Danh mục

Văn hóa Nõ Nường : Lễ hội nõ nường

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.64 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (41 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trung tâm của Lễ hội Nõ Nường (vòng đời) là Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò “linh tinh tình phộc” vào giờ lành nửa đêm, còn gọi là Lễ cầu “đinh” – cầu con trai. Đây là dòng Lễ hội “hèm tục”: những động thái diễn ra trong Lễ hội đều là cái “thiêng”. Do đó, không nên nhìn bằng đôi mắt hiện thực, mà phải nhìn qua lăng kính tâm linh, thì mới tiếp nhận được tinh thần của dòng Lễ hội này....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa Nõ Nường : Lễ hội nõ nườngVăn hóa Nõ Nường : Lễ hội nõ nườngTrích cuốn “Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh SơnPhần 1(Trò Trám)Trung tâm của Lễ hội Nõ Nường (vòng đời) là Lễ mật tắtđèn, xướng diễn trò “linh tinh tình phộc” vào giờ lành nửađêm, còn gọi là Lễ cầu “đinh” – cầu con trai. Đây là dòng Lễhội “hèm tục”: những động thái diễn ra trong Lễ hội đều làcái “thiêng”. Do đó, không nên nhìn bằng đôi mắt hiện thực,mà phải nhìn qua lăng kính tâm linh, thì mới tiếp nhận đượctinh thần của dòng Lễ hội này.Lễ hội “Nõ Nường” (Trò Trám) có cơ sở từ dòng Lễ hội“vòng đời” trên hoa văn Hùng Linh Ngọc Vũ và được lan tỏakhắp cả vùng Đông Nam Á cổ, nhưng nó đã bị thất truyền từgiữa đầu thế kỷ XX. Ngày nay đã có một vài nơi cho khôiphục lại dòng lễ hội này, như vùng Tây Nam của TrungQuốc, nhưng ở đó họ làm quá hoành tráng (qua phim), khótìm được bản chất của dòng lễ hội này. Vì thế, chúng tôi thấyLễ hội Nõ Nường (Trò Trám) ở Tứ Xã, Phú Thọ: Phần lễ mớikhôi phục (1993) còn phần hội thì vẫn liên tục từ xưa tới nay,do đó nó đang còn hoang sơ, dễ có điều kiện tìm thấy cái“thần’ của lễ hội. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu từ ngàyphần lễ mới khôi phục lại.Lễ hội có ba phần chính. Phần một Lễ mật tắt đèn, xướngdiễn trò “Linh tinh tình phộc”, phần hai Lễ rước lúa thần,phần ba Hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp (Sĩ, Nông, Công,Thương).1.Văn tế miếu TròTác giả Nhất nguyên Nguyến Tất An.Bắng Sương cốt cách Kính trần phi lễKim ngọc tinh thần Cựu lệ tái trầnNhược thủy doanh châu quý khách Nguyện thùy giám cáchBông lai hải đảo tiên nhân Tiết dĩ hòa thuầnHách quyết thanh Vi sĩ vi nôngTrạc quyết linh Vi công vi thươngHãn tai ngữ họa Hề nghiệp hàm toạiCảm tất thông Viết phú viết quýCầu tất ứng Viết thọ viết minhBảo vật hộ dân Hề phúc vinh thânMiếu mạo ức niên trường tại Thực nại âm phùAnh linh vạn cổ như tân Chi đại đức dãLịch niên đông quý Phục vi thượng hưởng.Tiết yếu mạnh xuânLược nghĩa của bài Văn tếBăng sương, hình ảnh một miền đất lạ, đầy sương tuyết chưacó đường đi, phải băng qua đó. Ý nói người kiên quyết, từngtrải, dạn dày sương gió, tìm tòi khám phá cái mới, dám đếnnhững nơi chưa có dấu chân người. Đó là cốt cách, Còn tinhthần thì như kim ngọc: trong sáng, lung linh, hào quang lantỏa (xem hình 1).Hình 1Bài văn tế (cách đây khoảng 300 năm), cho chúng ta thấyđang nói về hai bậc Tổ phụ và Tổ mẫu: Quý khách, tiên nhânở chốn bồng lai hải đảo. Đồng thời đó còn là Bảo vật, hộ dân,“cảm” sẽ “thông” và “cầu” sẽ “ứng”, v.v…Cả bài văn Tế toátlên vẻ đẹp ca ngợi con người – bậc Tiên tổ của người LạcViệt được hóa thành hai vật linh.2.Miếu Trò xóm Trám.Một ngôi miếu cổ ẩn mình bên ngòi nước trong khu rừngtrám (hình 2). Ở đây (cứ 2 hoặc 4 năm một lần – năm chẵn)vào đầu xuân, nhân dân mở lễ hội diễn nhiều tích trò, nên gọilà miếu Trò – Miếu Trò nằm trong rừng trám nên gọi là miếuTrò Trám (lời kể, nay rừng tram không còn). Và xóm ở cạnhcũng gọi là xóm Tram, hay phường Trám, tên chữ là xóm CổLãm, thuộc làng tên tục là Kẻ Gáp, tên chữ là Thạch Cáp,nay là xã Tứ Xã (có 32 xóm, trong đó có xóm Trám và xómBùi có đầu tiên) nằm trong vùng di tích đồ đá cũ của ngườiViệt cổ như Gò Mun, Đồng Đậu (con) v.v…ở huyện LâmThao tỉnh Phú Thọ.Cách Đền Hùng khoảng 5km về phía đông nam và nằm bêntả ngạn sông Thao, trước đây chưa có con đê thì Tứ Xã làvùng đồng bằng trũng ngập nước, thỉnh thoảng nổi lên nhữngđồi gò (chỗ ở của người Việt cổ), lúa chỉ làm một vụ, quanhnăm sinh sống bằng nghề vó bè, cá mú, cho nên chuyện táthôi hay được nhắc đến trong hát Trò Trám:Không đâu vui bằng phường taĐàn ông đi hát đàn bà đi hôiTứ Xã xưa là vùng quê nghèo nhưng có truyền thống hiếuhọc, có người đỗ đạt cao như Nguyễn Quang Thành – đỗ tiếnsĩ lúc 24 tuổi (1680 đời vua Lê Hy Tông) làm quan đến chứcThiểm đô ngự sử, hoặc quan võ Chử Đức Cương trấn ải biênthùy được phong tước Q uận công và còn có nhiều ông Cử,ông Cống khác như Nhất nguyên Nguyễn Tất An người soạnbài Văn tế miếu Trò v.v…Ngoài ra còn có cháu chắt củaquan nghè Nguyễn Quang Thành là Nguyễn Quang Hòa (biệtdanh Tổng Cóc) một văn nhân hào hoa giàu có trong chuyện“tình sử” với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Và phải chăng nữ si HồXuân Hương trong thời gian làm bạn với Tổng Cóc, nhờ gắnbó với lời ca Nõ Nường của lễ hội Trò Trám, nên mới cóđược những tứ thơ kiệt tác để lại cho đời. Nói lại điều này đểthấy lễ hội Trò Trám là sản phẩm “lấp lánh” của nền học vấnuyên thâm kia. “Địa linh – Nhân kiệt”. Ngày nay Tứ Xã lànơi giàu có trù phú, có chợ trung tâm của cả vùng, có đườnglớn, ô tô khách ghé Đền Hùng xuôi Việt Trì về Hà Nội.Hình 23. Lễ Mật giờ lànhMiếu Trò thờ vật linh – sinh thực (hình 1) tên tục gọi là bà“Đụ Đị”, tên nôm là Nõ Nường, tên chữ là Ngô Thị ThanhThanh, biệt danh “Bà Chúa Trò” – gọi là Bà Chúa Trò bởitương truyền, Bà đã dạy cho người xóm Trám biết làm nhà ở,khai k ...

Tài liệu được xem nhiều: