Chúng ta đang sống vào một thời kỳ mà nghệ thuật đương đại, hay còn gọi là nghệ thuật hậu môđéc, đang phát triển rộng khắp toàn cầu, với hai xu hướng chính có vẻ đương đại hơn cả, đó là xu hướng nghệ thuật không gian, bao gồm sắp đặt, biến đổi, trình diễn, sáng tạo không gian bằng mọi phương tiện chất liệu, và xu hướng high-tech, áp dụng kỹ thuật số, màn hình, đèn chiếu... vào các trò chơi nghệ thuật thị giác mới lạ, đặc trưng của xã hội trí tuệ và khoa học công nghệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về mỹ thuật đương đại Việt Nam
Về mỹ thuật đương đại Việt Nam
Bùi Như Hương
Chúng ta đang sống vào một thời kỳ mà nghệ thuật đương đại, hay còn
gọi là nghệ thuật hậu môđéc, đang phát triển rộng khắp toàn cầu, với
hai xu hướng chính có vẻ đương đại hơn cả, đó là xu hướng nghệ thuật
không gian, bao gồm sắp đặt, biến đổi, trình diễn, sáng tạo không gian
bằng mọi phương tiện chất liệu, và xu hướng high-tech, áp dụng kỹ
thuật số, màn hình, đèn chiếu... vào các trò chơi nghệ thuật thị giác mới
lạ, đặc trưng của xã hội trí tuệ và khoa học công nghệ trình độ cao. Ðối
với công chúng Việt Nam, các hình thức cấp tiến của nghệ thuật đương
đại không còn mấy xa lạ, bởi nó đã hiện hữu ngay ở Việt Nam, dù còn
yếu ớt, mờ nhạt, song cũng đã là một đề tài gai góc hấp dẫn để báo chí
dư luận tranh cãi mổ xẻ. Gần đây, các triển lãm giao lưu và hội thảo
quốc tế diễn ra tại Việt Nam ngày một nhiều, Cửa sổ châu Á hay
Quobo là ví dụ điển hình, qua đó người xem Việt Nam được thấy tận
mắt tính đương đại quốc tế[1], được cảm nhận cụ thể thế giới là ai, họ
đang nghĩ gì, nghệ thuật là cái gì?[2], và qua đó không thể không liên
hệ ngược lại phía bản thân, với các câu hỏi muôn thuở vẫn thời sự: Vậy
chúng ta là ai? Chúng ta đang ở đâu?
Nhìn về quá khứ, ít ai có thể phủ nhận rằng nghệ thuật cổ truyền, còn
gọi là nghệ thuật truyền thống dân tộc của Việt Nam, mang đầy tính
dân gian. Nghệ thuật này kéo dài nhiều thế kỷ, suốt từ thời Ðông Sơn,
Ðại Việt cho đến tận ngày nay. Sản phẩm tiêu biểu của nó là trống
đồng Ðông Sơn, điêu khắc đình làng, điêu khắc-đồ hoạ Phật giáo làm
theo công thức mẫu mã truyền miệng nhưng đã bị dân gian hoá khá
nhiều, vài ba loại tranh dân gian, đồ gốm và các hàng thủ công mỹ
nghệ..., với mục đích rõ ràng luôn hướng tới trang trí, làm đẹp và ứng
dụng thực tế. Nội dung chủ yếu phản ánh sinh hoạt lao động, lễ hội, vui
chơi, những biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng, cầu may trong dân gian,
qua đó con người gửi gắm ý niệm về cái đẹp và ước vọng về một cuộc
sống an nhàn sung túc, phúc-lộc-thọ trường. Nghệ thuật này lúc thịnh
lúc suy, biến đổi theo thời cuộc, có khi thất truyền hẳn như trong chiến
tranh, hay trong các phong trào đô thị hoá, hiện đại hoá ngày nay. Song
bản tính dân gian, tinh thần dân gian thì vẫn vậy, ít thay đổi, vẫn tồn tại
và là nền tảng tinh thần chính cho toàn bộ nền mỹ thuật Việt Nam, khi
mà đại bộ phận môi trường thẩm mỹ, lối sống, cấu trúc xã hội, trình độ
văn minh và nhất là tư tưởng con người về cơ bản vẫn ở giai đoạn tiền
công nghiệp.
Trong nghệ thuật, phong cách dân gian có cả mặt hay lẫn mặt dở. Hay
là ở chỗ nó gợi về cội nguồn văn hoá làng quê nơi mang đậm dấu ấn
bản sắc dân tộc Việt. Dở là ở chỗ nó khiến mỹ thuật Việt Nam dường
như chỉ dừng chân ở trang trí miên man sơ sài, thể hiện những tình cảm
cá nhân vụn vặt, ít có cơ trở nên hoành tráng lớn lao về nội dung, hình
tượng. Hạn chế này còn thấy trong nhiều lĩnh vực hoạt động sáng tạo
khác của người Việt như văn học, âm nhạc, điện ảnh, xây dựng, kiến
trúc... So với bề dày ngàn năm lịch sử của nghệ thuật cổ truyền thì sự
có mặt gần một thế kỷ qua của nghệ thuật bác học và khoa học theo
kiểu châu Âu ở Việt Nam, mà đại diện của nó ban đầu là trường
MTÐD và sau này là trường Ðại học Mỹ thuật Hà Nội, quả là ngắn
ngủi, chẳng đáng là bao. Với 20 năm tồn tại, công lao chủ yếu của
trường MTÐD là giới thiệu vào Việt Nam kỹ thuật sử dụng sơn dầu, và
đó cũng là xuất phát điểm để Việt Nam có một nền nghệ thuật mang
đậm tính cá nhân và trách nhiệm cá nhân, chứ không mờ nhạt nôm na
phường thợ như trước đây. Vai trò trách nhiệm của người nghệ sĩ trong
xã hội được đề cao, từ vị trí khuyết danh trở thành có danh và ký tên
đàng hoàng trên tác phẩm.
Sự quay về cảm thức dân gian, khai thác bản sắc dân tộc từ nghệ thuật
cổ truyền và từ văn hoá làng của thế hệ hoạ sĩ đổi mới (có thể tính
người mở đầu là Nguyễn Tư Nghiêm) một lần nữa cho thấy rằng truyền
thống MTÐD là mỏng manh, thẩm mỹ học viện châu Âu một thời đối
với tâm hồn dân gian Việt Nam là có phần lệch pha, khiên cưỡng.
Trong sự trở về làng ồ ạt, ngoài những lý do tốt đẹp dễ thấy và thuyết
phục là tìm bản sắc dân tộc, tìm sự tươi mới hồn nhiên, sơ khai trong
tinh thần dân gian kết hợp hiện đại, còn có những lý do tế nhị khác
không dễ nói, đó là sự chối từ các công thức áp đặt, nhàm chán, và lối
vẽ chính xác mệt mỏi theo tinh thần khoa học vốn không hợp với mỹ
cảm tượng trưng ước lệ của người Việt; sự đi tắt vội vàng, tránh né kỹ
thuật và lao động, với suy nghĩ mơ hồ nông cạn dân gian chính là hiện
đại, hoặc với hy vọng theo tấm gương ông Nghiêm nối nhanh tức thì
được cái dân tộc với cái hiện đại (mà không nghĩ rằng thành quả của
ông Nghiêm là cả một quá trình lao động nghiên cứu miệt mài cộng với
tài năng và sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống); và cuối cùng còn có
sự vào hùa sản xuất nhanh nhiều những mặt hàng nghệ thuật xu thời có
tính dân tộc dễ bán.
Người nước ngoài có lý khi nói rằng nghệ thuật Việt Nam đa phần chỉ
là nice art, dễ thương và duyên dáng, dùn ...