VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA KẺ SÁNG TẠO - Zarathustra đã nói như thế
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 122.13 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hỡi người anh em, mi có muốn bước vào trong cô đơn? Mi có muốn tìm kiếm con đường dẫn đến bản lai diện mục của mi? Hãy nấn ná lại và lắng nghe ta nói. “Kẻ nào đi tìm thì dễ đánh mất chính mình. Mọi cô đơn đều là tội lỗi”: đám đông nói như thế. Và mi đã là thành phần của đám đông trong một thời gian dài. Giọng nói đám đông vẫn còn vang dội trong mi. Và khi mi bảo: “Ta không cùng chung ý thức với các ngươi nữa”, thì đó chính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA KẺ SÁNG TẠO - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA KẺ SÁNG TẠO Hỡi người anh em, mi có muốn bước vào trong cô đơn? Mi có muốntìm kiếm con đường dẫn đến bản lai diện mục của mi? Hãy nấn ná lại vàlắng nghe ta nói. “Kẻ nào đi tìm thì dễ đánh mất chính mình. Mọi cô đơn đều là tội lỗi”:đám đông nói như thế. Và mi đã là thành phần của đám đông trong một thờigian dài. Giọng nói đám đông vẫn còn vang dội trong mi. Và khi mi bảo: “Takhông cùng chung ý thức với các ngươi nữa”, thì đó chính là một lời thanvãn đau đớn. Bởi vì cũng chính ý thức chung ấy đã khai sinh ra nỗi đau đớn này; tiasáng nhạt nhòa cuối cùng của ý thức ấy vẫn còn chiếu rọi trên nỗi buồn củami. Nhưng, mi có muốn bước đi trên con đường của nỗi buồn đó, conđường dẫn đến bản lai diện mục của mi? Mi hãy tỏ cho ta biết mi có quyềnvà sức để bước đi không? Mi có là một sức mạnh và một quyền lực mới mẻ? Một vận chuyểnđầu tiên? Một bánh xe tự xoay động? Mi có thể bắt các vì sao xoay vầnquanh mi? Hỡi ôi! Có quá nhiều tham lam thèm muốn hướng vọng đến nhữngđỉnh cao! Có quá nhiều những kinh động của những kẻ tham vọng! Hãy tỏcho ta biết mi không thèm khát cũng chẳng tham vọng! Hỡi ôi! Có biết bao tư tưởng lớn lại hành động theo lối một chiếc bễthợ rèn: khi căng phồng lên chúng chỉ làm tăng thêm sự trống rỗng. Mi tự bảo là mình tự do! Ta muốn biết tư tưởng chủ yếu của mi chứkhông muốn nghe rằng mi vừa thoát khỏi một chiếc ách. Mi có phải là người có quyền thoát khỏi một chiếc ách? Nhiều kẻ đãđánh mất luôn giá trị cuối cùng của họ khi vất đi sự nô lệ của mình. Tự do đối với cái gì? Điều ấy chẳng can hệ gì tới Zarathustra. Nhưngcon mắt mi phải nói rõ cho ta biết: tự do để cho cái gì? Mi có thể tự chỉ định thiện, ác cho chính mình và treo ý chí trên đầumi như một lề luật? Mi có thể làm vị quan tòa tự phán xử chính mình và làmkẻ trả thù cho lề luật do chính tay mi đặt ra? Cô đơn đối diện với vị quan tòa và kẻ trả thù cho lề luật do chínhmình đặt ra, là một điều quá sức khủng khiếp. Tựa hồ một ngôi sao lao mìnhvào khoảng không trống rỗng, trong hơi thở giá lạnh của cô đơn. Hiện nay mi còn đang đau khổ vì đám đông phức tạp, vì mi là kẻ đơnnhất, lẻ loi: hiện nay lòng can đảm cùng những hy vọng của mi hãy cònnguyên vẹn. Nhưng sẽ đến cái ngày mà mi chán nản mệt mỏi với nỗi cô đơn, lòngkiêu hãnh của mi khom lưng cúi mặt, lòng can đảm của mi nghiến răng sợhãi. Sẽ có ngày mi hét lớn: “Ta cô đơn!” Sẽ có ngày mi không còn nhìn thấy điều gì cao đại nơi mi, và điều gìthấp hèn sẽ quá gần gũi. Tư tưởng cao nhã trác tuyệt nhất của mi cũng làmmi kinh hãi như một bóng ma. Sẽ có ngày mi hét to: “Mọi sự đều giả mạo”. Có những tình cảm muốn giết chết kẻ cô thân độc ảnh; nếu chúng thấtbại, thời chính chúng phải bị tận diệt. Nhưng liệu mi có dám làm một kẻ sátnhân? Hỡi người anh em, mi đã biết đến chữ “khinh bỉ” rồi chứ? Và nỗithống khổ nơi lòng công chính c ủa mi bắt buộc mi phải công chính đối vớinhững kẻ khinh bỉ mi, mi cũng biết rồi chứ? Mi bắt buộc nhiều người phải thay đổi ý kiến của họ về mi, vì thế họthù ghét mi khủng khiếp. Mi đã tiến lại gần nhưng rồi mi lại vượt bỏ họ, họkhông bao giờ tha thứ cho mi chuyện ấy. Mi vượt bỏ bọn họ: nhưng mi càng phóng lên cao, thì con mắt củanhững kẻ đố kỵ lại càng thấy mi nhỏ bé. Thế mà, chính kẻ bay vút lên cao títlà kẻ bị thù ghét nhiều nhất. “Làm thế nào các ngươi có thể công chính với ta được”. - Mi phải nóinhư thế. “Ta đã chọn sự bất công của các ngươi như là phần số dành cho ta”. Bọn chúng ném vứt sự bất công c ùng những đồ dơ bẩn vào con ngườicô đơn; tuy nhiên, hỡi người anh em của ta, nếu muốn làm một vì sao, thì mivẫn cứ phải long lanh soi sáng cho bọn chúng. Mi hãy coi chừng những kẻ thiện hảo và những con người công chính!Chúng thích đóng đinh lên thập giá những người nào đã sáng tạo ra đứchạnh của chúng, - chúng thù hận kẻ cô đơn. Mi cũng phải đề phòng sự ngây thơ thánh thiện! Tất cả những gìkhông đơn giản, đều bị nó cho là bất kính, phạm thánh; nó cũng thích vuiđùa với lửa - lửa của những dàn hỏa thiêu người. Và hãy coi chừng sự biểu lộ tình cảm của mi! Kẻ cô đơn thường quávội đưa tay ra cho người vừa mới gặp gỡ. Có nhiều kẻ mi không nên đưa tay cho họ nắm, mà chỉ nên đưachân[1]: và ta muốn rằng chân mi cũng có vuốt sắc. Nhưng kẻ thù địch nguy hiểm nhất mi có thể gặp phải vẫn sẽ luôn làchính bản thân mi, mi tự rình dò mình ở tận những hang sâu và rừng thẳm. Hỡi kẻ cô đơn, mi đang theo con đường dẫn đến bản lai diện mục củamình! Và trên con đường này, mi sẽ gặp gỡ chính tự thân c ùng bảy con quỷcủa mình. Mi sẽ cảm thấy mình là kẻ tà đạo, phù thủy, bốc sư, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA KẺ SÁNG TẠO - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA KẺ SÁNG TẠO Hỡi người anh em, mi có muốn bước vào trong cô đơn? Mi có muốntìm kiếm con đường dẫn đến bản lai diện mục của mi? Hãy nấn ná lại vàlắng nghe ta nói. “Kẻ nào đi tìm thì dễ đánh mất chính mình. Mọi cô đơn đều là tội lỗi”:đám đông nói như thế. Và mi đã là thành phần của đám đông trong một thờigian dài. Giọng nói đám đông vẫn còn vang dội trong mi. Và khi mi bảo: “Takhông cùng chung ý thức với các ngươi nữa”, thì đó chính là một lời thanvãn đau đớn. Bởi vì cũng chính ý thức chung ấy đã khai sinh ra nỗi đau đớn này; tiasáng nhạt nhòa cuối cùng của ý thức ấy vẫn còn chiếu rọi trên nỗi buồn củami. Nhưng, mi có muốn bước đi trên con đường của nỗi buồn đó, conđường dẫn đến bản lai diện mục của mi? Mi hãy tỏ cho ta biết mi có quyềnvà sức để bước đi không? Mi có là một sức mạnh và một quyền lực mới mẻ? Một vận chuyểnđầu tiên? Một bánh xe tự xoay động? Mi có thể bắt các vì sao xoay vầnquanh mi? Hỡi ôi! Có quá nhiều tham lam thèm muốn hướng vọng đến nhữngđỉnh cao! Có quá nhiều những kinh động của những kẻ tham vọng! Hãy tỏcho ta biết mi không thèm khát cũng chẳng tham vọng! Hỡi ôi! Có biết bao tư tưởng lớn lại hành động theo lối một chiếc bễthợ rèn: khi căng phồng lên chúng chỉ làm tăng thêm sự trống rỗng. Mi tự bảo là mình tự do! Ta muốn biết tư tưởng chủ yếu của mi chứkhông muốn nghe rằng mi vừa thoát khỏi một chiếc ách. Mi có phải là người có quyền thoát khỏi một chiếc ách? Nhiều kẻ đãđánh mất luôn giá trị cuối cùng của họ khi vất đi sự nô lệ của mình. Tự do đối với cái gì? Điều ấy chẳng can hệ gì tới Zarathustra. Nhưngcon mắt mi phải nói rõ cho ta biết: tự do để cho cái gì? Mi có thể tự chỉ định thiện, ác cho chính mình và treo ý chí trên đầumi như một lề luật? Mi có thể làm vị quan tòa tự phán xử chính mình và làmkẻ trả thù cho lề luật do chính tay mi đặt ra? Cô đơn đối diện với vị quan tòa và kẻ trả thù cho lề luật do chínhmình đặt ra, là một điều quá sức khủng khiếp. Tựa hồ một ngôi sao lao mìnhvào khoảng không trống rỗng, trong hơi thở giá lạnh của cô đơn. Hiện nay mi còn đang đau khổ vì đám đông phức tạp, vì mi là kẻ đơnnhất, lẻ loi: hiện nay lòng can đảm cùng những hy vọng của mi hãy cònnguyên vẹn. Nhưng sẽ đến cái ngày mà mi chán nản mệt mỏi với nỗi cô đơn, lòngkiêu hãnh của mi khom lưng cúi mặt, lòng can đảm của mi nghiến răng sợhãi. Sẽ có ngày mi hét lớn: “Ta cô đơn!” Sẽ có ngày mi không còn nhìn thấy điều gì cao đại nơi mi, và điều gìthấp hèn sẽ quá gần gũi. Tư tưởng cao nhã trác tuyệt nhất của mi cũng làmmi kinh hãi như một bóng ma. Sẽ có ngày mi hét to: “Mọi sự đều giả mạo”. Có những tình cảm muốn giết chết kẻ cô thân độc ảnh; nếu chúng thấtbại, thời chính chúng phải bị tận diệt. Nhưng liệu mi có dám làm một kẻ sátnhân? Hỡi người anh em, mi đã biết đến chữ “khinh bỉ” rồi chứ? Và nỗithống khổ nơi lòng công chính c ủa mi bắt buộc mi phải công chính đối vớinhững kẻ khinh bỉ mi, mi cũng biết rồi chứ? Mi bắt buộc nhiều người phải thay đổi ý kiến của họ về mi, vì thế họthù ghét mi khủng khiếp. Mi đã tiến lại gần nhưng rồi mi lại vượt bỏ họ, họkhông bao giờ tha thứ cho mi chuyện ấy. Mi vượt bỏ bọn họ: nhưng mi càng phóng lên cao, thì con mắt củanhững kẻ đố kỵ lại càng thấy mi nhỏ bé. Thế mà, chính kẻ bay vút lên cao títlà kẻ bị thù ghét nhiều nhất. “Làm thế nào các ngươi có thể công chính với ta được”. - Mi phải nóinhư thế. “Ta đã chọn sự bất công của các ngươi như là phần số dành cho ta”. Bọn chúng ném vứt sự bất công c ùng những đồ dơ bẩn vào con ngườicô đơn; tuy nhiên, hỡi người anh em của ta, nếu muốn làm một vì sao, thì mivẫn cứ phải long lanh soi sáng cho bọn chúng. Mi hãy coi chừng những kẻ thiện hảo và những con người công chính!Chúng thích đóng đinh lên thập giá những người nào đã sáng tạo ra đứchạnh của chúng, - chúng thù hận kẻ cô đơn. Mi cũng phải đề phòng sự ngây thơ thánh thiện! Tất cả những gìkhông đơn giản, đều bị nó cho là bất kính, phạm thánh; nó cũng thích vuiđùa với lửa - lửa của những dàn hỏa thiêu người. Và hãy coi chừng sự biểu lộ tình cảm của mi! Kẻ cô đơn thường quávội đưa tay ra cho người vừa mới gặp gỡ. Có nhiều kẻ mi không nên đưa tay cho họ nắm, mà chỉ nên đưachân[1]: và ta muốn rằng chân mi cũng có vuốt sắc. Nhưng kẻ thù địch nguy hiểm nhất mi có thể gặp phải vẫn sẽ luôn làchính bản thân mi, mi tự rình dò mình ở tận những hang sâu và rừng thẳm. Hỡi kẻ cô đơn, mi đang theo con đường dẫn đến bản lai diện mục củamình! Và trên con đường này, mi sẽ gặp gỡ chính tự thân c ùng bảy con quỷcủa mình. Mi sẽ cảm thấy mình là kẻ tà đạo, phù thủy, bốc sư, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 341 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 276 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 252 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 231 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 145 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 131 0 0 -
12 trang 128 0 0
-
18 trang 124 0 0
-
24 trang 111 0 0
-
13 trang 106 0 0