Vệ sinh nhà bếp bằng nước chanh
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.71 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện việc chùi rửa, khử mùi trong bếp bằng chanh tươi.
1. Chùi rửa bồn rửa chén
.Khu vực này tập trung nhiều vi khuẩn và là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà. Mỗi góc khuất của bồn rửa đều có thể là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con vi khuẩn. Để vệ sinh bồn rửa, hãy hòa nước chanh và muối thành một hỗn hợp đặc giống như kem đánh răng. Dùng hỗn hợp này để chà nhẹ nhàng bên trong và bề mặt khu vực bồn rửa....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vệ sinh nhà bếp bằng nước chanh Vệ sinh nhà bếp bằng nước chanh Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện việc chùi rửa, khử mùi trong bếp bằng chanh tươi. 1. Chùi rửa bồn rửa chén Khu vực này tập trung nhiều vi khuẩn và là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà. Mỗi góc khuất của bồn rửa đều có thể là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con vi khuẩn. Để vệ sinh bồn rửa, hãy hòa nước chanh và muối thành một hỗn hợp đặc giống như kem đánh răng. Dùng hỗn hợp này để chà nhẹ nhàng bên trong và bề mặt khu vực bồn rửa. Sau đó, rửa lại bằng nước. Phương pháp này cũng sẽ giúp tẩy sạch những vết gỉ bẩn bám trên bồn rửa. Hỗn hợp từ nước chanh và muối thích hợp với nhiều loại chất liệu khác nhau như đồng, thép không gỉ… 2. Làm tan chảy chất bẩn bị lắng đọng Bạn có thể dùng nước chanh để làm sạch nước thải, lọc bỏ tạp chất bám trong cống và hạn chế tính a-xít trong nước thải, vốn có khả năng ăn mòn. Lớp chất thải được hình thành từ sự tích tụ của các khoáng chất có trong nước thải sinh hoạt hàng ngày, bám trong hệ thống cống của các bồn rửa có thể gây tắc nghẽn cống và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để xử lý tình trạng tắc nghẽn cống, hãy dùng một miếng bọt biển ngâm vào nước chanh tươi cho chúng ngấm đều nước chanh rồi nhét bọt biển vào ống cống. Sau vài phút, bạn có thể cọ rửa lại chỗ ống cống, cố gắng đổ thật nhiều nước vào để dội hết lớp cặn vừa được nước chanh tẩy sạch. 3. Khử mùi thức ăn Khi thức ăn được để quá lâu trong thùng rác, chúng sẽ phát ra mùi hôi trong bếp. Nếu sử dụng bình xịt khử mùi sẽ làm cho mùi hôi trở nên khó chịu hơn. Trong trường hợp này, bạn nên cắt đôi quả chanh, nghiền nát và cho vào thùng rác để loại trừ hoàn toàn mùi hôi. Lớp vỏ chanh hoặc vỏ cam cũng có tác dụng khử mùi tương tự. 4. Vệ sinh bếp lò hoặc những vết thức ăn bị rơi ra bên ngoài Bếp lò là nơi thường xuyên bị bẩn do thức ăn hoặc dầu mỡ bắn ra ngoài và bám vào bếp trong quá trình xào, nấu. Để lau chùi bếp lò và vết thức ăn bị rơi vãi bên ngoài, bạn nên dùng một ít nước chanh tươi hòa với nước và bột nở tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên bề mặt của bếp lò và những nơi có vết bẩn, để khoảng 15 phút rồi dùng bọt biển lau chùi và rửa sạch lại bằng nước. 5. Tẩy mùi hôi bám trên thớt Sau khi được thái, cắt, một số loại thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành hay cá… thường để lại mùi trên thớt. Để khử mùi cho thớt, tránh làm lây mùi sang các thực phẩm khác trong những lần sử dụng tiếp theo, sau khi đã rửa vệ sinh thớt sạch sẽ, bạn có thể dùng một ít nước chanh thoa lên bề mặt của thớt, lau chùi vài lần hoặc cắt đôi quả chanh và dùng chúng chà xát lên thớt rồi rửa lại bằng nước sạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vệ sinh nhà bếp bằng nước chanh Vệ sinh nhà bếp bằng nước chanh Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện việc chùi rửa, khử mùi trong bếp bằng chanh tươi. 1. Chùi rửa bồn rửa chén Khu vực này tập trung nhiều vi khuẩn và là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà. Mỗi góc khuất của bồn rửa đều có thể là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con vi khuẩn. Để vệ sinh bồn rửa, hãy hòa nước chanh và muối thành một hỗn hợp đặc giống như kem đánh răng. Dùng hỗn hợp này để chà nhẹ nhàng bên trong và bề mặt khu vực bồn rửa. Sau đó, rửa lại bằng nước. Phương pháp này cũng sẽ giúp tẩy sạch những vết gỉ bẩn bám trên bồn rửa. Hỗn hợp từ nước chanh và muối thích hợp với nhiều loại chất liệu khác nhau như đồng, thép không gỉ… 2. Làm tan chảy chất bẩn bị lắng đọng Bạn có thể dùng nước chanh để làm sạch nước thải, lọc bỏ tạp chất bám trong cống và hạn chế tính a-xít trong nước thải, vốn có khả năng ăn mòn. Lớp chất thải được hình thành từ sự tích tụ của các khoáng chất có trong nước thải sinh hoạt hàng ngày, bám trong hệ thống cống của các bồn rửa có thể gây tắc nghẽn cống và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để xử lý tình trạng tắc nghẽn cống, hãy dùng một miếng bọt biển ngâm vào nước chanh tươi cho chúng ngấm đều nước chanh rồi nhét bọt biển vào ống cống. Sau vài phút, bạn có thể cọ rửa lại chỗ ống cống, cố gắng đổ thật nhiều nước vào để dội hết lớp cặn vừa được nước chanh tẩy sạch. 3. Khử mùi thức ăn Khi thức ăn được để quá lâu trong thùng rác, chúng sẽ phát ra mùi hôi trong bếp. Nếu sử dụng bình xịt khử mùi sẽ làm cho mùi hôi trở nên khó chịu hơn. Trong trường hợp này, bạn nên cắt đôi quả chanh, nghiền nát và cho vào thùng rác để loại trừ hoàn toàn mùi hôi. Lớp vỏ chanh hoặc vỏ cam cũng có tác dụng khử mùi tương tự. 4. Vệ sinh bếp lò hoặc những vết thức ăn bị rơi ra bên ngoài Bếp lò là nơi thường xuyên bị bẩn do thức ăn hoặc dầu mỡ bắn ra ngoài và bám vào bếp trong quá trình xào, nấu. Để lau chùi bếp lò và vết thức ăn bị rơi vãi bên ngoài, bạn nên dùng một ít nước chanh tươi hòa với nước và bột nở tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên bề mặt của bếp lò và những nơi có vết bẩn, để khoảng 15 phút rồi dùng bọt biển lau chùi và rửa sạch lại bằng nước. 5. Tẩy mùi hôi bám trên thớt Sau khi được thái, cắt, một số loại thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành hay cá… thường để lại mùi trên thớt. Để khử mùi cho thớt, tránh làm lây mùi sang các thực phẩm khác trong những lần sử dụng tiếp theo, sau khi đã rửa vệ sinh thớt sạch sẽ, bạn có thể dùng một ít nước chanh thoa lên bề mặt của thớt, lau chùi vài lần hoặc cắt đôi quả chanh và dùng chúng chà xát lên thớt rồi rửa lại bằng nước sạch.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sưu tầm mẹo vặt trong cuộc sống những mẹo vặt trong cuộc sống những mẹo vặt cần thiết mẹo chế biến thực phẩm ẩm thực Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ẩm thực Nam bộ qua trải nghiệm của nhà văn Sơn Nam
3 trang 66 0 0 -
giáo trình máy chế biến thực phẩm phần 1
10 trang 54 0 0 -
Bài thuyết trình Văn hóa ẩm thực - Mâm cổ ngày tết
26 trang 38 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ
31 trang 36 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Ẩm thực Việt Nam với việc dưỡng sinh và trị bệnh
98 trang 35 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu về món canh chua cá lóc Nam Bộ
49 trang 28 0 0 -
Mẹo sử dụng, bảo quản chảo chống dính
5 trang 27 0 0 -
BÀI LUẬN ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH XÈO MƯỜI XIỀM
41 trang 27 0 0 -
Chọn mua, bảo quản và chế biến khoai tây
5 trang 27 0 0 -
104 trang 26 0 0