Danh mục

Vàng và rụng lá cà phê: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.11 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyên nhân dinh dưỡng: Thiếu một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi, kẽm, sắt, đồng, mangan, molypđen...cũng đều làm cà phê vàng lá, rụng lá, rụng trái. A. Hiện tượng ở lá già 1) Thiếu đạm: Nếu cà phê bị vàng các lá già, bắt đầu từ giữa lá, sau lan ra toàn bộ lá và vàng dần đến lá non, trong khi chồi non kém phát triển, cây cằn cỗi thì đây là triệu chứng cây thiếu đạm. Khi thiếu đạm cành dự trữ ngắn, cà phê ít trái, trái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vàng và rụng lá cà phê: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục Vàng và rụng lá cà phê: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục.1- Nguyên nhân dinh dưỡng: Thiếu một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm,lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi, kẽm, sắt, đồng, mangan, molypđen...cũng đều làm càphê vàng lá, rụng lá, rụng trái.A. Hiện tượng ở lá già1) Thiếu đạm: Nếu cà phê bị vàng các lá già, bắt đầu từ giữa lá, sau lan ra toàn bộ lá vàvàng dần đến lá non, trong khi chồi non kém phát triển, cây cằn cỗi thì đây là triệu chứngcây thiếu đạm. Khi thiếu đạm cành dự trữ ngắn, cà phê ít trái, trái nhỏ, năng suất thấp.2) Thiếu Lân: Nếu lá già xỉn màu, không sáng bóng, chồi non kém phát triển, số hoa vàtrái ít thì đây là biểu hiện của cà phê thiếu lân.3) Thiếu Kali: Nếu lá già vàng dần từ mép lá trở vào, chóp lá trở xuống, sau khô dần vàrụng sớm, rụng hàng loạt nhất là vào cuối mùa mưa khi trái tăng trưởng mạnh về kíchthước thì đây là triệu chứng thiếu kaki. Khi thiếu kali, trái nhỏ, trái bị rụng nhiều, năngsuất thấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp. Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùamưa vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng caotrong khi lượng bón kali thường không đủ.4) Thiếu magiê: Nếu lá già bị vàng nhưng gân lá còn xanh, ban đầu vàng nhẹ ở phần thịtlá, sau lan ra toàn bộ lá nhưng phần quanh gân lá vẫn xanh thì đây là biểu hiện của câythiếu magiê. Thiếu magiê dẫn đến cây sinh trưởng phát triển kém, trái ít, năng suất thấp.Thiếu magiê thường xảy ra nhiều vào giữa và cuối mùa mưa, đặc biệt là trên các đấtchua, đất có tầng canh tác mỏng và có nhiều quặng boxit.B. Hiện tượng ở lá non.1) Thiếu Lưu Huỳnh: Nếu chùm lá non trên ngọn chuyển vàng, lá mỏng thì đây là triệuchứng thiếu lưu huỳnh. Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra ở cà phê kiến thiết cơ bản, vườncà phê kinh doanh ít bị thiếu do nhà vườn thường có sử dụng phân SA hay NPK có chứalưu huỳnh.2) Thiếu Kẽm: Khi lá non vàng nhưng gân lá còn xanh, chùm lá non ngắn, xù ra vàkhông nở lớn được thì đây là biểu hiện thiếu kẽm. Khi thiếu kẽm, cành dự trữ không pháttriển được, cây còi cọc, năng suất và chất lượng đều thấp và năm sau rất khó có năng suấtdo cành không phát triển được. 3) Thiếu Bo: Thiếu bo làm cho chồi non bị teo dần và chết, lá đọt rất nhỏ và khô dần từmép, tỷ lệ đậu trái thấp và tình trạng rụng trái non rất nhiều làm năng suất và chất lượngđều giảm. Thiếu bo cũng làm cành dự trữ không phát triển được, lá rụng nhiều chỉ còn lạicành mang ít trái, trơ trụi. 4) Thiếu mangan: Nếu các lá non vàng trắng nhưng còn những đường gân mờ xanhnhưng kích thước lá không quá nhỏ (như thiếu kẽm), cây kém phát triển thì đó là biểuhiện thiếu mangan. Thiếu mangan cũng làm năng suất và chất lượng cà phê thấp. 5) Thiếu đồng: Nếu cây còi cọc, chồi non yếu, teo dần, bị nấm bệnh tấn công nhiều thìđó là triệu chứng thiếu đồng. 6) Thiếu sắt: Khi chùm lá đọt bạc trắng (bạch tạng) trong khi các lá dưới vẫn xanh bìnhthường thì đó là triệu chứng thiếu sắt. Trong thực tế thiếu sắt không phổ biến nhưng vẫnxảy ra ở những vườn bón quá nhiều lân và vôi.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: