VỀ ĐỨC HẠNH BAN PHÁT - Zarathustra đã nói như thế
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 139.30 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khi Zarathustra đã cáo biệt thị trấn hắn yêu mến, thị trấn mang tên “Con Bò Tạp Sắc”, nhiều người trong số những kẻ tự nhận là môn đệ của Zarathustra tiễn chân và theo đưa hộ tống hắn. Họ cứ đi như thế đến một ngã tư, tại đây Zarathustra bảo rằng hắn muốn một mình cô đơn đi tiếp con đường, vì hắn là bạn thân của những cuộc lữ hành cô độc. Khi ngỏ lời chào từ biệt, các môn đệ dâng tặng hắn một cây thiền trượng có đầu cầm bằng vàng chạm hình một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ ĐỨC HẠNH BAN PHÁT - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ ĐỨC HẠNH BAN PHÁT Khi Zarathustra đã cáo biệt thị trấn hắn yêu mến, thị trấn mang tên “Con Bò Tạp Sắc”, nhiều người trong số những kẻ tự nhận là môn đệ của Zarathustra tiễn chân và theo đưa hộ tống hắn. Họ cứ đi như thế đến một ngã tư, tại đây Zarathustra bảo rằng hắn muốn một mình cô đơn đi tiếp con đường, vì hắn là bạn thân của những cuộc lữ hành cô độc. Khi ngỏ lời chào từ biệt, các môn đệ dâng tặng hắn một cây thiền trượng có đầu cầm bằng vàng chạm hình một con rắn nằm cuộn quanh mặt trời. Zarathustra vui thích vì cây thiền trượng và đứng tỳ tay lên đó; đoạn Zarathustra nói với các môn đệ như thế này: “Hãy nói cho ta biết, vì sao vàng lại có được giá trị cao quý nhất? Chính vì vàng hiếm hoi, vô dụng, rực rỡ và hiền dịu trong vẻ huy hoàng của nó; vàng luôn luôn tự ban phát chính mình. Chỉ với tư cách biểu tượng cho đức hạnh tôn quý nhất, vàng mới đạt đến giá trị cao cả nhất. Cái nhìn của kẻ ban phát cũng lóe sáng như vàng. Vẻ rực rỡ của vàng hòa giải mặt trăng với mặt trời. Đức hạnh tôn quý nhất thì hiếm hoi, vô dụng; đức hạnh ấy lóe sáng, rực rỡ dịu hiền: một đức hạnh ban phát là đức hạnh tôn quý nhất. Thật ra, hỡi các môn đệ, ta biết rõ các ngươi: cũng như ta, các ngươi khát vọng đến đức hạnh ban phát. Các ngươi có điểm gì chung với những con mèo và những con sói? Các ngươi khao khát sao cho chính mình được trở thành những lễ vật và tặng vật: chính vì thế các ngươi đã khao khát thâu nhặt tất cả những sự giàu sang trong tâm hồn các ngươi. Tâm hồn các ngươi khao khát triền miên không mỏi mệt những kho tàng cùng những bảo ngọc, bởi vì đức hạnh các ngươi không nhàm chán trong ý chí muốn ban phát. Các ngươi cưỡng bách mọi sự đi đến với mình, đi vào trong mình, để cho sau đó, chúng vọt trào ra từ suối nguồn của các ngươi như những tặng vật của tình yêu các ngươi. Thực ra, phải có một tình yêu ban phát như thế mới làm được kẻ trộm cướp mọi giá trị; ta gọi lòng ích kỷ ấy là lòng ích kỷ lành mạnh và linh thánh. Còn một thứ ích kỷ khác, một thứ ích kỷ quá nghèo nàn, đói khát, chỉ chực tìm cơ hội để đánh cắp, đấy là lòng ích kỷ của những con người bệnh hoạn, lòng ích kỷ bệnh hoạn. Lòng ích kỷ bệnh hoạn ấy nhìn tất cả những gì chói sáng với con mắt của tên trộm, với sự thèm thuồng đói khát, nó đánh giá kẻ có thức ăn dồi dào, và nó luôn luôn lởn vởn chung quanh bàn của kẻ ban phát. Một sự thèm thuồng tham lam như thế là giọng nói của sự bệnh hoạn và của một sự thoái hóa vô hình; giữa lòng sự ích kỷ đó, sự thèm thuồng trộm cắp biểu lộ một thân xác bệnh hoạn. Hỡi các anh em, hãy nói cho ta biết, các anh em thấy điều nào là xấu xa đối với chúng ta và xấu xa hơn hết thảy? Không phải là sự thoái hóa suy đồi sao? - Và chúng ta luôn luôn tiên cảm một sự thoái hóa suy đồi mỗi khi thiếu vắng linh hồn ban phát. Con đường hướng thượng của chúng ta leo từ một chủng loại đến một chủng loại cao cả hơn. Nhưng chúng ta rùng mình sợ hãi khi cảm quan thoái hóa suy đồi lên tiếng: “Tất cả mọi sự cho ta”. Cảm quan chúng ta bay đến những đỉnh cao: như thế, nó là một biểu tượng cho thân xác ta, biểu tượng của một sự bay cao. Các biểu tượng của những sự bay cao này là tên gọi của đức hạnh. Thân xác băng qua lịch sử như thế đó: thân xác biến dịch và chiến đấu. Còn tinh thần - tinh thần là gì đối với thân xác? Tinh thần là kẻ tiên báo cho những chiến đấu và những chiến thắng của thân xác, là kẻ đồng hành và vọng âm của thân xác. Tất cả những tên gọi của thiện, ác đều là những ẩn dụ: những tên gọi không biểu thị cái gì cả, chúng chỉ gợi ý ám chỉ mà thôi. Kẻ nào điên cuồng mới muốn có tri thức về chúng! Hỡi các anh em, hãy coi chừng giờ phút mà tinh thần anh em muốn lên tiếng nói bằng ẩn dụ; đấy chính là nguồn phát sinh đức hạnh của các anh em. Vào giây phút đó, thân xác các anh em được nâng lên cao vượt và được tái sinh. Niềm hoan hỉ say sưa của thân xác làm hoan lạc tinh thần để tinh thần biến thành kẻ sáng tạo, phán đoán và yêu thương, để tinh thần làm kẻ thiện ích cho tất cả mọi sự. Khi tâm hồn anh em trào bọt, mênh mông, lênh láng tựa một con sông, sự chúc phúc và mối nguy hiểm cho những kẻ ở ven sông, thì đó là nguồn gốc khai sinh ra đức hạnh các anh em. Khi các anh em tự nâng hồn lên cao khỏi lời tán tụng và sỉ nhục, khi ý chí của các anh em - ý chí của một con người tràn đầy yêu thương - muốn ban lệnh điều động mọi sự: thì đấy là nguồn gốc của đức hạnh các anh em. Khi các anh em khinh bỉ những gì dễ dãi tiện nghi, chỗ nằm êm ấm, khi các anh em không thể nằm nghỉ đủ xa khỏi những giường êm: đấy là nguồn gốc của đức hạnh các anh em. Khi các anh em chỉ còn một ý chí duy nhất và khi các anh em gọi sự chấm dứt mọi nhu cầu là “điều tất yếu”: thì đấy l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ ĐỨC HẠNH BAN PHÁT - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ ĐỨC HẠNH BAN PHÁT Khi Zarathustra đã cáo biệt thị trấn hắn yêu mến, thị trấn mang tên “Con Bò Tạp Sắc”, nhiều người trong số những kẻ tự nhận là môn đệ của Zarathustra tiễn chân và theo đưa hộ tống hắn. Họ cứ đi như thế đến một ngã tư, tại đây Zarathustra bảo rằng hắn muốn một mình cô đơn đi tiếp con đường, vì hắn là bạn thân của những cuộc lữ hành cô độc. Khi ngỏ lời chào từ biệt, các môn đệ dâng tặng hắn một cây thiền trượng có đầu cầm bằng vàng chạm hình một con rắn nằm cuộn quanh mặt trời. Zarathustra vui thích vì cây thiền trượng và đứng tỳ tay lên đó; đoạn Zarathustra nói với các môn đệ như thế này: “Hãy nói cho ta biết, vì sao vàng lại có được giá trị cao quý nhất? Chính vì vàng hiếm hoi, vô dụng, rực rỡ và hiền dịu trong vẻ huy hoàng của nó; vàng luôn luôn tự ban phát chính mình. Chỉ với tư cách biểu tượng cho đức hạnh tôn quý nhất, vàng mới đạt đến giá trị cao cả nhất. Cái nhìn của kẻ ban phát cũng lóe sáng như vàng. Vẻ rực rỡ của vàng hòa giải mặt trăng với mặt trời. Đức hạnh tôn quý nhất thì hiếm hoi, vô dụng; đức hạnh ấy lóe sáng, rực rỡ dịu hiền: một đức hạnh ban phát là đức hạnh tôn quý nhất. Thật ra, hỡi các môn đệ, ta biết rõ các ngươi: cũng như ta, các ngươi khát vọng đến đức hạnh ban phát. Các ngươi có điểm gì chung với những con mèo và những con sói? Các ngươi khao khát sao cho chính mình được trở thành những lễ vật và tặng vật: chính vì thế các ngươi đã khao khát thâu nhặt tất cả những sự giàu sang trong tâm hồn các ngươi. Tâm hồn các ngươi khao khát triền miên không mỏi mệt những kho tàng cùng những bảo ngọc, bởi vì đức hạnh các ngươi không nhàm chán trong ý chí muốn ban phát. Các ngươi cưỡng bách mọi sự đi đến với mình, đi vào trong mình, để cho sau đó, chúng vọt trào ra từ suối nguồn của các ngươi như những tặng vật của tình yêu các ngươi. Thực ra, phải có một tình yêu ban phát như thế mới làm được kẻ trộm cướp mọi giá trị; ta gọi lòng ích kỷ ấy là lòng ích kỷ lành mạnh và linh thánh. Còn một thứ ích kỷ khác, một thứ ích kỷ quá nghèo nàn, đói khát, chỉ chực tìm cơ hội để đánh cắp, đấy là lòng ích kỷ của những con người bệnh hoạn, lòng ích kỷ bệnh hoạn. Lòng ích kỷ bệnh hoạn ấy nhìn tất cả những gì chói sáng với con mắt của tên trộm, với sự thèm thuồng đói khát, nó đánh giá kẻ có thức ăn dồi dào, và nó luôn luôn lởn vởn chung quanh bàn của kẻ ban phát. Một sự thèm thuồng tham lam như thế là giọng nói của sự bệnh hoạn và của một sự thoái hóa vô hình; giữa lòng sự ích kỷ đó, sự thèm thuồng trộm cắp biểu lộ một thân xác bệnh hoạn. Hỡi các anh em, hãy nói cho ta biết, các anh em thấy điều nào là xấu xa đối với chúng ta và xấu xa hơn hết thảy? Không phải là sự thoái hóa suy đồi sao? - Và chúng ta luôn luôn tiên cảm một sự thoái hóa suy đồi mỗi khi thiếu vắng linh hồn ban phát. Con đường hướng thượng của chúng ta leo từ một chủng loại đến một chủng loại cao cả hơn. Nhưng chúng ta rùng mình sợ hãi khi cảm quan thoái hóa suy đồi lên tiếng: “Tất cả mọi sự cho ta”. Cảm quan chúng ta bay đến những đỉnh cao: như thế, nó là một biểu tượng cho thân xác ta, biểu tượng của một sự bay cao. Các biểu tượng của những sự bay cao này là tên gọi của đức hạnh. Thân xác băng qua lịch sử như thế đó: thân xác biến dịch và chiến đấu. Còn tinh thần - tinh thần là gì đối với thân xác? Tinh thần là kẻ tiên báo cho những chiến đấu và những chiến thắng của thân xác, là kẻ đồng hành và vọng âm của thân xác. Tất cả những tên gọi của thiện, ác đều là những ẩn dụ: những tên gọi không biểu thị cái gì cả, chúng chỉ gợi ý ám chỉ mà thôi. Kẻ nào điên cuồng mới muốn có tri thức về chúng! Hỡi các anh em, hãy coi chừng giờ phút mà tinh thần anh em muốn lên tiếng nói bằng ẩn dụ; đấy chính là nguồn phát sinh đức hạnh của các anh em. Vào giây phút đó, thân xác các anh em được nâng lên cao vượt và được tái sinh. Niềm hoan hỉ say sưa của thân xác làm hoan lạc tinh thần để tinh thần biến thành kẻ sáng tạo, phán đoán và yêu thương, để tinh thần làm kẻ thiện ích cho tất cả mọi sự. Khi tâm hồn anh em trào bọt, mênh mông, lênh láng tựa một con sông, sự chúc phúc và mối nguy hiểm cho những kẻ ở ven sông, thì đó là nguồn gốc khai sinh ra đức hạnh các anh em. Khi các anh em tự nâng hồn lên cao khỏi lời tán tụng và sỉ nhục, khi ý chí của các anh em - ý chí của một con người tràn đầy yêu thương - muốn ban lệnh điều động mọi sự: thì đấy là nguồn gốc của đức hạnh các anh em. Khi các anh em khinh bỉ những gì dễ dãi tiện nghi, chỗ nằm êm ấm, khi các anh em không thể nằm nghỉ đủ xa khỏi những giường êm: đấy là nguồn gốc của đức hạnh các anh em. Khi các anh em chỉ còn một ý chí duy nhất và khi các anh em gọi sự chấm dứt mọi nhu cầu là “điều tất yếu”: thì đấy l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcTài liệu liên quan:
-
27 trang 350 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 292 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 274 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 256 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 166 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 134 0 0 -
12 trang 130 0 0
-
18 trang 129 0 0
-
13 trang 123 0 0
-
24 trang 121 0 0