VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 290.83 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sử dụng cách nhìn nhân học và xã hội học về văn hóa để phân tích một số vấn đề văn hóa cơ bản hiện nay ở Việt Nam trong quá trình trở nên hiện đại với bối cảnh áp lực toàn cầu hóa. Nếu văn hóa bao gồm một hệ thống tri thức nhất định, thì để nhanh chóng bắt kịp thế giới, hiện đại hóa ở Việt Nam phải bao gồm việc tiếp thu một cách sáng tạo hệ tri thức quốc tế cập nhật. Việt Nam cũng cần xây dựng một hệ giá trị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY PGS.TS. Bùi Thế Cường Viện trưởng, Viện PTBV vùng Nam Bộ Bài viết sử dụng cách nhìn nhân học và xã hội học về văn hóa để phân tích một số vấn đề văn hóa cơ bản hiện nay ở Việt Nam trong quá trình trở nên hiện đại với bối cảnh áp lực toàn cầu hóa. Nếu văn hóa bao gồm một hệ thống tri thức nhất định, thì để nhanh chóng bắt kịp thế giới, hiện đại hóa ở Việt Nam phải bao gồm việc tiếp thu một cách sáng tạo hệ tri thức quốc tế cập nhật. Việt Nam cũng cần xây dựng một hệ giá trị và hệ chuẩn mực của tính hiện đại, trong đó luật pháp là hình thái cốt lõi. Là lối sống, văn hóa sẽ là rất khó đồng thời là rất dễ để biến đổi. Nhờ vậy, một xã hội mới có thể vừa bắt kịp thời đại vừa giữ gìn được bản sắc của mình. Mọi quá trình hiện đại hóa cho đến nay đều đòi hỏi một điều kiện tiên quyết, đó là một sự đột khởi về văn hóa. Đổi Mới là một sự đột phá về mặt văn hóa- xã hội, song để tiến nhanh đến một xã hội công nghiệp hóa đầy đủ, xã hội Việt Nam vẫn cần một tinh thần quật khởi mạnh mẽ. Theo cách nhìn xã hội học và nhân học, văn hóa có thể được xem là cấu thành của ba nội dung lớn: hệ tri thức, giá trị và chuẩn mực. Bài viết này xem xét văn hóa theo quan niệm trên trong mối quan hệ với quá trình hiện đại hóa và đặt nó vào bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Một đặc điểm quan trọng của cách nhìn xã hội học là nó không chỉ đồng ý với quyết định luận kinh tế, mà còn thừa nhận và nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của văn hóa trong tổ chức xã hội, trong tiến trình hiện đại hóa. Lý giải sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu, xã hội học đã cống hiến hai cách giải thích đặc sắc: cách giải thích của Mác dựa trên cấu trúc kinh tế (một kiểu cấu trúc xã hội), và cách giải thích của Weber dựa trên văn hóa. Nói cách khác, Weber nhìn chủ nghĩa tư bản không phải chỉ là một loại hình cấu trúc xã hội, mà còn là một loại hình văn hóa. Cả hai cách nhìn này cống hiến cho chúng ta một hàm ý kép: xây dựng một xã hội hiện đại có nghĩa là (phải) kiến tạo nên một cấu trúc kinh tế-xã hội đặc thù, đồng thời cũng (phải) là kiến tạo nên một kiểu văn hóa đặc thù (Marx, 1961, 1963 và 1976. Weber, 2008). 1. VĂN HÓA NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI HÓA Xã hội công nghiệp được tổ chức theo nhiều nguyên lý trái ngược với xã hội tiền công nghiệp. Chẳng hạn, các nhà xã hội học thường đồng ý với nhau rằng xã hội công nghiệp dựa trên những nguyên lý sau đây: xã hội thay cho cộng đồng (quan hệ chức năng thay cho quan hệ sơ cấp), tổ chức quan liêu, dựa trên khoa học và công nghệ, đề cao cá nhân luận (individualism, kèm theo là quyền con người), duy lý (reason), hợp lý (rational). Một số nhà xã hội học đi theo xu hướng kiểm kê những đặc điểm khác nhau phân biệt giữa hai kiểu xã hội, cổ truyền tiền hiện đại và công nghiệp. Từ đó xây dựng những tiêu chí cho hiện đại hóa: một khi đạt được rõ nét những đặc điểm này thì được xem là đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa. Bảng 1 minh họa một sự so sánh khác biệt giữa hai kiểu xã hội ngăn cách nhau bởi hiện đại hóa. Có thể tạm gọi “phương pháp luận” của sự hình thành bảng này là “cách thức kiểm kê”. Cách này có ích lợi về mặt bản đồ nhận thức lẫn chính sách. Nó bắt đầu từ các biểu hiện (đặc điểm) mang tính thực chứng (trực tiếp, hữu hình, đo lường được). Từ đó người ta có thể đưa ra một hệ thống chính sách cho sự chuyển đổi và kiến tạo mới một xã hội hiện đại. Khi làm nảy sinh đầy đủ các “biểu hiện” (đặc điểm) này cho một quốc gia, ta có thể nói đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa. Xét về mặt văn hóa, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm việc tạo dựng nên một hệ văn hoá hiện đại, mang tính công nghiệp (cả về tri thức, giá trị, chuẩn mực, và phong cách). Việc tạo dựng này sẽ là một sự đụng độ sâu sắc với hệ văn hóa tiền công nghiệp. Nhưng một nhóm người hay cả một quốc gia đi vào hiện đại hóa lại không thể vứt bỏ toàn bộ di sản văn hoá của mình. Một mặt, nó phải dùng di sản đã có này làm động lực cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Mặt khác, nó phải giữ di sản này để làm nên bản sắc (identity) ngay cả sau khi đã hiện đại hóa (Kidd, 2002). 2. VĂN HÓA LÀ HỆ TRI THỨC: HIỆN ĐẠI HÓA CẦN MỘT HỆ TRI THỨC QUỐC TẾ CẬP NHẬT Trong cách hiểu xã hội học và nhân học nêu trên, văn hóa trước hết bao gồm hệ tri thức. Đó là thế giới quan, nhân sinh quan, hiểu biết về công nghệ, tổ chức xã hội, v.v. Nhìn vào bề mặt đời sống xã hội người ta tưởng rằng hệ tri thức chỉ là một khối khổng lồ các dữ kiện, thông tin và tri thức. Thực ra, bên dưới biểu hiện rời rạc như vậy, chúng được xã hội liên kết và tổ chức lại với nhau. Cách liên kết và tổ chức tri thức phụ thuộc vào bản chất của nền văn hóa và cấu trúc xã hộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY PGS.TS. Bùi Thế Cường Viện trưởng, Viện PTBV vùng Nam Bộ Bài viết sử dụng cách nhìn nhân học và xã hội học về văn hóa để phân tích một số vấn đề văn hóa cơ bản hiện nay ở Việt Nam trong quá trình trở nên hiện đại với bối cảnh áp lực toàn cầu hóa. Nếu văn hóa bao gồm một hệ thống tri thức nhất định, thì để nhanh chóng bắt kịp thế giới, hiện đại hóa ở Việt Nam phải bao gồm việc tiếp thu một cách sáng tạo hệ tri thức quốc tế cập nhật. Việt Nam cũng cần xây dựng một hệ giá trị và hệ chuẩn mực của tính hiện đại, trong đó luật pháp là hình thái cốt lõi. Là lối sống, văn hóa sẽ là rất khó đồng thời là rất dễ để biến đổi. Nhờ vậy, một xã hội mới có thể vừa bắt kịp thời đại vừa giữ gìn được bản sắc của mình. Mọi quá trình hiện đại hóa cho đến nay đều đòi hỏi một điều kiện tiên quyết, đó là một sự đột khởi về văn hóa. Đổi Mới là một sự đột phá về mặt văn hóa- xã hội, song để tiến nhanh đến một xã hội công nghiệp hóa đầy đủ, xã hội Việt Nam vẫn cần một tinh thần quật khởi mạnh mẽ. Theo cách nhìn xã hội học và nhân học, văn hóa có thể được xem là cấu thành của ba nội dung lớn: hệ tri thức, giá trị và chuẩn mực. Bài viết này xem xét văn hóa theo quan niệm trên trong mối quan hệ với quá trình hiện đại hóa và đặt nó vào bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Một đặc điểm quan trọng của cách nhìn xã hội học là nó không chỉ đồng ý với quyết định luận kinh tế, mà còn thừa nhận và nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của văn hóa trong tổ chức xã hội, trong tiến trình hiện đại hóa. Lý giải sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu, xã hội học đã cống hiến hai cách giải thích đặc sắc: cách giải thích của Mác dựa trên cấu trúc kinh tế (một kiểu cấu trúc xã hội), và cách giải thích của Weber dựa trên văn hóa. Nói cách khác, Weber nhìn chủ nghĩa tư bản không phải chỉ là một loại hình cấu trúc xã hội, mà còn là một loại hình văn hóa. Cả hai cách nhìn này cống hiến cho chúng ta một hàm ý kép: xây dựng một xã hội hiện đại có nghĩa là (phải) kiến tạo nên một cấu trúc kinh tế-xã hội đặc thù, đồng thời cũng (phải) là kiến tạo nên một kiểu văn hóa đặc thù (Marx, 1961, 1963 và 1976. Weber, 2008). 1. VĂN HÓA NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI HÓA Xã hội công nghiệp được tổ chức theo nhiều nguyên lý trái ngược với xã hội tiền công nghiệp. Chẳng hạn, các nhà xã hội học thường đồng ý với nhau rằng xã hội công nghiệp dựa trên những nguyên lý sau đây: xã hội thay cho cộng đồng (quan hệ chức năng thay cho quan hệ sơ cấp), tổ chức quan liêu, dựa trên khoa học và công nghệ, đề cao cá nhân luận (individualism, kèm theo là quyền con người), duy lý (reason), hợp lý (rational). Một số nhà xã hội học đi theo xu hướng kiểm kê những đặc điểm khác nhau phân biệt giữa hai kiểu xã hội, cổ truyền tiền hiện đại và công nghiệp. Từ đó xây dựng những tiêu chí cho hiện đại hóa: một khi đạt được rõ nét những đặc điểm này thì được xem là đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa. Bảng 1 minh họa một sự so sánh khác biệt giữa hai kiểu xã hội ngăn cách nhau bởi hiện đại hóa. Có thể tạm gọi “phương pháp luận” của sự hình thành bảng này là “cách thức kiểm kê”. Cách này có ích lợi về mặt bản đồ nhận thức lẫn chính sách. Nó bắt đầu từ các biểu hiện (đặc điểm) mang tính thực chứng (trực tiếp, hữu hình, đo lường được). Từ đó người ta có thể đưa ra một hệ thống chính sách cho sự chuyển đổi và kiến tạo mới một xã hội hiện đại. Khi làm nảy sinh đầy đủ các “biểu hiện” (đặc điểm) này cho một quốc gia, ta có thể nói đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa. Xét về mặt văn hóa, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm việc tạo dựng nên một hệ văn hoá hiện đại, mang tính công nghiệp (cả về tri thức, giá trị, chuẩn mực, và phong cách). Việc tạo dựng này sẽ là một sự đụng độ sâu sắc với hệ văn hóa tiền công nghiệp. Nhưng một nhóm người hay cả một quốc gia đi vào hiện đại hóa lại không thể vứt bỏ toàn bộ di sản văn hoá của mình. Một mặt, nó phải dùng di sản đã có này làm động lực cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Mặt khác, nó phải giữ di sản này để làm nên bản sắc (identity) ngay cả sau khi đã hiện đại hóa (Kidd, 2002). 2. VĂN HÓA LÀ HỆ TRI THỨC: HIỆN ĐẠI HÓA CẦN MỘT HỆ TRI THỨC QUỐC TẾ CẬP NHẬT Trong cách hiểu xã hội học và nhân học nêu trên, văn hóa trước hết bao gồm hệ tri thức. Đó là thế giới quan, nhân sinh quan, hiểu biết về công nghệ, tổ chức xã hội, v.v. Nhìn vào bề mặt đời sống xã hội người ta tưởng rằng hệ tri thức chỉ là một khối khổng lồ các dữ kiện, thông tin và tri thức. Thực ra, bên dưới biểu hiện rời rạc như vậy, chúng được xã hội liên kết và tổ chức lại với nhau. Cách liên kết và tổ chức tri thức phụ thuộc vào bản chất của nền văn hóa và cấu trúc xã hộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa học triết học khoa học xã hội nhân văn giá trị văn hóa bản sắc văn hóaTài liệu liên quan:
-
27 trang 350 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 292 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 256 0 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 214 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 207 0 0 -
12 trang 154 0 0
-
15 trang 137 0 0