Danh mục

Về loại tội phạm có hai hình thức lỗi (hỗn hợp lỗi)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Tội phạm có hai hình thức lỗi” là một trong những vấn đề phức tạp của luật hình sự. Trong lập pháp thì “tội phạm có hai hình thức lỗi” là vấn đề còn bỏ ngỏ. Còn trong lý luận và thực tiễn, mặc dù vấn đề này đã được đề cập khá nhiều, song cũng chưa được nhận thức một cách thống nhất, đầy đủ và do đó, còn có không ít những sai lầm trong việc định tội danh cũng như giải quyết một số vấn đề khác có liên quan như áp dụng nguyên tắc xử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về loại tội phạm có hai hình thức lỗi (hỗn hợp lỗi) Về loại tội phạm có hai hình thức lỗi (hỗn hợp lỗi)1. “Tội phạm có hai hình thức lỗi” là một trong những vấn đề phức tạp của luậthình sự. Trong lập pháp thì “tội phạm có hai hình thức lỗi” là vấn đề còn bỏ ngỏ.Còn trong lý luận và thực tiễn, mặc dù vấn đề này đã được đề cập khá nhiều, songcũng chưa được nhận thức một cách thống nhất, đầy đủ và do đó, còn có không ítnhững sai lầm trong việc định tội danh cũng như giải quyết một số vấn đề khác cóliên quan như áp dụng nguyên tắc xử lý; xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự;xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm v.v… Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, trao đổilàm sáng tỏ hơn nữa về tội phạm có hai hình thức lỗi là việc làm rất cần thiết.2. Như chúng ta đã biết, thường thì một loại tội phạm chỉ có thể đ ược thực hiệnvới một hình thức lỗi: hoặc là cố ý hoặc là vô ý. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự(BLHS), nhà làm luật có quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) tăng nặng đối vớinhiều trường hợp cố ý phạm tội, nhưng vô ý gây hậu quả nguy hại cho xã hội.Trong những trường hợp phạm tội như vậy, thì trong cùng một loại tội sẽ có cả haihình thức lỗi – cố ý và vô ý. Sự hiện diện của cả hai hình thức lỗi trong cùng mộtloại tội thường được gọi là hình thức “hỗn hợp lỗi” hoặc “lỗi pha trộn”.Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho rằng các thuật ngữ trên đều không chính xác, vìtrong thực tế (cũng như trên cơ sở lý luận về lỗi), thì không có sự tồn tại của bấtkỳ một hình thức lỗi “pha trộn” hay “hỗn hợp” thứ ba nào khác, mà các hình thứclỗi cố ý và vô ý cùng tồn tại độc lập với nhau, mặc dù trong cùng một loại tộiphạm. Sự cùng tồn tại độc lập của cả hai hình thức lỗi trong cùng một loại tội chỉcó thể có ở những loại tội phạm có hình thức lỗi cố ý và có cấu thành tăng nặng.Trong những loại tội này, thì cố ý là hình thức lỗi bắt buộc của cấu thành cơ bản(cố ý đối với hành vi), còn vô ý là lỗi của cấu thành tăng nặng (vô ý đối với hậuquả tăng nặng). Những loại tội này có thể được gọi bằng một thuật ngữ chính xáchơn là “tội phạm có hai hình thức lỗi”.Cơ sở lý luận về sự tồn tại của loại tội phạm với hai hình thức lỗi chính là cáchthức quy định của nhà làm luật về loại tội phạm đặc thù này. Tính đặc thù của loạitội này thể hiện ở chỗ về mặt chủ quan, dường như nó được “ghép” từ hai loại cấuthành với hai hình thức lỗi hoàn toàn khác nhau, tồn tại độc lập với nhau (một cấuthành có lỗi cố ý và cấu thành kia là lỗi vô ý) mặc dù trong cùng một loại tội. Ởđây, trên nguyên tắc, mỗi một cấu thành tội phạm đều có thể tồn tại một cách hoàntoàn độc lập, nhưng khi được “ghép” lại với nhau, thì chúng lại tạo thành một loạitội phạm khác với những dấu hiệu pháp lý rất đặc thù. Các cấu thành tội phạm vớitính cách là những bộ phận hợp thành của loại tội được “ghép” này thường xâmphạm đến những khách thể trực tiếp khác nhau (như sức khỏe và tính mạng củacon người trong tội cố ý gây thương tích (Điều 104), nhưng chúng cũng có thểxâm hại đến cùng một loại khách thể trực tiếp (như hoạt động đúng đắn của cơquan tư pháp trong Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297)hoặc Tội bức cung (Điều 299)…). Ở đây cần nhấn mạng rằng các bộ phận nếuđược tách riêng ra, thì chúng cũng vẫn thỏa mãn được tính chất tội phạm củachúng.Như vậy, tính đặc thù trong cấu trúc mặt chủ quan (lỗi) của loại tội phạm có haihình thức lỗi này xuất phát từ sự đặc thù trong cấu trúc mặt khách quan của nó. Cụthể là sự tồn tại độc lập của hai hình thức lỗi khác nhau được quy định bởi sự tồntại của hai “đối tượng” độc lập của thái độ tâm lý của chủ thể: cố ý (trực tiếp hoặcgián tiếp) đối với hành vi và loại hậu quả là dấu hiệu định tội (cấu thành cơ bản)và vô ý (cẩu thả hoặc quá tự tin) đối với hậu quả đóng vai trò là dấu hiệu địnhkhung tăng nặng (cấu thành tăng nặng).Nghiên cứu quy định của BLHS năm 1999, thấy rằng loại tội phạm có hai h ìnhthức lỗi chiếm tỷ lệ không nhiều và chúng thường được thiết kế theo những môhình sau:- Loại thứ nhất gồm những tội có cấu thành vật chất có hai loại hậu quả luật địnhvới vai trò khác nhau của mỗi loại hậu quả. Loại hậu quả thứ nhất có ý nghĩa địnhtội, còn loại hậu quả thứ hai nghiêm trọng hơn sẽ đóng vai trò là dấu hiệu địnhkhung tăng nặng. Ở những loại tội này, thì về nguyên tắc, hậu quả của cấu thànhtăng nặng là những thiệt hại gây ra cho một khách thể phụ khác (hậu quả phụ, hậuquả kéo theo) chứ không phải là khách thể trực tiếp của loại tội này. Chẳng hạn,Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104)có khách thể trực tiếp là sức khỏe của con người, nhưng trường hợp gây hậu quảchết người (khoản 3 và 4 của điều luật) lại có khách thể là tính mạng của conngười. Hoặc như Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143) có kháchthể trực tiếp là quyền sở hữu về tài sản, nhưng trường hợp vô ý gây chết ngườihoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của ngư ...

Tài liệu được xem nhiều: