Danh mục

Văn thuyết minh lớp 9: Thuyết minh về hình ảnh cây đào ngày tết

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Mời các bạn tham khảo bài thuyết minh về hình ảnh này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn thuyết minh lớp 9: Thuyết minh về hình ảnh cây đào ngày tết Thuyết minh về hình ảnh cây đào ngày tếtĐào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biếnmà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang),một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trongmột quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông. Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơm mởntrên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cànhđào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố. Nếu mai là biểu tượng của mùa xuânphương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn là hoa đào. Ngày xưa, ở phiá Ðông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cànhlá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng.Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uyquyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắtkhó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét củahai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đìnhchầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tácquái. Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhạ Ai khôngbẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xuađuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắmtrong nhà trừ ma quỵ Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, khôngcòn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươithắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trangtrí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng. Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từTrung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ,có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nởvào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồngvới 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả củanó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là hột), cùi thịt màu vànghay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung. Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằngđào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn tronggiới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và đượcđưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thờigian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley vànhững người khác, 1992). Các giống đào trồng được chia thành hai loại là hột rời và hột dính, phụ thuộcvào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng.Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùithịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự daođộng lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đàocùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xungquanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vịchua hơn. Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổbiến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào TháiLang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ratrong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông. Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bícủa nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quảnthiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quảđào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên đượcTây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìnnăm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại nhữngngười tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào. Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểutượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương ĐạoLăng, được nhiều người cho là người ...

Tài liệu được xem nhiều: