Danh mục

Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 5 VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI PHONG KIẾN BÀNH TRƯỚNG SỰ NỔI DẬY THÌNH LÌNH CỦA VŨ SĨ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VIỆC

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.81 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử tiến triển rõ rệt nhất khi có sự thay đổi quyền lực chính trị. Sức mạnh làm lịch sử tiến triển trước hết được tích lũy ở giai tầng thấp nhất trong xã hội, sức mạnh nầy lần lần lên giai tầng trên và sau cùng đi đến chỗ làm thay đổi quyền lực chính trị. Và động cơ thúc đẩy lịch sử tiến triển lúc nào cũng là cần lao sinh sản, và điều nầy đã trở thành thường thức ngày nay. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 5 VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI PHONG KIẾN BÀNH TRƯỚNG SỰ NỔI DẬY THÌNH LÌNH CỦA VŨ SĨ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VIỆC Văn hoá sử Nhật Bản_Chương 5CHƯƠNG 5VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI PHONG KIẾN BÀNH TRƯỚNGSỰ NỔI DẬY THÌNH LÌNH CỦA VŨ SĨ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VIỆC NẦYLịch sử tiến triển rõ rệt nhất khi có sự thay đổi quyền lực chính trị. Sức mạnh làm lịch sửtiến triển trước hết được tích lũy ở giai tầng thấp nhất trong xã hội, sức mạnh nầy lần lầnlên giai tầng trên và sau cùng đi đến chỗ làm thay đổi quyền lực chính trị. Và động cơthúc đẩy lịch sử tiến triển lúc nào cũng là cần lao sinh sản, và điều nầy đã trở thànhthường thức ngày nay.Như đã nói ở phần trước, không phải dòng Fujiwara hay những quí tộc khác đã làm xãhội luật lệnh biến chất để trở thành xã hội quí tộc, mà chính sự chống đối tiêu cực củagiới nông dân đã gây ra điều nầy. Nông dân đã trốn ruộng khẩu phần, gây ra sự đổ vỡ củachế độ phạn điền và làm phát triển chế độ trang viên. Sau đó, chính sự trưởng thành củanông dân đã khiến nông dân đứng lên làm trang viên đổ vỡ, và từ đó, quốc gia thời cổ bịdiệt vong và xã hội phong kiến được tạo ra.Sự nổi dậy thình lình của vũ sĩ không nhất thiết là kết quả của quá trình tranh dành quyềnlực giữa vũ sĩ và quí tộc trong nội bộ của giai cấp cai trị. Như đã nói ở phần trước, vũ sĩlà một thế lực mới xuất hiện từ thành phần hào nông, tầng lớp danh sĩ ở nông thôn. Sưnổ i dậy thình lình của vũ sĩ có một ý nghĩa lớn lao là tiến hành cách mạng trong quyềnlực cai trị, mà giai cấp cai trị của quốc gia đời xưa đã giữ hầu như là liên tục từ thời đạiYayoi, nay sắp bị thay đổi bằng một thế lực từ dưới lên, một thế lực đã được bồi dưỡngtrong đại chúng nhân dân.Giai cấp thị tính, quí tộc thời luật lệnh, quí tộc thời chính trị nhiếp quan, tất cả đã giữ địavị cai trị của mình trong cơ cấu quốc gia dưới chế độ thiên hoàng, ngược lại vũ sĩ, nhữngđịa chủ ở địa phương, có chân đứng trên một cơ sở hiện thực là kinh doanh nông nghiệp.Vũ sĩ đã được sinh ra với sứ mệnh phải lớn lên trong nội bộ của cơ cấu chế độ thiênhoàng, nên đã phải lấy một hình thức tuân thủ giai cấp cai trị, tỉ dụ như hoặc được bổnhiệm làm quan “Tsuibushi” (追捕使) (Truy bổ sứ) hoặc “Oryoushi” (押領使) (Áp lãnhsứ), hoặc làm người nhà của dòng Fujiwara. Đôi lúc vũ sĩ đã cần phải để dòng quí tộcnhư Taira (Bình) hoặc Minamoto (Nguyên) đứng trên làm Touryou (棟梁) (Đống lương:đầu lãnh), nhưng thực lực của vũ sĩ không phải là do sự quan hệ với thượng tầng, mà điềuthứ nhất là do sự kết hợp với đất đai, kế đến là do một khế ước chủ tùng (chủ tớ) vớinhững người ở giai tầng xã hội thấp hơn. Nhờ lấy một sức mạnh từ dưới làm nguyênđộng lực, vũ sĩ đã đổi ngược được địa vị cai trị trong quốc gia thời xưa, và đã thành côngtrong việc tạo ra một xã hội mới, đó là xã hội phong kiến mới.Vũ sĩ đã đứng tiên phong trong việc tiến hành cách mạng bằng phương pháp ăn mòn từnội bộ thể chế trang viên, nhưng đã không thể phá vỡ quốc gia thời xưa trong một lầnđược. Vũ sĩ đã phải thỏa hiệp với quí tộc nhiều lần, và xã hội đã cần một thời gian dàihằng mấy trăm năm mới hoàn toàn thay đổi được sang tổ chức phong kiến.Giòng Taira đã thành công trong việc lấy chính quyền ở Kyouto sau khi bình định loạnHougen (保元)[1] (Bảo nguyên) và loạn Heiji (平治)[2] (Bình trị). Nhưng giòng Tairachỉ giữ được những chức vụ trọng yếu trong cơ cấu chính trị quí tộc, chớ chưa mở rađược một thể chế chính trị vũ gia mới, thay thế cho chế độ chính trị quí tộc. Ngay nhưMinamoto Yoritomo (源頼朝), người diệt dòng Taira, lập Mạc phủ ở Kamakura, cũngchỉ tạo ra được một tổ chức có quyền lực độc lập để khống chế vũ sĩ và lãnh địa của họ,chớ không phải để cướp đoạt quyền năng của chính phủ Kyouto. Việc bắt đầu chế độchính trị vũ gia ở đây chỉ có nghĩa là sự bắt đầu của một cách cai trị hai phía, một của vũgia và một của công gia (quí tộc của quốc gia thời xưa và con cháu của họ).Sau đó, vào năm 1221, qua lo ạn Joukyuu (承久)[3] (Thừa Cửu), mạc phủ có ưu thế tuyệtđối. Việc ăn mòn quyền lực cai trị trở thành nhanh hơn. Mạc phủ đã đặt Shuugo (守護)(Thủ hộ), Jitou (地頭) (Địa đầu) thay thế cho quốc t ư và chủ trang viên, những quan chứccai trị thời xưa. Việc di chuyển cai trị từ hai phía sang cai trị một phía của vũ sĩ đ ã đi đếnchỗ không ngăn chận được. Nhưng thời mạc phủ Kamakura cũng không vượt khỏi giaiđoạn có tính cách quá độ nầy.Văn hóa sử đã phản ánh đúng tình thế xã hội nói trên. Sự tăng trưởng của thế lực vũ sĩ dosự trưởng thành của quần chúng đẩy lên khiến thế giới văn hóa lần lượt sinh ra những vănhóa mới có những yếu tố dân chúng phong phú, không thể thấy trong xã hội quí tộc.Nhưng ở Kyouto, quyền uy văn hóa của quí tộc thời xưa và địa vị chính trị của họ vẫnđược duy trì. Mặc dầu đã lấy được quyền lực, nhưng vũ sĩ chưa có được một văn hóa độcđáo của chính mình để có thể đương đầu với văn hóa quí tộc, nên vũ sĩ vẫn phải quì chântrước văn hóa quí tộc và học hỏi văn hóa đó. Và để tương ứng với thế lực chính trị, ngaytrên mặ ...

Tài liệu được xem nhiều: