Danh mục

Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 6 VĂN HÓA XÃ HỘI THỜI PHONG KIẾN VỮNG MẠNH MỸ THUẬT CỦA VŨ TƯỚNG VÀ HÀO THƯƠNG

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.95 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ việc thành lập lãnh địa (lãnh thổ do các lãnh chúa trực tiếp cai trị), trật tự phong kiến đã được tạo ra một cách tự nhiên trong từng khu vực. Ba anh hùng Oda Nobunaga (織田信長), Toyotomi Hideyoshi (豊臣秀吉), và Tokugawa Ieyasu (徳川家康) chế độ hóa trật tự phong kiến nầy, và thành lập chính quyền thống nhất trên những lãnh chúa phân tán khắp nơi trong toàn quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 6 VĂN HÓA XÃ HỘI THỜI PHONG KIẾN VỮNG MẠNH MỸ THUẬT CỦA VŨ TƯỚNG VÀ HÀO THƯƠNG Văn hoá sử Nhật Bản_Chương 6CHƯƠNG 6VĂN HÓA XÃ HỘI THỜI PHONG KIẾN VỮNG MẠNHMỸ THUẬT CỦA VŨ TƯỚNG VÀ HÀO THƯƠNGTừ việc thành lập lãnh địa (lãnh thổ do các lãnh chúa trực tiếp cai trị), trật tự phong kiếnđã được tạo ra một cách tự nhiên trong từng khu vực. Ba anh hùng Oda Nobunaga(織田信長), Toyotomi Hideyoshi (豊臣秀吉), và Tokugawa Ieyasu (徳川家康) chế độhóa trật tự phong kiến nầy, và thành lập chính quyền thống nhất trên những lãnh chúaphân tán khắp nơi trong toàn quốc. Đặc biệt là Hideyoshi, ông đã cho thi hành một chínhsách gọi là Taikoukenchi (太閤検地) (Thái cáp kiểm địa)[1] để quét sạch t àn tích của chếđộ trang viên, xác lập chế độ điền địa theo thể chế phong kiến. Năm 1591 (Tenshou“Thiên Chính” năm 19), ông đã nghiêm khắc phân chia dân theo lí lịch xã hội thành 3thân phận là vũ sĩ, đinh nhân (người thành phố) và bách tính (nông dân), và cấm mọingười không được thay đổi thân phận nầy. Hideyoshi đã cho tịch thu đao kiếm, cấm nôngdân giữ vũ khí, để chấm dứt việc thay cũ đổi mới do “hạ khắc thượng” gây ra, lấy trật tựgiai cấp sĩ, nông, công, thương làm cơ sở, để xác lập chế độ phong kiến do vũ sĩ cai trị.Trong thời đại 3 anh hùng nầy, không khí tự do phóng túng của thời đại trước vẫn còn tồntại. Về mặt quốc tế, việc giao dịch với các nước trên thế giới được triển khai linh động,khí thế tích cực xoay xở công việc vẫn còn mạnh mẽ, nên trong thế giới văn hóa, thời nầycó những đặc sắc hào hoa không thể thấy được trong thời đại sau khi bế quan tỏa cảng.Nếu chia thời đại theo sở tại của chính quyền, ta có thể gọi thời Oda và Toyotomi cuốithế kỷ 16 là thời Azuchi Momoyama (安土桃山)[2] và thời Tokugawa từ thế kỷ 17 làthời Edo. Nhưng về mặt văn hóa sử, từ cuối thế kỷ 16 cho đến những năm Kan-ei (QuảngVĩnh) giữa thế kỷ 17, khoảng thời gian dài 80 năm nầy có thể gọi chung là thờiMomoyama.Những người cầm quyền trước thời kỳ bế quan tỏa cảng, đã bãi bỏ những đặc quyền của“za” (座) (tọa: những nhóm thương, công nghiệp độc quyền chế tạo, buôn bán sản phẩm),cho tự do giao dịch trong nước, khuyến khích mậu dịch với ngoại quốc, chế hóa tệ Ooban(大判) (tiền lớn), Koban (小判) (tiền nhỏ), xúc tiến phát triển kinh tế phân phối. Nhữnghào thương mậu dịch với ngoại quốc ở Sakai (境)(thị trấn gần Oosaka), Hakata (博多)(thành phố ở bắc Kyuushuu) đã cộng tác với chính sách nầy. Ở thời đại nầy, văn hóathành thị chưa được phát triển đầy đủ để có thể được định nghĩa một cách minh bạch.Những tay chủ yếu trong văn hóa Momoyama là những vũ tướng cai trị mới, kế đó lànhững hào thương hợp tác với vũ sĩ. Với tinh thần hào phóng, hoạt bát không chịu bị ràngbuộc bởi những qui tắc, văn hóa thời đại nầy có sức mạnh to lớn khác với văn hóa quí tộcthời xưa, một văn hóa có tính cách cao nhã nhưng yếu đuối, và cũng khác với văn hóathành thị thời Edo, kích thước nhỏ lại suy đồi.Với ý nghĩa đó, kiến trúc thành quách đã phát huy được những đặc trưng của văn hóathời Momoyama. Lúc vũ sĩ mới xuất hiện, họ còn ở rải rác trong nông thôn, nên thànhquách của họ còn thô sơ, phía trước có nhà gác cao, chung quanh nhà đào mương cạn. Họlấy chiến thuật lập thành trì trên núi hiểm trở để có thể chiến đấu trường kỳ. Nhưng khilãnh chúa dành được lãnh địa riêng cho mình, họ đã cho cất thành quách trong lãnh địacủa mình ở nơi bằng phẳng, có giao thông tiện lợi, và chung quanh đó cho t ập trung kẻdưới với nhà buôn, lập ra thành thị. Quy mô của thành quách trở nên lớn ra, mương vừarộng lại sâu, quanh thành đấp đá cao, nhà gác cất cao hơn, cửa thành làm vững chắc, ởtrung tâm có nhà chính (本丸) (honmaru). Lại còn cất thêm Tenshukaku (天守閣) từ 3đến 5 tầng (Tenshukaku: nhà gác cao t ầng để từ đó có thể nhìn xa, canh chừng bất trắc)để dương cao uy thế quân chủ phong kiến của mình.Trong những kiến trúc tự viện từ trước đến nay, đã có những kiến trúc cao tầng như thápbà, cửa chùa theo dạng thức đại lục, nhưng một kiến trúc cao tầng không có liên quan đếntôn giáo như Tenshukaku, hoàn toàn do sáng chế của người Nhật, là một hiện tượngkhông có từ trước đến giờ. Quí tộc thời xưa đã tự mình cất chùa chiền có tháp cao vừa đểcúng bái, vừa để hãnh diện với tư cách lãnh đạo của mình, vừa giác ngộ quyền thế bébỏng của mình trước thế giới vô hạn. Ngược lại những vũ tướng ở thời phong kiến vữngmạnh nầy, những người đã đốt chùa Hieizan, chùa Negoro (根来) (chùa ở thôn Negoro,một phần của xã Iwade, tỉnh Wakayama ngày nay ), đã có một nỗi vui vô cùng to lớn khicất những Tenshukaku cao, để nêu uy thế của mình ra bốn phương.Điều nầy cho ta thấy sự thụt lùi của tinh thần tôn giáo xảy ra từ thời đại trước đã đến chỗquyết định, đúng vào lúc những kiến trúc thành quách trở thành chủ lưu thay thế cho kiếntrúc tự viện. Những kiến trúc thành quách có qui mô to lớn của thời nầy là thành Azuchi(安土) của Nobunaga, thành Oosaka (大阪), thành Fushimi (伏見) của Hideyoshi (vùngđất có thành Fushimi sau đó được gọi là Momoyama ...

Tài liệu được xem nhiều: