Thông tin tài liệu:
Quảng cáo là một nghệ thuật. Làm thế nào để công ty bạn thu hút được nhiều sự chú ý nhất vào quảng cáo của mình, Những quảng cáo độc đáo, hài hước nhất đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới.Tuy nhiên quảng cáo được chấp nhận không khi nó vượt quá tính nhân văn của xã hội và quyền con người. Bạn cần phải xem xét điều này xây dựng thành công một chương trình quảng cáo....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa...tảng đá quảng cáo cầnVăn hóa...tảng đá quảng cáo cần trèo quaQuảng cáo là một nghệ thuật. Làm thế nào để công ty bạn thu hút được nhiềusự chú ý nhất vào quảng cáo của mình, Những quảng cáo độc đáo, hài hướcnhất đều đ ược sử dụng rộng rãi trên thế giới.Tuy nhiên quảng cáo đ ược chấpnhận không khi nó vượt quá tính nhân văn của xã hội và quyền con người.Bạn cần phải xem xét điều này xây dựng thành công một chương trình quảngcáo.Quảng cáo nước tẩy sàn nhà S. được minh họa bằng hình ảnh một cô gái xinhđẹp mỗi lần mở nắp chai chất tẩy liền đưa lên mũi… hít một hơi sảng khoái.Nhiều người xem mẩu quảng cáo trên đ ều chặc lưỡi: “D ở hơi”. Đúng là chấttẩy mà đưa lên mũi hít sảng khoái thì “thần kinh có vấn đề”. Và biết đâu cáidở hơi kia lại bị các em nhỏ bắt chước? Có thể không chủ ý, nhưng mẩuquảng này vô tình tạo nên một hình ảnh “người Việt ngớ ngẩn”.Không ngớ ngẩn bằng hình ảnh nhưng câu slogan quảng cáo cho thuốc ho P.lại độc chiêu hơn chỉ với năm âm tiết: “Thuốc nam mà hiệu quả”. Có lẽ khôngai nghi ngờ thiện ý của nhà quảng cáo, nhưng với cách dùng từ ngữ như thế(Thuốc nam... mà hiệu quả) thì thiển nghĩ đây là cách… hạ thấp thuốc namhoàn hảo nhất.Bằng hình ảnh đi kèm slogan, quảng cáo không chỉ chuyển tải một thông tinmà còn thể hiện một khía cạnh văn hóa. Mỗi quốc gia có một bản sắc văn hóakhác nhau, do đó quảng cáo cũng phải dựa trên cái phông văn hóa đặc trưngấy.Thế nhưng trong thực tế lại không hẳn như vậy. Xem quảng cáo trên các kênhtruyền hình Việt, có thể thấy thường xuyên một điều là có nhiều mẩu quảngcáo phô, nếu không muốn nói là phản cảm, và làm nhạt nhòa hình ảnh vănhóa như các ví dụ vừa nêu.Nêu vấn đề văn hóa trong quảng cáo không phải là đặt một đòi hỏi quá vĩ mô,nghiêm trọng. Ở đây chỉ bàn đ ến những chi tiết hàm chứa yếu tố văn hóatrong đời sống hằng ngày mà thôi.Gây ấn tượng, bỏ qua tính hợp lý trong các mẩu quảng cáo là điều có thể hiểu,nhưng gây ấn tượng mà bất chấp những yếu tố văn hóa thì quả thật khó chấpnhận. Trước đây, H ãng dầu gội S. tung ra một slogan: “S ống là không chờđợi” khiến nhiều người bị sốc.Thế nhưng sau đó có một điều chỉnh nhỏ: “Vì cuộc sống là không chờ đợi”khiến câu slogan này trở nên dễ chịu hơn nhiều. V à, như thế chỉ cần một haichữ trong cấu trúc thay đổi đó đã thể hiện một tinh thần cầu thị của người làmquảng cáo, câu slogan cũng chuyên chở giá trị tinh thần tốt đẹp hơn.Quảng cáo, sao không là văn hóa? Đành rằng mục đích chính của quảng cáolà chuyển tải thông tin sản phẩm. Nhưng một khi quảng cáo khước từ yếu tốvăn hóa, chỉ chăm chăm tìm cách gây sốc bằng mọi cách thì trước hết sẽ tạonên phản ứng ngược.Và từ những hình ảnh chỉ thoáng qua giây lát sẽ dần tạo nên những thói quenvăn hóa trong tiềm thức. Sẽ không chỉ thấy những mẩu quảng cáo phản cảmmà còn thấy ở đấy: người Việt vô duyên, người Việt ngớ ngẩn, người Việt tựti…Tạo dấu ấn văn hóa không phải là điều dễ dàng, nhưng ý thức về nó luôn cầnthiết. Văn hóa nhiều khi không cần phải thêm vào mà phải bỏ bớt đi, ví nhưcâu slogan quảng cáo thuốc nam P. nếu bỏ đi chữ “mà” thì sẽ hay biết mấy.“Thuốc nam hiệu quả” đó không phải là hiệu quả của nhà quảng cáo hay sao?Và đó cũng chính là hiệu quả văn hóa mà mỗi người đang góp vào đời sốngmỗi ngày.