Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 499.03 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nêu lên vai trò của văn học đại chúng. Sự phát triển của loại hình văn học này một mặt góp phần làm đa dạng hóa đời sống văn học, mặt khác đem đến nhiều hệ lụy và gây băn khoăn về sự suy giảm chất lượng nghệ thuật của văn học Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nayVăn học đại chúng ở Việt Nam hiện nayNguyễn Đăng Điệp1Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Email: diepvvh@gmail.com1Nhận ngày 3 tháng 5 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 3 tháng 6 năm 2017.Tóm tắt: Từ khi đổi mới (1986) đến nay, văn học đại chúng ở Việt Nam đã phát triển hết sức mạnhmẽ. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiệnnay, văn học đại chúng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng cho dù tâm thế tiếp nhận và thừanhận nó từ phía người đọc là rất khác nhau. Sự phát triển của loại hình văn học này một mặt gópphần làm đa dạng hóa đời sống văn học, mặt khác đem đến nhiều hệ lụy và gây băn khoăn về sựsuy giảm chất lượng nghệ thuật của văn học Việt Nam.Từ khóa: Văn học đại chúng, sự phát triển, Việt Nam.Phân loại ngành: Văn họcAbstract: Since Vietnam started the đổi mới, or renovation, process, in 1986, the country’s popularliterature has developed in an extremely strong manner. Especially, in the current context of themarket economy and its in-depth and expanded international integration, the Vietnamese popularliterature has been incessantly broadening its influence even though the way it is received andrecognised varies among readers. The development of the type of literature has, on the one hand,contributed to diversifying the country’s literature, but, on the other hand, brought about manynegative impacts and concerns of declining quality.Keywords: Popular literature, development, Vietnam.Subject Classification: Literature1. Mở đầuHiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau vềvăn học đại chúng, song có thể quy vào hailoại chính. Cách thứ nhất, coi văn học đạichúng là biểu hiện mặt trái của kinh tế thịtrường, đề cao hiệu quả kinh tế hơn là hiệuquả xã hội. Cách thứ hai cho rằng văn họcđại chúng chỉ quan tâm đến những cảmxúc vụn vặt, nhỏ hẹp của cá nhân, né tránh31Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2017những vấn đề quan trọng, nóng hổi của đấtnước. Khi nói đến văn học đại chúng,không ít người giữ thái độ kì thị, coi đó chỉlà thứ “á văn học” tồn tại ở khu vực ngoạivi. Bài viết này đề cập đến quan niệm vềvăn học đại chúng, thực trạng và nhữnggiải pháp phát triển loại hình văn học nàyở Việt Nam.2. Quan niệm về văn học đại chúngKhái niệm “văn học đại chúng” nhiều khiđược đánh đồng với một số khái niệm khácnhư “văn học thị trường”, “văn học bìnhdân”, “văn học giải trí”… Sở dĩ có hiệntượng này bởi giữa chúng có những điểmchung: thứ nhất, chúng luôn hướng tới sốđông; thứ hai, chúng đề cao chức năng giảitrí. Trong những nghiên cứu đầu thế kỷ XXtrở về trước, văn học bình dân là tên gọikhác của văn học dân gian, một loại hình cónhững đặc điểm khác biệt với văn chươngbác học. Còn văn học thị trường và văn họcđại chúng sinh ra và phát triển trong điềukiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, kháiniệm văn học thị trường thường dùng để chỉvăn học được viết theo quy luật cung - cầu,thuận mua vừa bán. Tác phẩm văn học, dùlà sản phẩm tinh thần, cũng phải được coi làhàng hóa. Trong điều kiện kinh tế thịtrường, người viết (nhà sản xuất) phải cốgắng đáp ứng yêu cầu, sở thích ấy củangười đọc (kẻ tiêu thụ). Nói gọn hơn, khi cókinh tế thị trường thì có văn học thị trườngvà thị trường văn học. Văn học đại chúngkhác văn học thị trường ở chỗ, nó ra đờitrên nền tảng xã hội tiêu dùng và truyềnthông hiện đại. Phần lớn các nghiên cứuhiện đại về văn học đại chúng đều nhấn32mạnh những đặc điểm quan trọng này. Vìgắn với xã hội tiêu dùng và truyền thôngnên văn học đại chúng có khả năng “xuyênkhông”: không hạn chế về lãnh thổ và biêngiới, không giới hạn phạm vi người đọc.Độc giả văn học đại chúng có thể là bất cứai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, trìnhđộ, dân tộc, quốc gia; có thể đọc trong bấtcứ thời điểm nào; có thể đọc ở sách điện tửvà đọc trên điện thoại di động.Về bản chất, văn học đại chúng có ýthức khước từ tính cung đình và tính hànlâm trong nghệ thuật, có dây mơ rễ má vớivăn học bình dân và là sản phẩm của thờiđại kinh tế thị trường giai đoạn hậu côngnghiệp. Bởi thế, có người coi văn học đạichúng là “văn học dân gian của xã hội côngnghiệp”. Về thời điểm xuất hiện của vănhóa đại chúng trên phạm vi thế giới, trongtiểu luận Lý luận về văn hóa đại chúng (Atheory of mass culture), DwightMacDonald cho rằng, những mầm mốngvăn hóa đại chúng xuất hiện từ thế kỷ XIXkhi xã hội dân chủ phá vỡ sự độc quyền củatầng lớp quý tộc tự coi mình là tinh hoa,những tiến bộ của công nghệ có khả năngđáp ứng nhu cầu của thị trường văn hóa [4].Văn hóa đại chúng hoàn toàn đối lập vớivăn hóa tinh hoa, thậm chí, văn hóa đạichúng phát triển ký sinh trên văn hóa tinhhoa và dựa vào nền tảng truyền thông vàthương mại. Không phải ngẫu nhiên mànhiều tác phẩm tinh hoa được giản lược,được viết lại cho dễ hiểu nhằm tăng tínhphổ cập. Theo từ điển mở Wikipedia, vănhóa đại chúng ra đời vào đầu những năm20 của thế kỷ XX và lan rộng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nayVăn học đại chúng ở Việt Nam hiện nayNguyễn Đăng Điệp1Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Email: diepvvh@gmail.com1Nhận ngày 3 tháng 5 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 3 tháng 6 năm 2017.Tóm tắt: Từ khi đổi mới (1986) đến nay, văn học đại chúng ở Việt Nam đã phát triển hết sức mạnhmẽ. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiệnnay, văn học đại chúng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng cho dù tâm thế tiếp nhận và thừanhận nó từ phía người đọc là rất khác nhau. Sự phát triển của loại hình văn học này một mặt gópphần làm đa dạng hóa đời sống văn học, mặt khác đem đến nhiều hệ lụy và gây băn khoăn về sựsuy giảm chất lượng nghệ thuật của văn học Việt Nam.Từ khóa: Văn học đại chúng, sự phát triển, Việt Nam.Phân loại ngành: Văn họcAbstract: Since Vietnam started the đổi mới, or renovation, process, in 1986, the country’s popularliterature has developed in an extremely strong manner. Especially, in the current context of themarket economy and its in-depth and expanded international integration, the Vietnamese popularliterature has been incessantly broadening its influence even though the way it is received andrecognised varies among readers. The development of the type of literature has, on the one hand,contributed to diversifying the country’s literature, but, on the other hand, brought about manynegative impacts and concerns of declining quality.Keywords: Popular literature, development, Vietnam.Subject Classification: Literature1. Mở đầuHiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau vềvăn học đại chúng, song có thể quy vào hailoại chính. Cách thứ nhất, coi văn học đạichúng là biểu hiện mặt trái của kinh tế thịtrường, đề cao hiệu quả kinh tế hơn là hiệuquả xã hội. Cách thứ hai cho rằng văn họcđại chúng chỉ quan tâm đến những cảmxúc vụn vặt, nhỏ hẹp của cá nhân, né tránh31Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2017những vấn đề quan trọng, nóng hổi của đấtnước. Khi nói đến văn học đại chúng,không ít người giữ thái độ kì thị, coi đó chỉlà thứ “á văn học” tồn tại ở khu vực ngoạivi. Bài viết này đề cập đến quan niệm vềvăn học đại chúng, thực trạng và nhữnggiải pháp phát triển loại hình văn học nàyở Việt Nam.2. Quan niệm về văn học đại chúngKhái niệm “văn học đại chúng” nhiều khiđược đánh đồng với một số khái niệm khácnhư “văn học thị trường”, “văn học bìnhdân”, “văn học giải trí”… Sở dĩ có hiệntượng này bởi giữa chúng có những điểmchung: thứ nhất, chúng luôn hướng tới sốđông; thứ hai, chúng đề cao chức năng giảitrí. Trong những nghiên cứu đầu thế kỷ XXtrở về trước, văn học bình dân là tên gọikhác của văn học dân gian, một loại hình cónhững đặc điểm khác biệt với văn chươngbác học. Còn văn học thị trường và văn họcđại chúng sinh ra và phát triển trong điềukiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, kháiniệm văn học thị trường thường dùng để chỉvăn học được viết theo quy luật cung - cầu,thuận mua vừa bán. Tác phẩm văn học, dùlà sản phẩm tinh thần, cũng phải được coi làhàng hóa. Trong điều kiện kinh tế thịtrường, người viết (nhà sản xuất) phải cốgắng đáp ứng yêu cầu, sở thích ấy củangười đọc (kẻ tiêu thụ). Nói gọn hơn, khi cókinh tế thị trường thì có văn học thị trườngvà thị trường văn học. Văn học đại chúngkhác văn học thị trường ở chỗ, nó ra đờitrên nền tảng xã hội tiêu dùng và truyềnthông hiện đại. Phần lớn các nghiên cứuhiện đại về văn học đại chúng đều nhấn32mạnh những đặc điểm quan trọng này. Vìgắn với xã hội tiêu dùng và truyền thôngnên văn học đại chúng có khả năng “xuyênkhông”: không hạn chế về lãnh thổ và biêngiới, không giới hạn phạm vi người đọc.Độc giả văn học đại chúng có thể là bất cứai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, trìnhđộ, dân tộc, quốc gia; có thể đọc trong bấtcứ thời điểm nào; có thể đọc ở sách điện tửvà đọc trên điện thoại di động.Về bản chất, văn học đại chúng có ýthức khước từ tính cung đình và tính hànlâm trong nghệ thuật, có dây mơ rễ má vớivăn học bình dân và là sản phẩm của thờiđại kinh tế thị trường giai đoạn hậu côngnghiệp. Bởi thế, có người coi văn học đạichúng là “văn học dân gian của xã hội côngnghiệp”. Về thời điểm xuất hiện của vănhóa đại chúng trên phạm vi thế giới, trongtiểu luận Lý luận về văn hóa đại chúng (Atheory of mass culture), DwightMacDonald cho rằng, những mầm mốngvăn hóa đại chúng xuất hiện từ thế kỷ XIXkhi xã hội dân chủ phá vỡ sự độc quyền củatầng lớp quý tộc tự coi mình là tinh hoa,những tiến bộ của công nghệ có khả năngđáp ứng nhu cầu của thị trường văn hóa [4].Văn hóa đại chúng hoàn toàn đối lập vớivăn hóa tinh hoa, thậm chí, văn hóa đạichúng phát triển ký sinh trên văn hóa tinhhoa và dựa vào nền tảng truyền thông vàthương mại. Không phải ngẫu nhiên mànhiều tác phẩm tinh hoa được giản lược,được viết lại cho dễ hiểu nhằm tăng tínhphổ cập. Theo từ điển mở Wikipedia, vănhóa đại chúng ra đời vào đầu những năm20 của thế kỷ XX và lan rộng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn học Việt Nam Văn học đại chúng Sự phát triển văn học đại chúng Nghệ thuật văn học Việt Nam Lý thuyết văn hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 358 11 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 332 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 243 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 211 0 0 -
91 trang 177 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 164 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 147 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 134 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 119 0 0