Danh mục

VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 6

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.21 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

2.2. Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud nghề nghiệp) Biểu hiện lâm sàng của bệnh Raynaud nghề nghiệp (BRNN) bao gồm rối loạn tuần hoàn mao mạch đầu chi và rối loạn cảm giác bàn tay. Cơn bệnh diễn biến làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu là thiếu máu cục bộ, các ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt. Gây cảm giác lạnh và tê cóng. - Giai đoạn hai báo hiệu bằng triệu những đau và dấm dứt các ngón tay. Các ngón đỏ bừng rồi có khi tím lại. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 6 2.2. Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud nghề nghiệp) Biểu hiện lâm sàng của bệnh Raynaud nghề nghiệp (BRNN) bao gồm rối loạntuần hoàn mao mạch đầu chi và rối loạn cảm giác bàn tay. Cơn bệnh diễn biến làm 2giai đoạn: - Giai đoạn đầu là thiếu máu cục bộ, các ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt. Gâycảm giác lạnh và tê cóng. - Giai đoạn hai báo hiệu bằng triệu những đau và dấm dứt các ngón tay. Các ngón đỏ bừng rồi có khi tím lại. Đau và cảm giác nàng có thể mãnh liệtkhông chịu được. Cơn bệnh phát không phải là khi tiếp xúc với rung mà do lạnh. Lạnh toàn thân dùtay không lạnh, làm phát cơn mạnh hơn là lạnh cục bộ hai bàn tay. Yếu tố thuận lợi làm phát cơn là vi chấn thương rung chuyển liên tục, thời gianlao động dài, co cơ, mệt mỏi quá sức, tư thế lao động bắt buộc, uống rượu... Cơn thiếumáu cục bộ trong BRNN không bao giờ dẫn đến tình trạng hoại thư trong giai đoạn comạch, thiếu máu cục bộ nhiệt độ các ngón tay giảm nhiều. Nghiệm pháp lạnh thườngdương tính. Nhiệt độ da nơi tổn thương thấp hơn nơi lạnh, thời gian hồi phục nhiệt độda chậm trở lại bình thường. Các ngón tay có rối loạn rõ rệt là ngón giữa và ngón nhẫn. Ngón cái không bị ảnhhưởng. Có thể có teo cơ ở mô út và khoảng liên cất. Tay bị tổn thương sớm hơn là tayđể dùng điều khiển máy hơi nén, gần nguồn phát sinh hơi nén. Soi mao mạch thấy tình trạng co hay giãn mao mạch. Tuần hoàn chậm lại, nhiềumao mạch biến dạng, số lượng mao mạch giảm, mất hình ảnh bút kim gài tóc. Có một số nguyên nhân khác cũng gây những triệu chứng lâm sàng tương tự cáccơn choáng cục bộ ở ngón tay, ngón tay trắng lạnh, có hoặc không kèm theo giai đoạnngạt, ngón tím, đau và sau cơn, ngón tay lại trở về bình thường. Cơn cũng xuất hiện dotác động của lạnh. Các nguyên nhân khác đó là giang mai, thấp khớp, rối loạn giaocảm hoặc nội tiết (giáp trạng, buồng trứng), chứng cứng ngón tay, viêm động mạch(hoại thư khu trú thành những vết loét rất nhỏ), xơ tắc động mạch, nghẽn mạch. Còngặp cơn bệnh ở các tổn thương thần kinh như viêm tuỷ xám, chứng rỗng tuỷ sống(syringomyélie), liệt nửa người hoặc hội chứng chèn ép quanh vai (shoulder girdlecompression syndrome). Hội chứng Raynaud còn gặp trong nhiễm độc nicotin và trongchứng tiêu xương đầu chi. Đặc điểm lâm sàng của BRNN là không bao giờ bị hoại thư, tổn thương chỉ khutrú ở ngón tay và thường ở một bên. Trong các rối loạn vận mạch, ngoài BRNN, người ta còn gặp (tuy hiếm) bệnh teoSudex. Bệnh gặp ở công nhân tiếp xúc với rung chuyển của búa máy. Da cẳng tay, bàntay mỏng ra nhợt nhạt. Ngón tay thứ 2 - 5 chỉ cử động khớp đốt 1, bàn tay ở tư thế gấp.148Trên phim có hình ảnh mất vôi, xơ hoá, có hốc, do rối loạn tuần hoàn, co thắt mạch.Đầu dưới xương trụ, xương quay và tất cả xương cổ tay bị mất vôi. 2.3. Tổn thương cân cơ, thần kinh Tổn thương này do rung tần số trên 300Hz gây nên. Các biểu hiện xuất hiện rấtsớm, sau khi tiếp xúc 1 - 3 tháng. Các tổn thương có thể gặp là teo cơ ở mô trái bàn tay hay mô út. Các cơ liên cốt,cơ cẳng tay cũng bị tổn thương. G.Bcurguingon đã theo dõi một trường hợp teo cơ nhịđầu, mất phản xạ, không có rối loạn cảm giác. Rung chuyển tần số cao còn gây một số triệu chứng như đau kiểu bỏng rát, kèmtheo tê cóng và dị cảm. Biến đổi khách quan hay gặp là da đỏ hay tím, sưng phồng.Một số trường hợp bị đau ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và bả vai... Người ta còn thấy trương lực mạnh có thể tăng hoặc không kèm theo các biểuhiện lâm sàng khác. Thời gian hồi phục nhiệt độ đa thường kéo dài. Có hiện tượng chuột rút, các thớ cơ bị đứt, đặc biệt là cơ delta. Trong bệnh A ram - Duchenne, cơ teo và tiến triển nhanh bắt đầu từ nơi tiếp xúcvới rung. Rung chuyển còn gây bệnh Dupuytren. Năm 1910, Palatter công nhận có hiệntượng co gấp ngày càng tăng, không hề thuyên giảm ở 4 ngón tay cuối. Ngay từ 1831,người ta đã xác định đó là hậu quả của bệnh xơ cứng co rút cân gan tay giữa, do chấnthương cục bộ. Ngày nay, ngoài nguyên nhân di truyền nguyên nhân chấn thương đãđược công nhận. Đó là những vi chấn thương hay sự cọ xát liên tục ở lòng bàn tay. Năm 1963, Chanut đã nghiên cứu trên 35.000 người, cho thấy tỷ lệ các bệnh ởcông nhân tiếp xúc với rung chuyển khá cao, lên đến 18,9%. Trong số 174 trường hợp mà viện y học lao động cho chụp X quang xương vàkhớp xương, 46 trường hợp có tổn thương, tỷ lệ 26,7%, với các loại tổn thương gaixương, mất vôi mỏm trâm trụ, vôi hoá dây chằng, phản ứng màng xương, hốc xương,biến dạng đầu dưới xương cánh tay, xương quay và xương trụ, hư khớp xương quay -trụ, thưa xương. Trong số 289 công nhân tiếp xúc rung chuyển được soi mao mạch, 84 trường hợpcó biến đổi mao mạch, tỷ lệ 29%. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN 3.1. Chụp X quang Đây là một phương pháp không thể thiếu được để xác định các tổn thương xươngkhớp và là cơ sở để giám định bệnh. 3.2. Đo cảm giác rung ...

Tài liệu được xem nhiều: