Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa) thời Lê - Trịnh
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 81.50 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này giới thiệu về quá trình đấu tranh và kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa), trong đó vùng đất Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, Tuyên Quang) của chính quyền Lê - Trịnh. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này được ghi nhận như một trong những thành tựu ngoại giao tiêu biểu của chính quyền Lê - Trịnh trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa) thời Lê - TrịnhJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 112-116This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0070VỀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI MỘT SỐ VÙNG ĐẤTTHUỘC CHÂU VỊ XUYÊN, BẢO LẠC (TUYÊN QUANG)VÀ THỦY VĨ (HƯNG HÓA) THỜI LÊ - TRỊNHNguyễn Thị Thu ThủyKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Bài viết này giới thiệu về quá trình đấu tranh và kết quả của cuộc đấu tranh ngoạigiao giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ(Hưng Hóa), trong đó vùng đất Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, Tuyên Quang) của chínhquyền Lê - Trịnh. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này được ghi nhận như một trong nhữngthành tựu ngoại giao tiêu biểu của chính quyền Lê - Trịnh trong mối quan hệ với TrungQuốc.Từ khóa: Tụ Long, đấu tranh ngoại giao, Lê - Trịnh.1.Mở đầuThời Lê - Trịnh, do những biến động trong mối quan hệ với Trung Quốc, đấu tranh ngoạigiao để giành lại một số vùng đất bị chiếm thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và ThủyVĩ (Hưng Hóa) là một trong những thành tựu ngoại giao tiêu biểu. Nhiều công trình nghiên cứu đãchú ý tìm hiểu cuộc đấu tranh giành lại vùng đất Tụ Long (châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang) [7,8, 10, 11]. Bài viết này giới thiệu về các vùng đất ở biên giới phía Bắc đã bị mất và cuộc đấu tranhgiành lại các vùng đất đó. Kết quả của cuộc đấu tranh giành đất thời Lê - Trịnh để lại bài học kinhnghiệm cho việc bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới hiện nay.2.2.1.Nội dung nghiên cứuKhái quát về vùng châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ(Hưng Hóa)Châu Bảo Lạc thuộc trấn Tuyên Quang, có 3 xã Hữu Vinh, Yên Minh và Bách Đích, núinon chằng chịt, rừng nhiều, sản vật có bông gạo, sáp vàng, số ruộng phẳng đến 3 ngàn mẫu, nhândân giàu có, thóc gạo, sản xúc nhiều [4; 388].Châu Vị Xuyên, tức châu Bình Nguyên xưa, thuộc trấn Tuyên Quang, có 8 tổng 51 xã, duyTụ Long là to hơn cả, có 24 ấp, tập tục gọi là làng. Địa thế xã này phía Đông giáp xã Phấn Vũthuộc bản tổng, phía Tây giáp phủ Khai Hóa, Trung Quốc, phía Nam giáp châu Thủy Vĩ thuộcNgày nhận bài: 1/3/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Thủy, e-mail: thuynt@hnue.edu.vn112Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang)...Hưng Hóa, phía Đông giáp động Ngưu Dương, Trung Quốc [4; 395]. Địa hình Tụ Long trải rộngtrên một vùng đồi thấp tốt, thuận lợi cho việc trồng trọt. Đất Tụ Long có nhiều sản vật quý, riênggỗ có gỗ thông. Người Trung Quốc thích đến đây để mua thứ gỗ thông này. Đặc biệt Tụ Long cònlà nơi có nhiều mỏ quý, nhất là mỏ đồng, sau là mỏ bạc. Thời Lê - Trịnh có mỏ đồng ở Bàn Gia,mỏ bạc ở Đà Gia thuộc Tụ Long đã được tiến hành khai thác.Châu Thủy Vĩ thuộc trấn Hưng Hóa, đường đi 18 ngày, có đồn Ngòi Bô. Trong châu có 8động, trong đó đáng chú ý có động Yên Sơn sản xuất thảo quả, động Trình Lạn sản xuất đồng đỏ,các động Cam Đường và Hương Sơn có mỏ kim sa, đem nấu rồi lọc thành vàng. Động Âu Hà cósở tuần Nguyên Đường, thuế buôn muối thu được rất nhiều [4; 364].Như vậy, có thể thấy, các châu Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ đều là những địa phương cónhiều khoáng sản, sản vật có giá trị kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho cácquan lại nhà Thanh đều mong muốn có được những vùng đất này.2.2.Cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc(Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa)Năm 1688, lợi dụng việc cầu cứu giúp đỡ của chúa Bầu Vũ Công Tuấn, Thổ ti phủ KhaiHóa đã nhân đấy xâm chiếm đất đai thuộc xứ Tuyên Quang và Hưng Hóa. Chính Hòa năm thứ9 (1688), tháng 5, mùa hạ, Thổ ti Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm đất biên giới ở ba châu thuộcTuyên Quang và Hưng Hóa.Hai châu Vị Xuyên, Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang và châu Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa giápliền với địa giới phủ Khai Hóa nhà Thanh. Lúc ấy, Vũ Công Tuấn chạy sang Vân Nam, muốn nhờVân Nam giúp sức. Nhân đấy thổ ti Khai Hóa bèn ăn hiếp dân, chiếm lấy đất ba châu, đặt tuần ti ởcác động ven biên giới, sách nhiễu thu thuế người buôn bán ” [9; 749].Việc xâm chiếm đất của Thổ ti phủ Khai Hóa cũng được ghi chép trong Đại Việt sử kí tụcbiên: “(Bấy giờ) Thổ quan ở phủ Khai Hóa, Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm các động thuộc bachâu Vị Thủy , Bảo Lạc, Thủy Vĩ, đặt tuần ti, đòi thu thuế buôn” [3; 31].Sau khi bị chiếm đất, triều đình Lê - Trịnh đã cử Lê Huyến - trấn thủ Hải Dương đi trấn thủTuyên Hưng. Sau khi nhậm chức, Lê Huyến đã hiệu dụ dân các động trở về với nước ta như cũ.Mặt khác, Lê Huyến cùng Đốc đồng Đặng Đức Nhuận và Trần Thọ đưa thư sang Vân Nam biệnluận rõ về việc Thổ ti Khai Hóa chiếm đất thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ, nhưngthổ ti Vân Nam không chịu giao trả lại. Vì vậy, từ đây trở đi đất ở biên giới ba châu nhiều chỗ bịmất về nhà Thanh [9; 749].Năm 1690, phái đoàn đi sứ do Chánh sứ Nguyễn D ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa) thời Lê - TrịnhJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 112-116This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0070VỀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI MỘT SỐ VÙNG ĐẤTTHUỘC CHÂU VỊ XUYÊN, BẢO LẠC (TUYÊN QUANG)VÀ THỦY VĨ (HƯNG HÓA) THỜI LÊ - TRỊNHNguyễn Thị Thu ThủyKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Bài viết này giới thiệu về quá trình đấu tranh và kết quả của cuộc đấu tranh ngoạigiao giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ(Hưng Hóa), trong đó vùng đất Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, Tuyên Quang) của chínhquyền Lê - Trịnh. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này được ghi nhận như một trong nhữngthành tựu ngoại giao tiêu biểu của chính quyền Lê - Trịnh trong mối quan hệ với TrungQuốc.Từ khóa: Tụ Long, đấu tranh ngoại giao, Lê - Trịnh.1.Mở đầuThời Lê - Trịnh, do những biến động trong mối quan hệ với Trung Quốc, đấu tranh ngoạigiao để giành lại một số vùng đất bị chiếm thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và ThủyVĩ (Hưng Hóa) là một trong những thành tựu ngoại giao tiêu biểu. Nhiều công trình nghiên cứu đãchú ý tìm hiểu cuộc đấu tranh giành lại vùng đất Tụ Long (châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang) [7,8, 10, 11]. Bài viết này giới thiệu về các vùng đất ở biên giới phía Bắc đã bị mất và cuộc đấu tranhgiành lại các vùng đất đó. Kết quả của cuộc đấu tranh giành đất thời Lê - Trịnh để lại bài học kinhnghiệm cho việc bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới hiện nay.2.2.1.Nội dung nghiên cứuKhái quát về vùng châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ(Hưng Hóa)Châu Bảo Lạc thuộc trấn Tuyên Quang, có 3 xã Hữu Vinh, Yên Minh và Bách Đích, núinon chằng chịt, rừng nhiều, sản vật có bông gạo, sáp vàng, số ruộng phẳng đến 3 ngàn mẫu, nhândân giàu có, thóc gạo, sản xúc nhiều [4; 388].Châu Vị Xuyên, tức châu Bình Nguyên xưa, thuộc trấn Tuyên Quang, có 8 tổng 51 xã, duyTụ Long là to hơn cả, có 24 ấp, tập tục gọi là làng. Địa thế xã này phía Đông giáp xã Phấn Vũthuộc bản tổng, phía Tây giáp phủ Khai Hóa, Trung Quốc, phía Nam giáp châu Thủy Vĩ thuộcNgày nhận bài: 1/3/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Thủy, e-mail: thuynt@hnue.edu.vn112Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang)...Hưng Hóa, phía Đông giáp động Ngưu Dương, Trung Quốc [4; 395]. Địa hình Tụ Long trải rộngtrên một vùng đồi thấp tốt, thuận lợi cho việc trồng trọt. Đất Tụ Long có nhiều sản vật quý, riênggỗ có gỗ thông. Người Trung Quốc thích đến đây để mua thứ gỗ thông này. Đặc biệt Tụ Long cònlà nơi có nhiều mỏ quý, nhất là mỏ đồng, sau là mỏ bạc. Thời Lê - Trịnh có mỏ đồng ở Bàn Gia,mỏ bạc ở Đà Gia thuộc Tụ Long đã được tiến hành khai thác.Châu Thủy Vĩ thuộc trấn Hưng Hóa, đường đi 18 ngày, có đồn Ngòi Bô. Trong châu có 8động, trong đó đáng chú ý có động Yên Sơn sản xuất thảo quả, động Trình Lạn sản xuất đồng đỏ,các động Cam Đường và Hương Sơn có mỏ kim sa, đem nấu rồi lọc thành vàng. Động Âu Hà cósở tuần Nguyên Đường, thuế buôn muối thu được rất nhiều [4; 364].Như vậy, có thể thấy, các châu Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ đều là những địa phương cónhiều khoáng sản, sản vật có giá trị kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho cácquan lại nhà Thanh đều mong muốn có được những vùng đất này.2.2.Cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc(Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa)Năm 1688, lợi dụng việc cầu cứu giúp đỡ của chúa Bầu Vũ Công Tuấn, Thổ ti phủ KhaiHóa đã nhân đấy xâm chiếm đất đai thuộc xứ Tuyên Quang và Hưng Hóa. Chính Hòa năm thứ9 (1688), tháng 5, mùa hạ, Thổ ti Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm đất biên giới ở ba châu thuộcTuyên Quang và Hưng Hóa.Hai châu Vị Xuyên, Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang và châu Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa giápliền với địa giới phủ Khai Hóa nhà Thanh. Lúc ấy, Vũ Công Tuấn chạy sang Vân Nam, muốn nhờVân Nam giúp sức. Nhân đấy thổ ti Khai Hóa bèn ăn hiếp dân, chiếm lấy đất ba châu, đặt tuần ti ởcác động ven biên giới, sách nhiễu thu thuế người buôn bán ” [9; 749].Việc xâm chiếm đất của Thổ ti phủ Khai Hóa cũng được ghi chép trong Đại Việt sử kí tụcbiên: “(Bấy giờ) Thổ quan ở phủ Khai Hóa, Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm các động thuộc bachâu Vị Thủy , Bảo Lạc, Thủy Vĩ, đặt tuần ti, đòi thu thuế buôn” [3; 31].Sau khi bị chiếm đất, triều đình Lê - Trịnh đã cử Lê Huyến - trấn thủ Hải Dương đi trấn thủTuyên Hưng. Sau khi nhậm chức, Lê Huyến đã hiệu dụ dân các động trở về với nước ta như cũ.Mặt khác, Lê Huyến cùng Đốc đồng Đặng Đức Nhuận và Trần Thọ đưa thư sang Vân Nam biệnluận rõ về việc Thổ ti Khai Hóa chiếm đất thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ, nhưngthổ ti Vân Nam không chịu giao trả lại. Vì vậy, từ đây trở đi đất ở biên giới ba châu nhiều chỗ bịmất về nhà Thanh [9; 749].Năm 1690, phái đoàn đi sứ do Chánh sứ Nguyễn D ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đấu tranh ngoại giao Chính quyền Lê - Trịnh Khái quát về vùng châu Vị Xuyên Đại Thanh nhất thống chí Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỉ XV Cuộc đấu tranh giành lại vùng đất Tụ Long Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chính quyền Lê - TrịnhTài liệu liên quan:
-
Ebook Ngoại giao Việt Nam 1945-2000: Phần 1
292 trang 49 1 0 -
Toàn tập về Văn kiện Đảng (1968) - Tập 29
387 trang 36 0 0 -
Chuẩn bị đàm phán-Đỗ Thanh Hải
16 trang 28 0 0 -
3 trang 23 0 0
-
204 trang 23 0 0
-
238 trang 17 0 0
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao trong cách mạng Việt Nam
8 trang 16 0 0 -
Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam
10 trang 14 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2004 - 2005 - Kèm đáp án
8 trang 13 0 0 -
11 trang 9 0 0