Danh mục

Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 7 VĂN HÓA THỜI KỲ PHONG KIẾN SUY SỤP VĂN NGHỆ THÀNH PHỐ CHÍN RỤC VÀ TRẬT TỰ PHONG KIẾN LUNG LAY

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh tế hàng hóa phát triển khiến độ nghèo khổ của vũ sĩ và nông dân ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 1716 (Kyouhou nguyên niên) Tokugawa Yoshimune (徳川吉宗) tựu chức tướng quân thứ 8, cho thi hành Kyouhou no kaikaku (享保の改革) (cải cách thời Hưởng Bảo) nhằm mục đích đè ém xu thế nầy để lập lại trật tự phong kiến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 7 VĂN HÓA THỜI KỲ PHONG KIẾN SUY SỤP VĂN NGHỆ THÀNH PHỐ CHÍN RỤC VÀ TRẬT TỰ PHONG KIẾN LUNG LAY Văn hoá sử Nhật Bản_Chương 7CHƯƠNG 7VĂN HÓA THỜI KỲ PHONG KIẾN SUY SỤPVĂN NGHỆ THÀNH PHỐ CHÍN RỤC VÀ TRẬT TỰ PHONG KIẾN LUNG LAYKinh tế hàng hóa phát triển khiến độ nghèo khổ của vũ sĩ và nông dân ngày càng trở nêntrầm trọng. Năm 1716 (Kyouhou nguyên niên) Tokugawa Yoshimune (徳川吉宗) tựuchức tướng quân thứ 8, cho thi hành Kyouhou no kaikaku (享保の改革) (cải cách thờiHưởng Bảo) nhằm mục đích đè ém xu thế nầy để lập lại trật tự phong kiến. Dưới thờitướng quân thứ 10 Ieharu (家治), từ năm 1767 Tanuma Okitsugu (田沼意次) nắm thựcquyền đã thông đồng với những thương nhân được đặt hàng, đưa ra chính sách mới.Chính sách nầy ngược lại có chiều hướng thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế hànghóa. Qua việc ngầm thỏa thuận nầy, thương nhân có thể làm được mọi việc bằng sứcmạnh của đồng tiền, việc nầy lộ rõ một cách công nhiên, nên bị phê phán và Tanuma đãbị cách chức. Năm 1787 (Tenmei năm thứ 7), dưới đời tướng quân thứ 11 Ienari (家斉),Matsudaira Sadanobu (松平定信) tựu chức “Lão trung” (quan nhiếp chính dưới taytướng quân), và vào năm 1789, ông nầy đã cho thi hành chính sách Kansei no kaikaku(寛政の改革) (cải cách thời Khoan Chính). Chính sách có tính cách phục cổ nầy nhằmchỉnh tề kỷ cương, bổ sung tài chính, khuyến khích cần kiệm, tránh xa xỉ, cứu tế vũ sĩ,ngăn chận hoang phế nông thôn.Nhưng năm 1793 (Kansei năm thứ 5) Sadanobu về hưu, Ienari lấy lại thực quyền, chínhsách chỉnh tề đổ vỡ, trên dưới đua nhau hưởng lạc. Thời văn hóa chín rục thường đượcgọi là thời “Văn Hóa Văn Chính”[1] mở màn. Trong tình thế đó, dưới thời tướng quânthứ 12 Ieyoshi (家慶), Mizuno Tadakuni (水の忠邦) tựu chức “Lão trung”, đã tìm cáchthi hành Tenho no kaikaku (天保の改革) (cải cách thời Thiên Bảo). Đây là nỗ lực cuốicùng của mạc phủ nhằm chấn hưng chế độ phong kiến, ngo ài khuyến khích cần kiệm,chỉnh tề phong tục, chỉnh lý t ài chính, còn thi hành chính sách có tính cách trung ươngtập quyền như kiểm soát trực tiếp đất đai trong vòng 10 dậm xung quanh Edo, đặt thươngnhân mới ở nông thôn dưới sự cai trị trực tiếp của mạc phủ v.v…Nhưng chính sách nầyđã bị phản đối từ mọi mặt và năm 1843 (Thiên Bảo năm 14) Tadakuni bị cách chức, từ đóEdo mạc phủ bước lên đường suy vong.Để đối ứng với những mâu thuẫn càng ngày càng mạnh mẽ nầy, chính trị đã thay đi đổilại trong 2 chính sách hoặc là can thiệp có tính cách phục cổ đè ép đại chúng, hoặc là bấtcan thiệp có tính cách hiện thực theo chiều đại chúng. Trong trường hợp chính sách phụccổ được thi hành, ngược lại ý đồ của người cải cách, nền kinh tế hàng hóa vẫn tiếp tụcphát đạt, và tiếp tục làm cho xã hội phong kiến biến chất. Trong những thời kỳ có cảicách phục cổ, luôn luôn có những chính sách chỉnh tề phong tục, và những quản lýnghiêm khắc đối với văn hóa thành phố. Dưới áp bức của quyền lực, văn hóa đã khôngphát triển theo hướng lành mạnh được. Áp bức nầy đã không ngăn cản được tính cách đồitrụy, chín rục của văn hóa thành phố, ngoài mặt giả vờ tuân theo quyền lực, thuận theochính sách, nhưng sau lưng lại t ìm cách thỏa mãn dục vọng lén lút ở nơi khác, và đã đưađến kết quả có tính cách không lành mạnh.Người thành phố đã không có đủ sức vạch ra một hướng đi mới trong lịch sử. Sinh hoạtcủa họ chỉ có thể làm cho văn hóa tiêu phí trong thời thái bình chín rục, không thể trởthành một điều kiện lịch sử đủ để tích trữ năng lượng tạo lập ra một thời đại mới. Tuyvậy, như sẽ nói ở phần sau, cũng cần phải đánh giá cao những cải tiến trong văn hóathành phố, đã nâng đỡ những vận động của giới t ư tưởng, giới học giả, những người t ìmcách thoát ly lý thuyết phong kiến. Nhưng khi so sánh với thời Genroku, đặc biệt về nghệthuật, nghệ thuật thành phố của thời phong kiến suy sụp mà “Văn Hóa Văn Chính” làchính yếu, đã giống như nghệ thuật quí tộc thời hậu kỳ Heian. Nghệ thuật nầy tuy tinhtuý điêu luyện về chất, nhưng đó chỉ là những phát triển cực hạn trong ngõ hẻm, khôngcó liên kết trực tiếp với đại lộ tiến bộ chính yếu mạnh mẽ của lịch sử. Dưới đây là nhữngkhảo sát cụ thể về những lãnh vực nghệ thuật của thời đại nầy.Về văn nghệ, sách Ukiyo thịnh hành nhất thời Saikaku, nay đã biến thành những truyệnkhí chất loại hình (viết về đặc tính cảm tình của một loại ngườI nào đó) rồi suy tàn dần.Sau đó tiểu thuyết đã phân hóa và lưu hành thành những sách như yomihon (読本) (sáchđọc), kusazoushi (草双紙) (sách có tranh), sharebon (洒落本) (sách chơi bời kiểu cách,buồn cười), kokkeibon (滑稽本) (truyện kỳ dị), ninjoubon (人情本) (truyện nhân tình)v.v…Yomihon thường là những truyện dài lấy đề tài ở lịch sử. Nổi tiếng là truyện “NansouSatomi Hakkenden” (南総里美八犬伝)[2] của Takizawa Bagin (谷沢馬琴), ông ta đãmất 28 năm để viết sách có 106 quyển nầy. Nhưng nhân vật trong chuyện đều có đặc tínhgiống nhau, cộng với đạo đức phong kiến, khuyến thiện trừng ác một cách máy móc đãlàm cho truyện mất tự nhiên, chỉ cố tình thu hút đọc giả ở những diễn biến ...

Tài liệu được xem nhiều: