Danh mục

Văn học - Thả một bè lau: Phần 2

Số trang: 162      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.87 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt truyện Kiều vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một cô gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy. Nhưng dùng con mắt quán chiếu mà nhìn vào đời Thúy Kiều, ta có thể học được bài học của khổ đau và kinh nghiệm. Nếu biết cách đọc, chúng ta có thể học được rất nhiều từ truyện Kiều như học từ một kinh. Và truyện Kiều sẽ không phải là dâm thư mà là kinh điển. Mời các bạn cùng tiếp tục cảm nhận về truyện Kiều thông qua phần 2 của Tài liệu sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học - Thả một bè lau: Phần 2 Chương 03: Hạnh Phúc Chân Thật Bõ Lúc Phong Trần Đêm ngày luống những âm thầm, Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương. Ngất trời sát khí mơ màng, Đầy sông kình ngạc chật đường giáp binh. [135] Chiến tranh tràn tới. Không khí chiến tranh bao phủ cả một vùng. Người quen thuộc kẻ chung quanh, Nhủ nàng hãy tạm lánh mình một nơi. Nàng rằng: Trước đã hẹn lời, Dẫu trong nguy hiểm dám rời ước xưa! Còn đang dùng dẳng ngẩn ngơ. Mái ngoài đã thấy bóng cờ tiếng la. [136] Giáp binh kéo đến quanh nhà, Đồng thanh cùng gởi: Nào là phu nhân? Hai bên mười vị tướng quân, Đặt gươm cởi giáp trước sân khấu đầu. Cung nga thê nữ nối sau, Rằng: Vâng lệnh chỉ rước chầu vu quy. Từ Hải đưa một đạo binh đi đón vợ. Kiều đã xuống chó, bây giờ lên voi. Sẵn sàng phượng liễn loan nghi, [137] Hoa quan giấp giới hà y rỡ ràng. [138] Dựng cờ nổi trống lên đường, Trúc tơ [139] thổi trước kiệu vàng kéo sau. Đây là đám cưới mà Từ Hải mong muốn. Lời hứa đã được thực hiện. Từ Hải đã thành công và trở về đóng binh ở gần đó. Hỏa bài tiền lộ ruổi mau, [140] Nam đình nghe động trống chầu đại doanh. [141] 196 | C h ư ơ n g 0 3 : H ạ n h P h ú c C h â n T h ậ t Kéo cờ lũy phát súng thành, Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài. Lữa mình là vẻ cân đai, Hãy còn hàm én mày ngài như xưa. Từ Hải thân hành ra ngoài cửa đón. Vẫn còn dáng dấp của người anh hùng đã gặp Kiều ngày xưa ở thanh lâu. Cười rằng: Cá nước duyên ưa! Nhớ lời nói những bao giờ hay không? Anh hùng mới biết anh hùng, Rày xem phòng đã cam lòng ấy chưa? Nàng rằng: Chút phận ngây thơ, Cũng may dây cát được nhờ bóng cây! - Em chẳng qua chỉ là một loại dây leo nương nhờ vào được một cây tùng mạnh khỏe mà leo lên cao. Cát là dây leo, thường gọi là cát đằng. Có một bộ lục tên là Cát Đằng Lục do một thiền sư sáng tác. Tác phẩm Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách trong bộ luật Sa Di và Sa Di Ni có câu: Khởi bất kiến ý tùng chi cát, thượng tủng thiên tầm, phụ thác thắng nhân, phương năng hữu ích. Nghĩa là: Há không thấy những dây leo nương vào cây tùng mà lên cao được cả ngàn tầm; nương tựa vào những người lớn thì mới có ích lợi trong sự tu tập. Đến bây giờ mới thấy đây, Mà lòng đã chắc những ngày một hai. - Bây giờ thì sự vinh quang đã rõ ràng nhưng em đã thấy được nó từ ngày mới gặp nhau! Chứng tỏ: Em là tri kỷ duy nhất của anh. Em có con mắt rất tinh. Trong lòng nói vậy nhưng bên ngoài thì vẫn có vẻ khiêm nhường lắm: Em đâu có giá trị gì đâu! Cùng nhau trông mặt mà cười, Dan tay về chốn trướng mai tự tình. Tiệc bày thưởng tướng khao binh, Om thòm trống trận rập rình nhạc quân. Vinh hoa bỏ lúc phong trần, 197 | C h ư ơ n g 0 3 : H ạ n h P h ú c C h â n T h ậ t Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày. Đó là những ngày Kiều có danh, có lợi, có tình, có hạnh phúc. Nhưng than ôi, tình trạng này không được lâu dài! Ân Oán Rạch Ròi Trong quân có lúc vui vầy, Thong dong mới kể sự ngày hàn vi: [142] Khi Vô Tích, khi Lâm Truy, Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương. Tấm thân rày đã nhẹ nhàng, Chút còn ân oán đôi đường chưa xong. Kiều muốn đền ơn và báo oán. Những hạt giống đó cũng có mặt trong ta. Chúng ta không muốn giết hay bỏ tù người làm ta khổ nhưng khi thấy người đó bây giờ khổ thì trong lòng ta cũng thấy hơi đã. Đó là hạt giống của sự báo oán. Tất cả chúng ta đều có hạt giống đó. Phải công nhận như vậy. Học Từ Bi Hỷ Xả chúng ta có thể chuyển hóa hạt giống đó. Tôi đã thực tập. Có những người làm khổ tôi rất nhiều trong quá khứ. Đôi khi thấy những người đó khổ thì ban đầu mình nói thầm thầm: Cho đáng! Ngày xưa thì có lúc như thế, nhưng bây giờ thì khác. Tôi đã chuyển hóa. Tôi không muốn những người làm khổ mình ngày xưa khổ. Nếu quý vị đọc sáu điểm tôi đề nghị cho tương lai Phật giáo Việt Nam thì sẽ thấy một trong sáu điều là: Phật giáo Việt Nam không có kẻ thù. Phật giáo Việt Nam muốn được cộng tác với tất cả những thành phần khác của dân tộc, dầu với những người ngày xưa đã từng đàn áp Phật giáo và làm cho Phật giáo điêu đứng. Điều này được bộc lộ rất rõ, đúng với tinh thần Đại Xả của Tứ Vô Lượng Tâm. Đọc truyện Kiều, chỗ nào chúng ta cũng thấy thương xót Kiều nhưng tới chỗ Thúy Kiều trả thù thì ta thấy Kiều chưa giỏi. Đã khổ nhiều như vậy mà chưa hiểu được những người kia. Tuy ác độc, gian manh nhưng họ cũng là nạn nhân của gia đình, xã hội và giáo dục của họ. Kiều chưa thấy được điều đó. Cùng tu học với nhau bây giờ, chúng ta 198 | C h ư ơ n g 0 3 : H ạ n h P h ú c C h â n T h ậ t có cơ hội làm được chuyện mà ngày xưa Thúy Kiều đã không làm được, tức là thương xót được những người đã làm khổ mình bởi vì họ cũng khổ. Ý định đền ơn thì tốt nhưng ý muốn trả thù thì không xứng đáng; nhất là mình đã từng được đi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: