tổngquát ở đây cũng không cần thiết. Sự coi thường nghề buôn cònthấy trong tên gọi đối với những người làm nghề này, đó là conbuôn, lái buôn- tên gọi mang tính miệt thị. Nếu buôn gia súc thìgọi là lái: lái trâu, lái lợn; xem ra địa vị xã hội không mấy đượctôn trọng. Tất nhiên còn có cách xưng hô nhà buôn, nhưng nóvẫn không xoá được những hình ảnh trên. Hình ảnh người đibuôn trong ca dao tục ngữ thường gắn với hành động “kiếm lời”mang ý nghĩa không chính đáng, hoặc với “lừa đảo”, là thuộc tínhvốn có của nhà buôn.Thân phận doanh nhânCó thể đi đến kết luận đơn giản rằng, đó là hệ quả của chế độphong kiến và của ý thức hệ Nho giáo, đặt nghề buôn vào hạngcuối cùng của xã hội: sĩ, nông, công, thương. Nhưng không hẳnlà như thế. Nếu nói đến phong kiến và Nho giáo, thì Trung Hoa lànơi đẻ ra chế độ Nho sĩ quan liêu, tình hình cũng không đến nỗinhư vậy. Có lẽ đây là một hiện tượng đặc thù của xã hội ViệtNam, nếu so sánh với các xã hội khác ở Đông Á và Đông Nam Á.Cái tâm lý nông dân đó đã chi phối cả công việc kinh doanh, nhàbuôn cũng như người làm ruộng, không có cái nhìn xa, chỉ thấylợi ích trước mắt. Vì thiếu một động lực thúc đẩy xã hội, nênnước ta cứ bị kìm hãm mãi trong xã hội nông nghiệp lạc hậu.Trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, bao nhiêu đềnghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạchđều bị bác bỏ, không phải chỉ vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ,bất tài, mà còn vì chúng ta thiếu một cơ sở xã hội để thực hiệnnhững cải cách đó. Cơ sở đó là tầng lớp thương nhân, tiền thâncủa giai cấp tư sản.Tâm lý doanh nhânThái độ xã hội đối với nghề buôn tất nhiên có ảnh hưởng ngượclại với những người làm nghề này, tạo nên một tâm lý của ngườibuôn bán. Như đã nói ở trên, tâm lý đó xuất phát từ quan niệmcoi nghề buôn chỉ là nghề tạm bợ nhất thời, người đi buôn khôngcó chí xây dựng cơ nghiệp lâu dài, nếu có điều kiện họ sẵn sàngvứt bỏ để trở lại với nghề nông. Do đó họ không có ý xây dựngmột truyền thống cho nghề của mình, cũng như xây dựng mộttruyền thống kinh doanh cho gia đình. Tâm lý nhà buôn vẫn làtâm lý của người nông dân, không hề dám phiêu lưu mạo hiểm,thậm chí còn bảo thủ, thể hiện ở câu phương ngôn “Buôn tàu bánbè, chẳng bằng ăn dè hà tiện”.Khách quan là sự chèn ép của tư bản Pháp đối với giới kinhdoanh bản xứ. Nhưng về mặt chủ quan, doanh nhân của ta cònthiếu thực lực, vì không chuẩn bị vốn liếng từ trước, mà chỉ lànhững người mới nhảy vào thương trường. Điều quan trọng làchưa tạo được cho tầng lớp của mình một tâm lý ổn định, chưacó chí hướng để xây dựng một truyền thống cho giai cấp củamình.Vì vậy bên cạnh những người làm ăn chân chính, có lòng quanhoài đến đất nước, vẫn còn nhiều kẻ đầu cơ trục lợi, coi thươngtrường là nơi thực thi những thủ đoạn lừa đảo. Hãy nhìn lại cáctác phẩm văn học xưa, ta thấy phần lớn những nhân vật doanhnhân được đưa vào tiểu thuyết chỉ những người tham lam, thủđoạn, những Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng, hay những ôngHàn ông Nghị khác của Tự lực văn đoàn. Có lẽ Lê Văn Trương làbiết ca ngợi những người hùng có chí phiêu lưu, có gan làm giàu,tranh đấu trên thương trường. Đó cũng là hình ảnh của cụNguyễn Văn Vĩnh, không những là một nhà báo và nhà dịch thuậtuyên bác, mà còn là một doanh nhân đầy nghị lực, nhưng đángtiếc là không thành công trên thương trường.Một thực tế nữa là, phần lớn doanh nhân Việt Nam đều làm giàuđược nhờ vào thời loạn. Thật vậy, chỉ những lúc chiến tra ...

Tài liệu được xem nhiều: