Danh mục

Về Logic học hiện đại và giảng dạy Logic học ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.41 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình hình giảng dạy Logic hình thức ở nước ta hiện nay : thực trạng và giải pháp; chức năng cơ bản của Logic học truyền thống, như đã nói, là dạy cho người ta tư duy đúng về mặt hình thức. Đây cũng là mục đích mà chương trình nhập môn Logic học dành cho bậc đại học ở nước ta hướng đến. Tuy nhiên, không nên quá đề cao chức năng này của Logic học truyền thống, bởi lẽ các hình thức suy luận, các quy luật và quy tắc mà nó nghiên cứu về cơ bản đã được từng người tiếp thu một cách không tự giác ngay từ nhỏ. Nhiệm vụ của việc giảng dạy Logic học hiện nay là chuẩn hoá (chứ không phải là cung cấp) những hình thức tư duy thông thường ở người học, cung cấp cho họ các phương pháp hiện đại, đơn giản và hiệu quả để xác định tính đúng sai của suy luận, và quan trọng hơn, để xây dựng các suy luận và phép chứng minh, để phân tích về mặt Logic các vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống và trong khoa học. Muốn làm được điều đó, một mặt, cần phải hiện đại hoá chương trình giảng dạy môn Logic học ; mặt khác, phải củng cố đội ngũ giáo viên môn học này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về Logic học hiện đại và giảng dạy Logic học ở Việt Nam Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 72 VỀ LOGIC HỌC HIỆN ĐẠI VÀ GIẢNG DẠY LOGIC HỌC Ở VIỆT NAM PGS.TS. Phạm Đình Nghiệm Khoa Triết học 1. Vài nét về logic học Với tư cách là một khoa học, logic học ra đời vào thế kỷ IV trước CN. Người sáng lập ra khoa học này là nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Aristote (384 -322 trước CN.). Aristote được coi là người khai sinh ra logic học “không phải vì ông là người đầu tiên đã hệ thống hoá được các thao tác suy luận vốn trước ông chỉ tồn tại riêng rẽ, chưa rõ ràng, mà chính là vì ông là người đầu tiên đã làm cho các thao tác đó trở thành đối tượng nghiên cứu, làm thành đối tượng nghiên cứu chính các thao tác suy luận đó, với tư cách là các chỉnh thể, chứ không chỉ là thành tố này hay khác của suy luận(1). Như vậy, ở Aristote, các thao tác suy luận trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập, chứ không chỉ được nghiên cứu trong mối quan hệ với các suy luận cụ thể. Nhà triết học người Anh F .Bacon (1561- 1626) cho rằng tam đoạn luận của Aristote hoàn toàn vô ích, vì nó không cho phép tìm ra các thông tin mới từ các tiền đề đã có, và do vậy, khi sử dụng nó trong nghiên cứu khoa học, chúng ta không thể phát hiện được các quy luật mới thông qua việc nghiên cứu các sự kiện thực nghiệm đã biết. Ông xây dựng nên logic quy nạp. Giai đoạn phát triển của logic học từ khởi đầu đến khoảng giữa thế kỷ XIX, với nội dung chủ yếu được tạo thành từ các học thuyết của Aristote và Bacon, gọi là logic học truyền thoáng(2). Sự xuất hiện của logic ký hiệu, hay còn gọi là logic toán, logic học hiện đại vào khoảng giữa thế kỷ XIX thật sự là một cuộc cách mạng của khoa học logic. Logic học hiện đại còn gọi là logic toán bởi vì ở buổi đầu xuất hiện, nó sử dụng các phương pháp tổng quát của khoa học nhưng thời đó mới được sử dụng chủ yếu trong toán học ; Hơn thế nữa, các kết quả ban đầu của nó chủ yếu được sử dụng để giải quyết các vấn đề của toán học. Tư tưởng về logic ký hiệu thật ra đã được nhà triết học, nhà toán học người Đức Lebnitz (1646 - 1716) đưa ra từ thế kỷ XVIII. Ông chỉ ra rằng khi sử dụng các ký hiệu thay cho lời nói, không những chúng ta làm cho tư tưởng được trở nên rõ ràng hơn và chính xác hơn, mà còn làm cho tư tưởng trở nên đơn giản hơn. Muốn tách các thao tác của tư duy ra khỏi các suy luận cụ thể để nghiên cứu chúng thì phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng các ký hiệu của toán học. Nếu như sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để nghiên cứu các thao tác tư duy thì ý nghĩa quen thuộc của từ ngữ không những không giúp nhận thấy vấn đề tốt hơn, mà còn làm cho vấn đề trở nên rắc rối hơn, vì khi đó dù muốn hay không muốn, nhà nghiên cứu vẫn để ý đến ý nghĩa của các từ, các câu. Ông muốn xây dựng logic học thành phép tính (calculus rationator) - tức xây dựng ngôn ngữ hình thức tổng quát, trong đó các suy luận được hình thức hoá giống như các phép tính được hình thức hoá trong đại số. Logic học hiện đại khác biệt rất lớn so với logic học truyền thống. Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 73 Đối tượng nghiên cứu cơ bản của logic học truyền thống là các hình thức và quy luật tư duy đúng thông thường, nghĩa là nghiên cứu cách thức tiến hành suy luận và chứng minh đúng về mặt hình thức. Ngoài ra logic học truyền thống còn nghiên cứu một số vấn đề nhận thức luận và chân lý. Logic học hiện đại mở rộng hơn đối tượng nghiên cứu đó. Hệ vấn đề mà nó nghiên cứu rộng hơn hệ vấn đề mà logic học truyền thống nghiên cứu rất nhiều. Nó không chỉ nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy thông thường, mà còn nghiên cứu tất cả các hình thức và quy luật tư duy đúng, nghĩa là nghiên cứu cả những hình thức và quy luật tư duy tuy không được sử dụng trong tư duy thông thường, nhưng có thể được sử dụng trong các hệ thống điều khiển học và các hệ thống máy vi tính. Logic học hiện đại còn nghiên cứu một loạt vấn đề về ngôn ngữ, ký hiệu, lý luận nhận thức, cấu trúc logic của lý thuyết khoa học, chân lý, thuật toán, chứng minh định lý tự động... Tuy nghiên cứu về mặt hình thức của tư duy, nhưng logic học truyền thống không mô tả được chính xác mặt hình thức này. Logic học truyền thống cũng không đưa ra được các định nghĩa chính xác về các hình thức và quy luật của tư duy. Tất cả những vấn đề này chỉ được giải quyết trong logic học hiện đại. Về phương pháp, logic học truyền thống chủ yếu sử dụng phương pháp kinh nghiệm, so sánh và lọc ra qua kinh nghiệm tư duy các hình thức và quy luật tư duy. Phương pháp này rất hạn chế, vì vậy qua hàng chục thế kỷ phát triển mà logic học truyền thống cũng chỉ đúc kết được vài chục dạng thức tư duy đúng mà thôi. Logic học hiện đại sử dụng các phương pháp mới như hình thức hoá, tieàn đề ...

Tài liệu được xem nhiều: