Danh mục

Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 4 VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘC ĐẶC SẮC CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘC

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.14 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổ chức luật lệnh tự nó biến chất, và xã hội quí tộc được thành lập. Giai cấp cai trị của xã hội nầy là hậu thân của giai cấp quan lại cao cấp thời luật lệnh, chính là những người xuất thân từ giai cấp thị tính thời cổ (tỉ dụ như dòng Fujiwara là hậu thân của dòng Nakatomi thời cổ).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 4 VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘC ĐẶC SẮC CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘCVăn hoá sử Nhật Bản_Chương 4cHƯƠNG 4VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘCĐẶC SẮC CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘCTổ chức luật lệnh tự nó biến chất, và xã hội quí tộc được thành lập. Giai cấp cai trị của xãhội nầy là hậu thân của giai cấp quan lại cao cấp thời luật lệnh, chính là những người xuấtthân từ giai cấp thị tính thời cổ (tỉ dụ như dòng Fujiwara là hậu thân của dòng Nakatomithời cổ). Từ lúc quốc gia được thống nhất dưới chế độ thiên hoàng, giai cấp nầy đã làthành viên của chính phủ thiên hoàng. Dẫu hình thái cai trị có biến đổi trên lịch sử do sựthay đổi của một số yếu tố, trên thực chất giai cấp cai trị có tính liên tục nhất quán. Ởđiểm nầy, nhìn rộng hơn, ta có thể thấy rằng từ thế kỷ thứ 4 cho đến đầu thế kỷ thứ 12, xãhội thời cổ đã ở trong cùng một chế độ cai trị, nhưng từ khi chế độ nhiếp quan (chữ ghépcủa 2 từ “nhiếp chính” và “quan bạch”. Nhiếp chính có nghĩa thay thế thiên hoàng thihành chính tr ị. Quan bạch (関白) (kan-pa-ku) là chức giữa thiên hoàng và đại chính đạithần, có quyền xem xét những bản tấu t rước khi đưa lên thiên hoàng. Nhiếp quan cónghĩa là nhiếp chính kèm luôn quan bạch) được thành lập, xã hội quí tộc đã có những đặcsắc khác hẳn với xã hội luật lệnh.Là quan lại trong cơ cấu luật lệnh, quí tộc có tự giác đối với chính trị, ít nhất họ đã tiếpxúc với nhân dân qua chính trị, họ còn duy trì được những yếu tố sinh hoạt chung giữahào tộc và nông dân có từ thời Yayoi. Từ những lý do đó, những bài ca như Azumauta(東歌) (Đông ca), ca dao của nông dân từ Đông quốc (vùng Kantou ngày nay), hoặcnhững bài ca của Sakimori (防人) (Phòng nhân), những người đã bị cưỡng chế trưngdụng từ Đông quốc đến làm ở vùng biển phía tây, hoặc những bài ca diễn tả một cáchsống động đời sống của dân chúng thời nầy, có rất nhiều trong Manyoushuu, tập thơ dotay quí tộc biên soạn. Nhưng đến thời đại chính trị quí tộc, quí tộc không còn giữ đượcnhững tự giác của quan lại, và trên thực tế họ đã nhường công việc chính vụ cho cấp quanlại thấp hơn. Công việc hằng ngày của quí tộc là cấp hoặc cách chức quan, thi hành nghilễ, tổ chức yến tiệc v.v…cho nên trên thực tế họ không có những công việc nào xứngđáng là công việc, và do đó họ đã mất đi những nối kết hiện thực với nhân dân đại chúng.Hơn nữa những quan hệ của họ với nông thôn địa phương, nền móng kinh tế và chính trịcủa giai cấp nầy, trên thực chất đã bị cắt đứt. Quí tộc trên tiếng tăm là người có quyền lợitối cao, nhưng trên thực tế họ ở kinh đô và chỉ trưng thu một phần lợi ích nào đó từ địaphương. Ở địa phương quan được bổ nhiệm hoặc quan ở tại địa phương nắm thực quyềnchính trị, và ở trang viên lãnh chủ địa phương hoặc quan trang viên đã nắm thực quyềnquản lý.Ngoài những quí tộc trung cấp và hạ cấp trên thực tế được bổ nhiệm làm quan ở địaphương, số quí tộc còn lại đóng mình ở kinh đô Heian, mùa xuân xem hoa, mùa thuthưởng trăng. Đầu óc lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc thăng chức, hoặc t ìm kiếm nữ sắc.Văn hóa của thời đại mà giai cấp quí tộc đã biến thành giai cấp hữu nhàn (vừa có tiền,vừacó thời giờ), đã đi đến một kết quả tất nhiên là đã trở thành một văn hóa có tính cách tiêuphí, thiếu tính sản xuất, và có một cái nhìn hết sức hạn định trong giai cấp mình.Từ đầu đến cuối thời đại, cho đến khi văn hóa dân chúng khôi phục lại được địa vị củamình để đáp ứng với những biến chuyển mới của thời đại như sẽ được nói rõ hơn ở phầnsau, sinh hoạt hằng ngày của dân chúng trong lao động sinh sản ở nông thôn đã bị quênhẳn. Dĩ nhiên, dẫu là quí tộc, nhưng họ đã duy trì địa vị của mình trên thu thập của sảnxuất nông nghiệp, nên họ không thể nào không để ý đến sinh hoạt canh nông được. Trongnhững bài ca do quí tộc làm ra, hoặc trong những tranh vẽ quí tộc thưởng thức, đôi lúc cóhình dáng canh tác của nông dân. Nhưng dẫu trong trường hợp nầy đi nữa, có sự thiếu sótvề hiểu biết những vui buồn trong lao động sản xuất của nông dân. Sinh hoạt nầy chỉ làmột điểm trong phong cảnh 4 mùa, và được đem vào tác phẩm với cùng ý nghĩa như hoa,trăng, nai, nhạn v.v…Kinh đô Heian, với sông núi bao quanh, cùng với đời sống bế tỏa của giai cấp quí tộc, đólà tất cả thế giới trong ý thức quí tộc. Đối với quí tộc, đời sống bên ngoài với nhiều giaicấp, nhiều thân phận cùng với những phong cảnh ở những vùng rộng rãi hơn, là một thếgiới dị chất không có trong đời nầy, và không vào mắt họ.Sau khi ngừng việc phái sứ sang Đường, chẳng bao lâu, vào năm 907 (Enki năm thứ 7)nhà Đường rồi đến Shiragi, Bokkai lần lượt bị diệt vong. Sau khi những nước cực đôngcó giao thiệp với Nhật lần lượt mất, Nhật đã không mở bang giao chính thức với nhữngvương triều Ngũ đại, Tống. Nhật đã hầu như ở trong trạng thái bế quan tỏa cảng, điều nầyđã khiến cho cái nhìn của giai cấp cai trị càng trở thành hẹp hơn. Trên quốc tế cũng nhưtrong quốc nội, phạm vi sinh hoạt của quí tộc trở nên hẹp hòi hơn, điều nầy đã gây ảnhhưởng to lớn đến tính cách văn hóa của họ.Trong một thế giới hẹp hòi nầy, quí tộc đã đưa văn hóa của mình đến độ thành thục tốicao. Quí tộc đã được giải phóng từ thực tế chính trị và có dư dã để chìm đắm trong đờisống đầy sở thích của mình. Họ đã tạo ra một văn hóa mà người sau không dễ đuổi t heo.Qua nhiều năm tích lũy và điêu luyện, văn hóa nầy đã mài giũa được những cảm giác hếtsức tế nhị, mặc dầu văn hóa nầy đã theo một chiều hướng xuống dốc cực cùng. Vả lại,văn hóa quí tộc đã được sinh ra trong một thời đại không có sự du nhập văn hóa hả i ngoạimột cách to lớn, nên không giống như mỹ thuật Phật giáo do quí tộc thời luật lệnh tạo ra,một văn hóa du nhập trực tiếp từ đại lục. Văn hóa quí tộc dính liền với đời sống củangười Nhật, có nhiều đặc chất có tính cách Nhật Bản, và có thể gọi đây là văn hóa kiểuNhật Bản. Tuy có nhiều vấn đề ở bên trong, nhưng việc đã độc lập được từ văn hóa đạilục và tạo ra một văn hóa ưu tú có chất cao, đã là một công tích đáng ghi lại trong lịch sửvăn hóa Nhật bản.Văn hóa quí tộc, tuy thiên về ...

Tài liệu được xem nhiều: