Varnik Bhanga nghĩa là nghệ thuậtdùng bút lông, và màu sắc để vẽ hình và tô màu.
Khoa học về màu sắc, về cách pha màu, về cách sử dụng bút lông là luật cách cuối cùng và khó khăn hơn cả của nghệ thuật.
Thần Shiva, nói với nữ thần Parvati: "Thật là nghèo nàn khi lắp bắp mãi những tràng cầu nguyện như nhau, khi lần tràng hạt, khi si mê trong khổ hạnh, khi đăm chiêu trong lòng mộ đạo, mà không hề hiểu ý nghĩa thực sự của những bài kinh và sự huy hoàng của các Hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VARNIK – BHANGA HAY KHOA HỌC VỀ MÀU SẮC
VARNIK – BHANGA HAY KHOA HỌC VỀ MÀU SẮC
Varnik Bhanga nghĩa là nghệ thuậtdùng bút lông, và màu sắc để vẽ
hình và tô màu.
Khoa học về màu sắc, về cách pha màu, về cách sử dụng bút lông là
luật cách cuối cùng và khó khăn hơn cả của nghệ thuật.
Thần Shiva, nói với nữ thần Parvati: Thật là nghèo nàn khi lắp bắp
mãi những tràng cầu nguyện như nhau, khi lần tràng hạt, khi si mê
trong khổ hạnh, khi đăm chiêu trong lòng mộ đạo, mà không hề hiểu ý
nghĩa thực sự của những bài kinh và sự huy hoàng của các Hình
tướng.
Cũng vậy, cho tới khi anh chưa làm chủ được bút lông của mình, thì
trang giấy của anh vẫn là trắng nguyên, hoặc chỉ lốm đốm những vết
màu vô nghĩa. Khoa học về Hình tướng, Khoa học về Tương quan và
về Tình cảm, ta có thể thu được bằng cái nhìn hay bằng đầu óc. Nhưng
khoa học về Màu sắc là cái chỉ có thể đạt tới bằng cách thực sự cầm lấy
bút lông và màu mà vẽ.
Vì sao mà tay anh run run lên khi chạm vào mặt giấy bằng ngòi bút
thấm mực, hay bằng ngòi bút lông đã nhúng màu? Là bởi rằng, khi ta
trải tờ giấy trước mặt ta, với ý định là viết hay vẽ gì lên giấy, thì tờ giấy
kia trở nên quý giá như tấm gương của lòng ta vậy.
Khác chi hạt giống chứa sẵn trong lớp vỏ của nó ngọn cây hoàn chỉnh tí
hon, tờ giấy kia cũng chứa đựng tâm hồn ta và cái bề mặt trắng tinh của
nó ánh lên tâm hồn ta những Hình tướng, Tỷ lệ, Màu sắc.
Cho nên người ta tôn thờ tờ giấy trắng và những họa cụ kia, âu cũng là
tự nhiên. Nhưng, đồng thời, cũng phải chế ngự nỗi sợ hãi đang làm
những ngón tay ta run rẩy.
Cầm ngọn bút lông, bàn tay phải hoàn toàn làm chủ nó, bắt nó tiến,
thoái, chỉ theo ý tưởng của ta mà thôi.
Điều khiển cây bút một cách thoải mái và chắc chắn, đó là bài học rất
lớn, bài học duy nhất.
Phải cực kỳ lẹ làng, cực kỳ chính xác, và cực kỳ nhã thú để vẽ một
cách ngon lành và không sai sót, để vạch những đường nét rắn rỏi, để
vẽ cho con mắt một đường viền hoàn mỹ, cho cái cổ một đường cong
thanh tú, và một đường lượn mềm mại cho đôi môi buồn bã hay hớn
hở.
Đường kiếm khó khăn, tàn bạo nhất, là đường kiếm chém đôi sợi chỉ
thêu bập bềnh bay giữa không trung. Cầm kiếm trong tay mà lia đầu
một con voi thì dễ. Nhưng, để chém đôi một sợi tơ mỏng manh, thì phải
là đường kiếm của bậc thầy về võ thuật, nhanh như cắt, chính xác, ngọt
xớt.
Lướt ngọn bút lông trên giấy để biến đổi màu sắc thành sự hân hoan,
hay nung cho nó tan chảy thành nước mắt, đều thuộc những Khoa học
về Màu sắc cả. Muốn làm được điều đó, buộc lòng phải thành thực rất
nhiều, bởi lẽ cách tung một nét bút nó cũng vô vàn như số cung thăng -
giáng trong tiếng nhạc. Hãy thử vẽ đường viền một khuôn mặt thiếu nữ
mà xem. Anh phải nhấn ngọn bút lông nặng nhẹ khác nhau trên đường
viền đó. Vẽ đoạn trán rắn như ngà, ngọn bút của anh phải chính xác,
gân guốc, đầy sinh lực. ở đoạn má mịn màng, âu yếm, ngọn bút pháp
phải lướt đi nhẹ phớt. Còn ở đoạn cằm, thì nó vươn ra phía trước,
nhưng đừng cố gắng quá.
Nét vẽ liên tục từ trán đến cằm, nhưng không thể dầy đậm như nhau
một mạch, mà khi thì chắc, khi thì mềm, hoặc vừa chắc lại vừa mềm.
Không phải rằng, trong Khoa học về Màu sắc, chỉ có những cách pha
màu, chỉ có cách sử dụng những màu cơ bản và những màu bổ túc, mà
vấn đề còn là cái bản chất và ý nghĩa thực sự của màu sắc, hình người
và chữ đề v, v...cũng như của hình vẽ ghi đúng đắn sự vật được nhìn
thấy và sự vật được cảm nhận.
Các sách Tantras đã gán cho tất cả những đường nét và hình vẽ, cũng
như cho mỗi chữ trong vần chữ cái, một tư tưởng và một tâm hồn.
Chữ A, chẳng hạn, có cái chất lạ kỳ về âm sắc và về độ trong của
Brahma; nó có màu lam như thần Visnu, khủng khiếp và hung dữ như
tinh thần của Roudra.
Trong đoạn kinh Gayatris, có câu: Chữ A màu vàng như bông hoa
champak. Chất của nó là huy hoàng, bồng bột. Người ta gắn nó với
hình thái thờ lửa.
Khi ta vẽ một bức phong cảnh bằng mực, tư tưởng ta buộc phải cảm
thấy rằng tất cả những đường nét vạch ra bằng mực kia đều không thực
là đen, mà, trái lại, là những màu sắc: nóng và bốc rực lên như lửa, mát
tươi hun hút như bầu trời sáng trong, óng ánh như hòn lam ngọc.
Cuốn Natya - Shastra của Bharatamouni có nêu một cách chính xác
thuật pha màu cần thiết để hóa trang. Nó dạy ta tính chất và ý nghĩa của
màu sắc, và khuyên các diễn viên, cũng như họa sĩ, chỉ nên hóa trang
và vẽ mặt khi nào thâm nhập được Khoa học về Màu sắc và những quy
luật thống trị Khoa học đó đã.
Gam màu nào thì kích thích tư tưởng chúng ta hay làm cho nó xẹp
xuống? Gam màu nào thì dẫn dụ đau buồn hay nói lên niềm vui của
chúng ta?
Sắc độ nào trên bức tranh vẽ đánh thức dậy hình tướng và tư tưởng?
Sắc độ nào che khuất chúng đi?
Đó là những vấn đề cần phải giải quyết, để có thể trở thành chuyên gia
trong nghệ thuật hội hoạ.
Sự thực thì ai vẽ, ai viết? Là bàn tay cầm bút, hay lại là tâm tưởng kẻ
điều khiển bàn tay kia.
Người ta thường bảo rằng: Chính là cây bút, mực và tâm tưởng đã
phối hợp với nhau để viết cho ta.
Chỉ có Tâm là nhìn thấy vạn vật dưới màu sắc thực đúng. Con mắt có
thể lầm lẫn, chứ Tâm thì không bao giờ, bởi nó có cái nhìn sắc sảo hơn.
Nơi con mắt chỉ nhìn thấy màu sắc, thì Tâm tiên đoán được sự hài hòa
và hương thơm của nó.
Màu sắc thay đổi qua ảnh hưởng của bốn mùa, dưới tác động độ rung
của ánh sáng và những dự định của Tâm ta.
Khoa học về Màu sắc không chỉ vạch cho ta sắc độ chính xác của một
bông hoa chói nắng. Nó còn bảo cho ta hay những màu sắc nào là ám
thị mùi hương của hoa kia, và những màu sắc nào khởi dẫn lên độ chói
và sáng của mặt trời.
Giả sử ta muốn vẽ buổi lễ Svayambara của Damayanti. Sau khi chúng
ta diễn tả bằng đường nét hình tướng của Damayanti và bạn hữu nàng,
cũng như hình tướng của tất cả quan khách và thần thánh tụ hội trong
dịp đó, thì chúng ta cần phải dùng màu sắc mà ám thị mùi hương của
những tràng hoa, và tất cả ánh sáng, và tất cả hơi nóng thoát ra từ
những ngọn đèn đầy ắp chất dầu thơm.
Nếu anh muốn vẽ một ngày mưa, mà chỉ mới vẽ lê ...