Danh mục

Về hoán dụ ý niệm 'sợ hãi' trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.81 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tìm hiểu các hoán dụ về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), chúng tôi xác lập được 2 hoán dụ cơ bản: Phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi và Phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho sợ hãi. Mặc dù có những dấu hiệu của sự tiếp biến, giao lưu văn hóa với Trung Quốc ở kiểu tư duy đậm chất Á Đông, nhưng sự tri nhận của Nguyễn Du về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều vẫn thể hiện được nét riêng, nét sáng tạo của ông trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ của dân tộc để ý niệm hóa những điều mang tính phổ quát và đã được nhân loại tri nhận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về hoán dụ ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) Nguyễn Thu Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 3 - 6 VỀ HOÁN DỤ Ý NIỆM “SỢ HÃI” TRONG TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU) Nguyễn Thu Quỳnh* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tìm hiểu các hoán dụ về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), chúng tôi xác lập được 2 hoán dụ cơ bản: Phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi và Phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho sợ hãi. Mặc dù có những dấu hiệu của sự tiếp biến, giao lưu văn hóa với Trung Quốc ở kiểu tư duy đậm chất Á Đông, nhưng sự tri nhận của Nguyễn Du về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều vẫn thể hiện được nét riêng, nét sáng tạo của ông trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ của dân tộc để ý niệm hóa những điều mang tính phổ quát và đã được nhân loại tri nhận. Từ khóa: hoán dụ, ý niệm, sợ hãi, Truyện Kiều, Nguyễn Du DẪN LUẬN* Với vai trò là “cơ sở của tư duy”, là “chìa khóa để mở ra sự hiểu biết”, hoán dụ ý niệm (conceptual metonymy) được xem là một trong những công cụ quan trọng để con người khám phá chính bản thân, đặc biệt trong lĩnh vực tình cảm - một lĩnh vực vốn được xem là trừu tượng, khó nắm bắt, khó kiểm soát của con người. Tìm hiểu hoán dụ ý niệm “sợ hãi” (fear), chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm quá trình tri nhận của con người ở phương diện trạng thái tâm lí tình cảm, cụ thể là trạng thái sợ hãi - một trạng thái tâm lí tình cảm có tính tiêu cực, xuất hiện từ việc nhận thức được về các mối đe dọa. Truyện Kiều là quyển bách khoa của tâm trạng. Vì vậy, Phan Ngọc đã gọi tác phẩm này là “một cuốn tiểu thuyết tâm lí” và coi Nguyễn Du là “tác giả của vạn tâm hồn”. Với mong muốn thông qua ngôn ngữ Truyện Kiều để khám phá thế giới tâm lí tình cảm của con người nói chung và các nhân vật trong tác phẩm này nói riêng, ở bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu các hoán dụ về ý niệm “sợ hãi” theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Chúng tôi cũng hi vọng thông qua bài viết này để tìm hiểu những biểu tượng tinh thần của ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều, từ đó thấy được những phổ quát của nhân loại và những nét đặc thù văn hóa - dân tộc của Việt Nam ở việc ý niệm hóa trạng thái tâm lí tình cảm “sợ hãi”. * VÀI NÉT VỀ HOÁN DỤ Ý NIỆM VÀ Ý NIỆM “SỢ HÃI” Hoán dụ ý niệm Kovecses định nghĩa: “Hoán dụ là một quá trình tri nhận trong đó một thực thể ý niệm (phương tiện) cung cấp sự tiếp cận tinh thần đến một thực thể ý niệm khác (đích) trong cùng một miền hoặc cùng một mô hình tri nhận lí tưởng” [3, tr.145]. Như vậy, so với ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm về bản chất cũng được coi là cái có tính ý niệm, đều liên quan đến lược đồ ánh xạ và đều là phương tiện để mở rộng tiềm lực của một ngôn ngữ. Điểm khác nhau chủ yếu giữa hoán dụ ý niệm với ẩn dụ ý niệm là: ẩn dụ chứa đựng một sự ánh xạ qua các mô hình tri nhận khác nhau còn hoán dụ lại ánh xạ trong cùng một mô hình. Điều đó có nghĩa là một phạm trù trong một mô hình được lấy làm chỗ dựa cho phạm trù khác trong cùng một mô hình. Vì vậy, chức năng chủ yếu của biểu thức hoán dụ ý niệm như Nguyễn Thiện Giáp phân tích chính là: “kích hoạt một phạm trù tri nhận bằng cách quy chiếu vào phạm trù khác trong cùng một mô hình và bằng cách đó, nêu bật phạm trù thứ nhất hoặc tiểu mô hình mà nó thuộc vào” [2, tr.249]. Ý niệm “sợ hãi” Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “Sợ là ở trong trạng thái không yên lòng vì cho rằng có cái gì đó trực tiếp gây nguy hiểm hoặc gây hại cho mình, mà tự thấy không thể chống lại hoặc tránh khỏi” [5, tr.870]. Tel: 0975459119, Email: thuquynhvb@yahoo.com 3 Nguyễn Thu Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Ch. Darwin - nhà tự nhiên học người Anh đã miêu tả cảm xúc “sợ hãi” như sau: Người sợ hãi giây phút đầu tiên đứng lặng như trời trồng, nín thở hoặc quỵ xuống đất một cách bản năng. Tim đập nhanh, máu dồn về các bộ phận của cơ thể, da tái nhợt, mồ hôi toát ra, bề mặt của da trở nên lạnh, lông trên mặt dựng đứng, các cơ bắt đầu run, hơi thở dồn dập, miệng khô, giọng khàn… (Lược dẫn theo Trần Văn Cơ [1, tr.333 - 334]. Trên cơ sở những phản ứng của cơ thể khi sợ hãi, Lakoff đã đề xuất kịch bản (scenarios) cho “sợ hãi” (dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [2, tr.252]) như sau: - Nguyên nhân: Tình huống nguy hiểm, gồm sự chết chóc, đau đớn về vật chất và tinh thần. Bản thân nhận thấy nguy hiểm. - Cảm xúc: Nỗi sợ tồn tại. Kinh nghiệm bản thân về hậu quả sinh lí và hành vi - Cố gắng kiểm soát: Bản thân cố gắng không phô bày nỗi sợ và/ hoặc không bỏ chạy. - Mất kiểm soát: Nỗi sợ tăng lên vượt giới hạn. Bản thân mất đi sự kiểm soát trước nỗi sợ. - Hành động: Bản thân bỏ chạy khỏi nỗi sợ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về hoán dụ ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) (bản do Đào Duy Anh khảo đính và chú giải, Nxb Giáo dục, H., 2009) để thấy được cách nhìn nhận của tác giả về một trong những phạm trù tâm lí tình cảm cơ bản nhất của con người. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOÁN DỤ Ý NIỆM “SỢ HÃI” TRONG TRUYỆN KIỀU Kết quả khảo sát cụ thể về các hoán dụ ý niệm “sợ hãi” xuất hiện trong Truyện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: