Danh mục

VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 2

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 490.67 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

DỊCH TỄ HỌC TRONG Y HỌC LAO ĐỘNG1. VẤN ĐỀ CHUNG sTừ những năm 80 của thế kỷ này, dịch tễ học đã từng bước phát huy vai trò to lớn của nó trong lĩnh vực y học lao động. Các phương pháp dịch tễ học được sử dụng rộng rãi để mô tả tình trạng sức khoẻ trong cộng đồng người lao động ở các loại hình lao động đặc thù, như sự mắc bệnh có liên quan đến công việc, các tác hại nghề nghiệp đặc trưng, thử nghiệm các giả thiết về mối quan hệ nhân quả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 2 DỊCH TỄ HỌC TRONG Y HỌC LAO ĐỘNG1. VẤN ĐỀ CHUNG sTừ những năm 80 của thế kỷ này, dịch tễ học đã từng bước phát huy vai trò tolớn của nó trong lĩnh vực y học lao động. Các phương pháp dịch tễ học được sử dụngrộng rãi để mô tả tình trạng sức khoẻ trong cộng đồng người lao động ở các loại hìnhlao động đặc thù, như sự mắc bệnh có liên quan đến công việc, các tác hại nghề nghiệpđặc trưng, thử nghiệm các giả thiết về mối quan hệ nhân quả hay đánh giá sự can thiệp. Nghiên cứu dịch tễ học trong y học lao động giúp chúng ta đánh giá được mứcđộ tác hại của các tác hại nghề nghiệp và chứng minh rõ ràng các quan hệ nhân quảtrong vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đồng thời cũng khắc phục dần được nhữngsai sót hoặc ngộ nhận một cách đơn thuần khi có nhiều vấn đề tổng hợp hay tác dụngnhiều chiều lên sức khoẻ người lao động. Trong nghiên cứu về y học lao động một sốyếu tố cần được tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống như sau: - Mô tả đặc điểm chung về môi trường lao động. - Mô tả đặc điểm các yếu tố tiếp xúc (E = expose) hay các yếu tố nguy cơ đối vớisức khoẻ người lao động. - Xác định thời gian và cường độ tiếp xúc của người lao động đối với các yếu tốmôi trường, các tác hại nghề nghiệp. - Định lượng hoặc định tính các vấn đề sức khoẻ bệnh tật ở người lao động trongmôi trường. Đánh giá được sự tác động tương hỗ giữa các biến số trong môi trường (các yếutố nguy cơ) với vấn đề sức khoẻ tương ứng ở người lao động (tìm ra mối liên quan). Trong quá trình nghiên cứu, người cán bộ y tế lao động cần thiết phải nắm đượcmột số kiến thức chuyên môn sau đây: - Bản chất và khả năng tác động của các yếu tố tác hại nghề nghiệp có trong laođộng (hoá học, lý học, sinh vật học, Ergonomie và tâm lý học...) trong đó bao gồm táchại riêng rẽ, tổng hợp hay đa phương hoặc tác động nhiều chiều. - Phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nghề nghiệp. - Phương pháp thu nhập số liệu, thông tin từ các nguồn có thể có được (y tế cơsở, bệnh viện...).II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG 2.1. Phương pháp28 Về mặt phương pháp nghiên cứu người ta cần phải thiết lập được mối liên quanhay kết hợp (nếu có) giữa một yếu tố phơi nhiễm cần nghiên cứu (E) và sự phân bốbệnh tật hoặc tử vong (D), song cũng khống chế được sự có mặt của các yếu tố bênngoài (CF và EM) có khả năng làm nhiễu mối quan hệ giữa E và D. Một nghiên cứu thông thường người ta có thể tiến hành theo sơ đồ sau: Trong thực tế người ta thường thấy có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác hạinghề nghiệp lên cơ thể nên muốn làm rõ được người ta còn phải lưu ý các vấn đề sau: - Ảnh hưởng của một nhóm các yếu tố lên sức khoẻ, khả năng lao động hoặcchức năng. - So sánh sự biến đổi các yếu tố này với các yếu tố khác không có trong nghiêncứu. - Các xu hướng có thể tác động đến những vấn đề sức khoẻ, bệnh tật trongnghiên cứu. - So sánh từng yếu tố và giải thích được những yếu tố liên quan đến sự tác độnglên những sự kiện nghiên cứu. - Xem xét những phương thức tác động qua lại giữa các yếu tố tác hại nghềnghiệp và các rối loạn bệnh lý hoặc bệnh nghề nghiệp (tương quan và hồi quy). Trongquá trình nghiên cứu khi gặp những vấn đề phức tạp như thế này là bình thường nhưngđể đáng giá nó không phải ai cũng có trình độ tính toán về mặt toán học để có thể minhchứng được chuẩn xác, do vậy người ta đưa ra một loại hình nghiên cứu nhân quả đơngiản hơn dễ áp dụng trong thực tế nghiên cứu y học lao động và bệnh nghề nghiệpbằng cách chia nhóm các yếu tố tiếp xúc, các yếu tố nguy cơ E+ và E- đối với tính chất“bệnh” được ký hiệu là D+ và D- Vậy trên mẫu nghiên cứu chúng ta không chỉ có hai nhóm mà thường có nhiềunhóm cơ bản và nhóm phụ. Kết quả thu được của mỗi nhóm phụ được đưa vào mộtbảng tiếp liên (bảng 2 x 2) hoặc hơn (nhiều hàng nhiều cột). 29 m1 : Số người bị bệnh m0: Số người không bị bệnh n1: Số người có tiếp xúc n0: Số người không tiếp xúc a: Số người tiếp xúc bị bệnh b: Số người tiếp xúc không bị bệnh c: Số người không tiếp xúc bị bệnh d: Số người không tiếp xúc không bị bệnh Trước khi nghiên cứu, thường phải có một giả thuyết là tiếp xúc đó gây bệnhtương ứng. Nhìn vào bảng 2 x 2 trên, ta phải thấy a và d lớn hơn hẳn theo lẽ thường vàtỷ suất chênh (OR) lớn hơn 1, OR: ad/cb > 1, nếu yếu tố nguy cơ là có thật. Nếu tỷ suất chênh càng lớn thì giả thiết này đưa ra càng có lý. Nếu không sử dụng mô hình dịch tễ học, thường người ta chỉ tính tỷ lệ mắc bệnhcủa nhóm tiếp xúc, hoặc tốt hơn nữa là nhóm chính rồi chia hai tỷ lệ này với nhau(cách làm trên chưa hoàn chỉnh). 2.2. Các nghiên cứu mô tả Giống với cách làm trước đây chúng ta thường mô tả tình hình mắc một bệnh,nhóm bệnh t ...

Tài liệu được xem nhiều: