Danh mục

VĂN HỌC PHỤC HƯNG CHÂU ÂU

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.11 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. KÍCH THƯỚC THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG Thời đại Phục Hưng là một thời đại khổng lồ. Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đưa đến thắng lợi rực rỡ đánh dấu bước nhảy vọt của tư tưởng con người trong quá trình tự giải phóng. Aêng-ghen đã đánh giá: Ðó là cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà nhân loại chưa từng thấy. Thời đại cần đến những con người khổng lồ đã đẻ ra những con người khổng lồ. Khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HỌC PHỤC HƯNG CHÂU ÂU VĂN HỌC PHỤC HƯNG CHÂU ÂUI. KÍCH THƯỚC THỜI ĐẠI PHỤC HƯNGThời đại Phục Hưng là một thời đại khổng lồ. Cuộc cách mạng văn hóa t ư tưởng do giai cấp tưsản lãnh đạo đã đưa đến thắng lợi rực rỡ đánh dấu bước nhảy vọt của tư tưởng con người trongquá trình tự giải phóng. Aêng-ghen đã đánh giá: Ðó là cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà nhân loạichưa từng thấy. Thời đại cần đến những con người khổng lồ đã đẻ ra những con người khổng lồ.Khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính chất khổng lồ, về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biếtsâu rộng.Trong lĩnh vực nghệ thuật đã xuất hiện nhiều tài năng lớn:Nước Ý: Dante, Leonardo da Vinci, Michel Angelo.Nước Pháp: Rabelais, Ronsard, Montaigne.Nước Ðức: Rốtxlanh, Huýt tenNước Tây Ban Nha: Cervantès, Lope de Vegas.Nước Anh: Shakespeare, Christophe MarloweII.Ý NGHĨA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG:Thế kỷ XV, XVI là một thời đại mới ở Tây Aâu. Tây phương kinh ngạc trước những di sản vănhóa Hy la huy hoàng được truyền lại mà họ được biết qua những quyển sách chép tay của cácnhà văn Hy Lạp sống ở Constantinople di cư tới khi kinh thành này bị Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếmvà năm 1453.Con người thời Phục Hưng bừng tỉnh dậy, coi thời Trung Cổ như bị chết. Giờ đây con người thờiPhục Hưng muốn làm sống lại những tinh hoa của nền văn hóa Hy Lạp xưa. Nền văn học ra đờitrước khi có đạo Gia Tô và chưa hề bị thần học, kinh viện học, đạo đức phong kiến ức chế. Nềnvăn học đó lấy con người và cuộc đời làm trung tâm, xây dựng cuộc sống mới vượt qua thời đạiTrung Cổ. Vì vậy thời đại Phục Hưng chính là khám phá mới về vũ trụ và con người.Ðó là một phong trào văn hóa và trí thức, khơi nguồn ở Ý, qua Pháp, Ðức, Tây Ban Nha và saucùng mới tới nước Anh. Ở mỗi xứ sở nó tác động mỗi khác và có ảnh hưởng cụ thể trong từngđịa hạt như hội họa và văn chương ở Ý, giáo dục và thi ca ở Pháp, tôn giáo và tư tưởng thần họcở Ðức, thi ca và kịch bản ở Anh.Từ ngữ Renaissance còn bao hàm ý nghĩa: Sự tái sinh của lòng say mê nền văn chương Hy La.Sử gia người Pháp Jules Michelet là người đặt ra từ này. Ông định nghĩa nó là: Sự khám phá mớivề thế giới và con người. Xa hơn nữa nó hàm nghĩa một sự bừng tỉnh của tinh thần cá nhân vàtinh thần hiện thế duy tục (Secularism) để phản ứng lại lối sống gò bó và tù túng về phương diệntinh thần của thời Trung Cổ.III. NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂNVề kinh tế chính trị thời Phục Hưng là giai đoạn quá độ từ chế độ Phong Kiến sang chế độ TưBản Chủ Nghĩa. Từ thế kỉ thứ XIV, xứ Florence miền bắc nước Ý đã trở thành trung tâm văn hóakinh tế phát triển nhất châu Aâu thời bấy giờ.Phong trào chống Phong Kiến và cải cách tôn giáo:Phong trào chống Phong Kiến do giai cấp t ưsản lãnh đạo xen kẻ phong trào chống Phong Kiến của nhân dân nổ ra liên tiếp. Các phong tràonày chống đạo Cơ Ðốc, Giáo Hội đã đưa đến những cuộc cải cách mạnh mẽ nhất với Luther(1483-1546) và Calvin (1509-1564). Ngọn lử cải cách tôn giáo lan nhanh qua Thụy Sỹ, Hà lan,AnhNhững cuộc thám hiểm của Polo, Drake, Christophe Colomb, Magellan…. Ðã mở rộng một chântrời mới lớn rộng, gợi những khát khao hiểu biết.mặt khác, đời sống tiện nghi của ng ười Hồi giáoở vùng Trung cận Ðông đã cho họ thấy hình ảnh của một nếp sống đầy quyến rũ. Trong chiềuhướng đó, trung tâm văn minh thế giới không còn là Ðịa Trung Hải nữa. Những bản đồ thế giớicủa Ptolémé được dùng làm tiêu chuẩn cho bao nhiêu thế hệ trước đây nay đã lỗi thời.Ðây cũng là thời kỳ của những khám phá khoa học: Y học, Toán học, Vật lý. Thiên văn, Ðịa lý.Thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, khám phá của Galiléo và Copernic về tinh tú, tinh hệ đãlàm đảo lộn hết mọi học thuyết của nhà thờ. Các nhà y học, giải phẩu học chứng minh rằng conngười cũng chỉ là một sinh vật, sản phẩm của tự nhiên, chống lại thuyết siêu hình thần bí của nhàthờ. Tất cả làm thay đổi quan niệm Trung Cổ về địa vị con người trong vũ trụ.Về kỹ thuật, việc phát minh ra máy in đã đưa thời Phục Hưng vào một quĩ đạo mới. JohanGuttenberg (1400-1468) vẫn được coi là cha đẻ của máy in. Phát minh này đã góp phần gián tiếplàm gia tăng số lượng những người trí thức trong xã hội.Từ đó nảy sinh nhu cầu hiểu biết vàkhám phá… Ðiều đó cũng góp phần nuôi dưỡng tinh thần bác học.Người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào thành Constantinople đã lãm nhìu học giả Hy Lạp chạy trốnsang Ý ở các tỉnh Florence, Padua, Verona.. và nơi đây họ bắt đầu gây dựng một nền học hỏimới, gieo rắc tinh thần nhiệt tình tìm hiểu văn học cổ Hy Lạp. Những nhà văn Ý đầu tiên tiếp taycho việc gieo trồng hạt giống nhân bản là Petrarch (1304-1374) và Boccaccio (1313-1375 ).IV. TƯ TƯỞNG TRUNG TÂM CỦA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNGCHỦ NGHĨA NHÂN VĂN ( HUMANISM)Ðịnh nghĩa: Theo Vônghin, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức, chính trịbắt nguồn không phải từ cái g ì siêu nhiên kỳ ảo, từ những nguyên lý ngoài cuộc sống của nhânloại mà chính từ con người tồn tại thực tế trên trái đất, với những nhu cầu, những khả nă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: