VỀ KHOA HỌC - Zarathustra đã nói như thế
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 126.85 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Viên Pháp sư hát lên như thế; và tất cả những người tụ họp trong hang đá tựa như những con chim bị mắc vào chiếc lưới của sự khoái lạc giảo quyệt ưu uất của lão. Duy chỉ có Kẻ tận tâm của tinh thần là không để mình bị vướng lưới: y vội giật lấy chiếc thụ cầm trên tay viên Pháp sư và la lớn: “Không khí! Hãy để không khí trong lành ùa vào! Hãy vời Zarathustra vào hang đá! Mi đã làm đặc thêm và đầu độc không khí trong hang này, hỡi đồ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ KHOA HỌC - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ KHOA HỌC Viên Pháp sư hát lên như thế; và tất cả những người tụ họp trong hangđá tựa như những con chim bị mắc vào chiếc lưới của sự khoái lạc giảoquyệt ưu uất của lão. Duy chỉ có Kẻ tận tâm của tinh thần là không để mìnhbị vướng lưới: y vội giật lấy chiếc thụ cầm trên tay viên Pháp sư và la lớn:“Không khí! Hãy để không khí trong lành ùa vào! Hãy vời Zarathustra vàohang đá! Mi đã làm đặc thêm và đầu độc không khí trong hang này, hỡi đồphù thủy già! Hỡi con người giả dối sâu hiểm kia, sự quyến rũ của mi dẫn đếnnhững khát vọng, những khu rừng xa lạ. Và khốn thay cho chúng ta nếunhững người như mi mà lại nói về chân lý và ban cho chân lý tầm quantrọng! Khốn thay cho tất cả mọi tinh thần tự do tự tại nào không cẩn trọng đềphòng những tên pháp sư như thế! Thế là rồi đời tự do của họ! Mi rao giảngsự quay về với những ngục tù và mi dẫn dắt vào trở lại trong chốn ngục tù, - hỡi con quỷ già ưu uất kia, lời than vãn của mi có chứa đựng mộtchiếc còi để giả tiếng chim, mi giống những kẻ khi thốt lời ca tụng sự trinhkhiết, lại bí mật mời gọi người ta hướng đến những khoái lạc!” Kẻ tận tâm nói như thế; nhưng viên Pháp sư già đưa cặp mắt nhìnchung quanh lão, vui hưởng sự chiến thắng của mình, và hoàn trả lại sự tủigiận mà Kẻ tận tâm đã gây cho lão. Rồi lão nói bằng giọng khiêm tốn: “Miim miệng đi. Những bài hát hay đều muốn có những vọng âm hay; saunhững bài hát hay, phải im lặng thật lâu. Đấy là điều mà tất cả những con người thượng đẳng kia đang làm.Nhưng còn mi, có lẽ mi đã chẳng hiểu gì nhiều về bài thơ vĩ đại của ta. Nơicon người mi, chẳng có chút gì mang chất tinh thần pháp sư”. Kẻ tận tâm đáp lại: “Mi đã ngợi khen ta khi tách biệt ta ra khỏi mi nhưthế! Được lắm! Nhưng còn các người kia, ta nhìn thấy gì đây? Các ngươiđang còn ngồi đó với những cái nhìn tràn đầy khát vọng. Hỡi những tâm hồn tự do, vậy thời tự do của các ngươi đã bỏ đi biềnbiệt về đâu? Ta thấy các ngươi gần giống với những kẻ đã nhìn những cô gáikhỏa thân nhảy múa suốt một lúc lâu: cả tâm hồn các ngươi cũng bắt đầunhảy múa! Hỡi những con người thượng đẳng kia ơi, nơi các ngươi hẳn có quánhiều hơn điều mà viên Pháp sư gọi là cái tinh thần phù chú lừa đảo xấu xacủa lão: - chúng ta phải khác biệt với nhau. Thật vậy, trước khi Zarathustra quay trở về thạch động, chúng ta đãnói năng và suy tưởng chung nhau khá đủ để ta biết rằng bản chất chúng talà khác biệt với nhau. Các ngươi và ta, chúng ta đi tìm những điều khác biệt nhau ở chốnnày. Bởi vì phần ta, ta đi tìm nhiều sự an toàn hơn, chính vì thế ta đã đếnhang đá của Zarathustra. Quả vậy, chính Zarathustra là ngọn tháp, là ý chíkiên cố nhất, - trong lúc mà hiện nay mọi sự đều dao động, cả mặt đất cũngrung động đảo điên. Nhưng còn các ngươi, khi ta nhìn ánh mắt của cácngươi, thì hầu như ta thấy rằng các ngươi đang đi tìm nhiều sự bất ổn hơn,nhiều cơn rùng mình hơn, nhiều mối nguy hiểm hơn, nhiều cuộc động đấthơn. Ta thấy hầu như các ngươi thèm muốn, hỡi những người thượng đẳng,hãy xá lỗi cho sự phỏng đoán của ta, - các ngươi thèm muốn đời sống nguynan hiểm nghèo nhất, đời sống gây cho bản thân ta nhiều sợ hãi nhất, đờisống của những con dã thú, thèm khát những cánh rừng, những hang động,những ngọn núi dựng và những mê cung. Và không phải những kẻ dẫn đưa các ngươi ra khỏi nguy nan lànhững kẻ làm các ngươi hài lòng nhất, mà chính là những kẻ đánh lạc lối cácngươi, dẫn các ngươi xa lạc khỏi mọi con đường, những con quỷ quyến rũ.Nhưng nếu những khát vọng kể trên là chân thật nơi các ngươi, thì không vìthế mà ta thấy chúng kém là những điều bất khả. Bởi vì sự sợ hãi chính là tình cảm bẩm sinh và nguyên sơ của loàingười; sự sợ hãi là nguyên nhân giải thích vạn sự, là nguyên nhân của lội lỗinguyên tổ và của đức hạnh nguyên tổ. Cả đức hạnh của ta nữa, cũng phátsinh từ sự sợ hãi, đức hạnh ấy có tên là: Tri thức Khoa học. Bởi vì sự sợ hãi những con dã thú - đây chính là sự sợ hãi mà loàingười đã biết đến từ vạn cổ, kể cả sự sợ hãi đối với con vật mà con ngườiche giấu và kinh sợ trong chính bản thân mình - Zarathustra gọi đó là “conthú nội tâm”. Sự sợ hãi lâu dài xa xưa đó, sau cùng, đã được tinh luyện và được tâmlinh hóa, - hiện nay ta thấy hình như nó mang tên là Tri thức Khoa học”. Kẻ tận tâm đã nói như thế; nhưng vào đúng lúc đó, Zarathustra đãquay trở vào thạch động, đã nghe và đoán được những lời lẽ cuối cùng,Zarathustra ném một nắm bông hồng cho Kẻ tận tâm và cười vang trênnhững “chân lý” của y. Zarathustra hỏi lớn: “Sao! Ta vừa nghe gì vậy kìa?Thực ra, ta thấy rằng nhà ngươi là một kẻ điên hoặc giả chính ta mới là kẻđiên: và ta vội vã hoàn trả lại chân lý của nhà ngươi về chỗ cũ. Bởi vì sự sợ hãi là ngoại lệ của chúng ta. Nhưng còn lòng can đảm,thú ưa phiêu lưu và niềm vui đối với điều bất xác, đối với những gì hãy cònchưa được thử làm liều, - lòng can đảm, theo ta, đấy là biểu trưng cho toànbộ lịch sử nguyên thủy của con người. Lòng can đảm này, sau cùng được tinh luyện, được tâm linh hóa, lòngcan đảm vừa nói của con người, với đôi cánh của con ó và sự giảo quyệt củacon rắn: theo như ta thấy lòng can đảm ấy hiện nay mang tên là...” “Zarathustra!” tất cả những người tụ tập trong hang đá đồng kêu lớnlên như cùng một giọng, rồi phá lên cười ầm; nhưng có một cái gì đó bốc lêntừ họ tựa hồ một đám mây đen. Cả viên Pháp sư già cũng phá lên cười và lãobảo bằng một giọng giảo quyệt: “Ồ! Tinh thần xấu xa của ta đã bỏ đi rồi! Và ta đã chẳng lưu tâm cảnh giới các ngươi ngờ vực tinh thần đó sao,khi ta bảo rằng nó là một kẻ lường gạt, một tinh thần dối trá lừa đảo? Nhất là khi tinh thần ấy hiện lộ trần truồng. Nhưng còn ta, ta có thểlàm gì với những sự ác hi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ KHOA HỌC - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ KHOA HỌC Viên Pháp sư hát lên như thế; và tất cả những người tụ họp trong hangđá tựa như những con chim bị mắc vào chiếc lưới của sự khoái lạc giảoquyệt ưu uất của lão. Duy chỉ có Kẻ tận tâm của tinh thần là không để mìnhbị vướng lưới: y vội giật lấy chiếc thụ cầm trên tay viên Pháp sư và la lớn:“Không khí! Hãy để không khí trong lành ùa vào! Hãy vời Zarathustra vàohang đá! Mi đã làm đặc thêm và đầu độc không khí trong hang này, hỡi đồphù thủy già! Hỡi con người giả dối sâu hiểm kia, sự quyến rũ của mi dẫn đếnnhững khát vọng, những khu rừng xa lạ. Và khốn thay cho chúng ta nếunhững người như mi mà lại nói về chân lý và ban cho chân lý tầm quantrọng! Khốn thay cho tất cả mọi tinh thần tự do tự tại nào không cẩn trọng đềphòng những tên pháp sư như thế! Thế là rồi đời tự do của họ! Mi rao giảngsự quay về với những ngục tù và mi dẫn dắt vào trở lại trong chốn ngục tù, - hỡi con quỷ già ưu uất kia, lời than vãn của mi có chứa đựng mộtchiếc còi để giả tiếng chim, mi giống những kẻ khi thốt lời ca tụng sự trinhkhiết, lại bí mật mời gọi người ta hướng đến những khoái lạc!” Kẻ tận tâm nói như thế; nhưng viên Pháp sư già đưa cặp mắt nhìnchung quanh lão, vui hưởng sự chiến thắng của mình, và hoàn trả lại sự tủigiận mà Kẻ tận tâm đã gây cho lão. Rồi lão nói bằng giọng khiêm tốn: “Miim miệng đi. Những bài hát hay đều muốn có những vọng âm hay; saunhững bài hát hay, phải im lặng thật lâu. Đấy là điều mà tất cả những con người thượng đẳng kia đang làm.Nhưng còn mi, có lẽ mi đã chẳng hiểu gì nhiều về bài thơ vĩ đại của ta. Nơicon người mi, chẳng có chút gì mang chất tinh thần pháp sư”. Kẻ tận tâm đáp lại: “Mi đã ngợi khen ta khi tách biệt ta ra khỏi mi nhưthế! Được lắm! Nhưng còn các người kia, ta nhìn thấy gì đây? Các ngươiđang còn ngồi đó với những cái nhìn tràn đầy khát vọng. Hỡi những tâm hồn tự do, vậy thời tự do của các ngươi đã bỏ đi biềnbiệt về đâu? Ta thấy các ngươi gần giống với những kẻ đã nhìn những cô gáikhỏa thân nhảy múa suốt một lúc lâu: cả tâm hồn các ngươi cũng bắt đầunhảy múa! Hỡi những con người thượng đẳng kia ơi, nơi các ngươi hẳn có quánhiều hơn điều mà viên Pháp sư gọi là cái tinh thần phù chú lừa đảo xấu xacủa lão: - chúng ta phải khác biệt với nhau. Thật vậy, trước khi Zarathustra quay trở về thạch động, chúng ta đãnói năng và suy tưởng chung nhau khá đủ để ta biết rằng bản chất chúng talà khác biệt với nhau. Các ngươi và ta, chúng ta đi tìm những điều khác biệt nhau ở chốnnày. Bởi vì phần ta, ta đi tìm nhiều sự an toàn hơn, chính vì thế ta đã đếnhang đá của Zarathustra. Quả vậy, chính Zarathustra là ngọn tháp, là ý chíkiên cố nhất, - trong lúc mà hiện nay mọi sự đều dao động, cả mặt đất cũngrung động đảo điên. Nhưng còn các ngươi, khi ta nhìn ánh mắt của cácngươi, thì hầu như ta thấy rằng các ngươi đang đi tìm nhiều sự bất ổn hơn,nhiều cơn rùng mình hơn, nhiều mối nguy hiểm hơn, nhiều cuộc động đấthơn. Ta thấy hầu như các ngươi thèm muốn, hỡi những người thượng đẳng,hãy xá lỗi cho sự phỏng đoán của ta, - các ngươi thèm muốn đời sống nguynan hiểm nghèo nhất, đời sống gây cho bản thân ta nhiều sợ hãi nhất, đờisống của những con dã thú, thèm khát những cánh rừng, những hang động,những ngọn núi dựng và những mê cung. Và không phải những kẻ dẫn đưa các ngươi ra khỏi nguy nan lànhững kẻ làm các ngươi hài lòng nhất, mà chính là những kẻ đánh lạc lối cácngươi, dẫn các ngươi xa lạc khỏi mọi con đường, những con quỷ quyến rũ.Nhưng nếu những khát vọng kể trên là chân thật nơi các ngươi, thì không vìthế mà ta thấy chúng kém là những điều bất khả. Bởi vì sự sợ hãi chính là tình cảm bẩm sinh và nguyên sơ của loàingười; sự sợ hãi là nguyên nhân giải thích vạn sự, là nguyên nhân của lội lỗinguyên tổ và của đức hạnh nguyên tổ. Cả đức hạnh của ta nữa, cũng phátsinh từ sự sợ hãi, đức hạnh ấy có tên là: Tri thức Khoa học. Bởi vì sự sợ hãi những con dã thú - đây chính là sự sợ hãi mà loàingười đã biết đến từ vạn cổ, kể cả sự sợ hãi đối với con vật mà con ngườiche giấu và kinh sợ trong chính bản thân mình - Zarathustra gọi đó là “conthú nội tâm”. Sự sợ hãi lâu dài xa xưa đó, sau cùng, đã được tinh luyện và được tâmlinh hóa, - hiện nay ta thấy hình như nó mang tên là Tri thức Khoa học”. Kẻ tận tâm đã nói như thế; nhưng vào đúng lúc đó, Zarathustra đãquay trở vào thạch động, đã nghe và đoán được những lời lẽ cuối cùng,Zarathustra ném một nắm bông hồng cho Kẻ tận tâm và cười vang trênnhững “chân lý” của y. Zarathustra hỏi lớn: “Sao! Ta vừa nghe gì vậy kìa?Thực ra, ta thấy rằng nhà ngươi là một kẻ điên hoặc giả chính ta mới là kẻđiên: và ta vội vã hoàn trả lại chân lý của nhà ngươi về chỗ cũ. Bởi vì sự sợ hãi là ngoại lệ của chúng ta. Nhưng còn lòng can đảm,thú ưa phiêu lưu và niềm vui đối với điều bất xác, đối với những gì hãy cònchưa được thử làm liều, - lòng can đảm, theo ta, đấy là biểu trưng cho toànbộ lịch sử nguyên thủy của con người. Lòng can đảm này, sau cùng được tinh luyện, được tâm linh hóa, lòngcan đảm vừa nói của con người, với đôi cánh của con ó và sự giảo quyệt củacon rắn: theo như ta thấy lòng can đảm ấy hiện nay mang tên là...” “Zarathustra!” tất cả những người tụ tập trong hang đá đồng kêu lớnlên như cùng một giọng, rồi phá lên cười ầm; nhưng có một cái gì đó bốc lêntừ họ tựa hồ một đám mây đen. Cả viên Pháp sư già cũng phá lên cười và lãobảo bằng một giọng giảo quyệt: “Ồ! Tinh thần xấu xa của ta đã bỏ đi rồi! Và ta đã chẳng lưu tâm cảnh giới các ngươi ngờ vực tinh thần đó sao,khi ta bảo rằng nó là một kẻ lường gạt, một tinh thần dối trá lừa đảo? Nhất là khi tinh thần ấy hiện lộ trần truồng. Nhưng còn ta, ta có thểlàm gì với những sự ác hi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 341 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 274 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 248 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 228 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 142 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 130 0 0 -
12 trang 127 0 0
-
18 trang 124 0 0
-
24 trang 109 0 0
-
13 trang 104 0 0