Danh mục

Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh và việc vận dụng vào việc ứng xử của sinh viên trên không gian mạng ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 439.42 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh và việc vận dụng vào việc ứng xử của sinh viên trên không gian mạng ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay" tập trung vào nghiên cứu cơ sở lí luận về văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh và việc vận dụng vào việc ứng xử của sinh viên trên không gian mạng xã hội ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh và việc vận dụng vào việc ứng xử của sinh viên trên không gian mạng ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay Hồ Thanh Hải Nguyễn Tam Quang Võ Phi Long Nguyễn Thị Tố Nga Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Tóm tắt: Cách ứng xử có văn hóa, phép lịch sự trong giao tiếp là cần thiết trong đời sống xã hội Việt Nam. Đó là những biểu hiện tốt đẹp của lối sống chung, của ý thức tôn trọng lẫn nhau, là sự trao đổi cân bằng và sự quan tâm giữa người với người trong gia đình và ngoài cộng đồng xã hội. Phép lịch sự trong việc ứng xử là một sự tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong giao tiếp, nhưng không phải là những ứng xử một cách máy móc, mà là những việc làm, lời ăn tiếng nói linh hoạt, nhiều vẻ gắn với từng hoàn cảnh, từng môi trường cụ thể và tùy theo đối tác gặp gỡ. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nhất là văn hóa ứng xử ở ở giảng đường đại học của sinh viên có vai trò cực kì quan trọng. Bài tham luận tập trung vào nghiên cứu cơ sở lí luận về văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh và việc vận dụng vào việc ứng xử của sinh viên trên không gian mạng xã hội ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Văn hóa; ứng xử; sinh viên; Sư phạm; không gian mạng. 1. Đặt vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm, những vấn đề lí luận mang bản chất khoa học và tính cách mạng. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá mang đậm tính chắt lọc, kế thừa, tổng hợp từ các giá trị mang tính văn hoá ở ngay cả trên 2 phương diện, phương Đông lẫn phương Tây. Cũng chính vì vậy trong tư tưởng của người luôn mang tính hài hoà, tính sáng tạo, tính phát huy nhưng vẫn giữ được đậm đà bản sắc dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá còn là sự giao thoa giữa cái truyền thống và cái hiện đại, những cái cũ nhưng không lỗi thời sẽ được phát huy, cái lạc hậu tất yếu sẽ bị đào thải. Những cái mới và thực sự phù hợp với nền văn hoá nước nhà sẽ được người áp dụng một cách triệt để. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của Hồ Chí Minh đó chính là văn hóa ứng xử. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề này là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đối tượng sinh viên nhất là sinh viên ngành Sư phạm, những giáo viên tương lại cần có những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết trong giao tiếp, ứng xử nhất là hoạt động trên không gian mạng hiện nay. 598 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Một số khái niệm Văn hóa - “culture”, có gốc chữ Latin chính là sự “trồng cấy”. Ở đây theo nghĩa bóng thì culture có nghĩa: Văn hoá là quá trình nuôi dưỡng thành con người như thể gieo trồng và chăm sóc mầm cây vậy. Còn văn hoá theo nghĩa Hán tự là quá trình con người hoá con người. Văn hoá là một giá trị, một ý nghĩa, một lối sống bất khả phân với con người. Con người là con người bởi có văn hoá; văn hoá là văn hoá bởi từ con người và cho con người. Muốn trở thành văn hoá, một con người, một gia đình, một xã hội phải đào luyện, chắt lọc mình trong từng cử chỉ, từng hành vi, từng thể thức, từng thái độ. Sự chắt lọc ấy tạo nên bản sắc. Như vậy, văn hoá sẽ tạo nên bản sắc và bản sắc tạo nét riêng đặc thù cho văn hoá. Và một nền giáo dục phải nhắm đến mục đích đào tạo những con người có bản lĩnh cho xã hội khao khát theo đuổi giá trị văn hoá. Đào luyện con người văn hoá, trước hết là đào luyện một nền văn hoá toàn diện cho con người, và sau đó con người đó sẽ mang theo hành trang văn hoá của mình gia nhập cuộc hành trình của xã hội. Một công dân được giáo dục văn hoá là công dân có khả năng tham dự vào xã hội bằng một tấm lòng nhân ái, một thái độ cư xử lịch lãm, đúng mực, và một tâm hồn cao thượng. Một xã hội chỉ có thể trở thành văn hoá với những công dân đã được đào luyện văn hoá, và nền văn hoá đó giúp cho mọi người được sống trong ánh sáng nhân bản. Đảng ta coi việc bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân có tác dụng vô cùng quan trọng. Tại Đại hội VII, Đảng coi đó là một nội dung lớn trong công tác “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng” nhằm chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tại Đại hội XII, Đảng coi việc học tập phong cách Hồ Chí Minh nhằm: “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm. Từ đó có thể thấy, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng đề cập từ khá sớm và là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Ứng xử là cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, ứng x ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: