Danh mục

Vệ sinh như là một loại hàng hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vệ sinh như là một loại hàng hóaNguyễn Văn Tuấn Tình hình sức khỏe nước ta không tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế. Trong khi kinh tế nước ta tăng trưởng khoảng 8% hàng năm, thì “bức tranh” sức khỏe cộng đồng vẫn không có gì thay đổi trong hơn 2 thập niên qua. Các bệnh liên quan đến tiêu chảy cứ “đến hẹn lại lên” như chúng ta chứng kiến gần đây. Các bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm phổi, viêm họng và viêm Amidan cấp, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp, tiêu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vệ sinh như là một loại hàng hóa Vệ sinh như là một loại hàng hóa Nguyễn Văn TuấnTình hình sức khỏe nước ta không tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế.Trong khi kinh tế nước ta tăng trưởng khoảng 8% hàng năm, thì “bức tranh” sứckhỏe cộng đồng vẫn không có gì thay đổi trong hơn 2 thập niên qua. Các bệnhliên quan đến tiêu chảy cứ “đến hẹn lại lên” như chúng ta chứng kiến gần đây.Các bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm phổi, viêm họng và viêm Amidan cấp,viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp, tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột non cónguồn gốc nhiễm khuẩn, cúm, sốt rét, v.v… vẫn là những nguyên tử vong hàngđầu.Cái mẫu số chung của các bệnh này là mối liên hệ với 3 yếu tố: nước, rác, và vệsinh gia đình. Các chuyên gia y tế ước tính rằng khoảng 80% các bệnh ở nôngthôn là do nước bị ô nhiễm. Trong quá trình phát triển kinh tế, rác cũng tích lũynhanh chóng nhưng chưa được xử lí có hệ thống nên hệ quả là nhiều con sông, đặcbiệt là các con sông ở thôn quê, đang đứng trước nguy cơ bị “chết” do ô nhiễmquá nặng nề. Ở các thành phố lớn, chỉ có 50% số đường có hệ thống thoát nước,và cũng chưa có hệ thống xử lí hay tái sử dụng nước thải. Ngoài ra, phần lớn cácgia đình ở nông thôn không có nhà vệ sinh, nên phân thường thải ra nguồn nướcsinh hoạt và làm ô nhiễm môi trường cùng với các vi khuẩn lan bệnh. Trong khiđó, gười dân nói chung cũng chưa có thói quen rửa tay trước và sau khi đitiêu/tiểu, và mầm bệnh cứ dần tích lũy thành một tiềm năng rất lớn. Không ngạcnhiên khi chúng ta chứng kiến dịch bệnh ở nước ta xảy ra và lan truyền khánhanh.Mắc dù một số bệnh liên quan đến tiêu chảy có nguyên nhân những rối loạn nộitiết, đại đa số bệnh là do nhiễm vi khuẩn. Các vi khuẩn này gây bệnh qua bốnđường như mô tả trong Biểu đồ 1. Đường đơn giản nhất là các vi khuẩn gây bệnhtheo phân người thoát vào môi trường và người khác bị phơi nhiễm (1a). Một cáchnhiễm phức tạp hơn là các vi khuẩn tự nhân lên trong môi trường, và do đó giatăng xác suất phơi nhiễm bởi con người (1b). Đường thứ ba là vi khuẩn theo phânngười thoát ra môi trường, tự nhân lên trong môi trường, động vật bị phơi nhiễmvà vi khuẩn tìm được vật kí chủ mới, và kí chủ này thải phân ra môi trường, từ đóvi khuẩn tự nhân lên một lần nữa trước khi nhiễm người (1c). Đường nhiễm thứ tưlà động vật bị nhiễm vi khuẩn, và thải vi khuẩn qua phân vào môi trường, từ đócon người bị nhiễm (1d).Biểu đồ 1. Bốn đường truyền nhiễm của vi khuẩn. Nguồn: Curtis V., et al. TropMed Int Health 2000; 5:22-32.Trong Biểu đồ 1, tất cả 4 con đường truyền nhiễm đều phải thông qua “môitrường”. Nhưng môi trường là gì trong bối cảnh của bệnh truyền nhiễm? Biểu đồ2 (còn biết đến trong giới dịch tễ học là Biểu đồ F hay “F-diagram”) minh họa cáccòn đường mà vi khuẩn gây bệnh có thể xuyên qua môi trường để đến một kí sinhchủ (tức con người). Một khi phân đ ược bài thải, phần lớn vi khuẩn chết; nhưngmột số nhỏ có thể sống sót và nhiễm các ngón tay, vào thức ăn hay nước và cácmôi trường này sẽ giúp cho vi khuẩn nhiễm con người. Ruồi nhặng cũng có thểđáp xuống phân hàm chứa vi khuẩn, và đem vi khuẩn đến thực phẩm hay các vậtdụng nhà bếp. Chân người hay chân động vật cũng có thể đạp phải phân hàm chứvi khuẩn và “phát tán” vi khuẩn đến các nơi khác hay người khác.Tất cả các con đường truyền nhiễm trên có thể ngăn chận bằng những thay đổi đơngiản về thói quen vệ sinh cá nhân hay gia đình. Cải thiện cơ sở vật chất như làmsạch nguồn nước, hệ thống tiêu hủy phân và rác cũng có thể ngăn ngừ truyềnnhiễm. Tuy nhiên, bất cứ chiến lược phòng chống nào chỉ có hiệu quả khi đ ượcthực hiện cùng với các thay đổi vệ sinh cá nhân và gia đình.Biểu đồ 2. Biểu đồ “F”. Nguồn: Curtis V., et al. Trop Med Int Health 2000; 5:22 -32.Vấn đề nước và vệ sinhCội nguồn của các vấn nạn y tế và môi trường là nước. Nhận thức được vấn đềnày, năm 2003 tại Kyoto (Nhật) các bộ trưởng y tế trên thế giới họp cùng cácchuyên gia Liên hiệp quốc họp để bàn đến một vấn đề duy nhất: nguồn n ước sinhhoạt ở các nước đang phát triển, và họ đặt tên cho hội nghị này là Diễn đàn vềnước ở thế giới thứ ba -- “Third World Water Forum”.Bảng số liệu đơn giản sau đây được xem là một phát biểu tổng kết của Diễn đàn.Bảng số liệu cho thấy tạo một nguồn nước sạch đến người dân có thể giảm 16%nguy cơ các bệnh liên quan đến tiêu chảy, nâng cao chất lượng nước giảm 20%,xử lí cống rảnh và rác giảm 36%. Ngay cả giáo dục về vệ sinh cá nhân và gia đìnhcũng có hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh tả và tiêu chảy đến 35%. Nhưng biệnpháp có hiệu quả nhất là chỉ đơn giản rửa tay bằng xà phòng có thể giảm 47%nguy cớ mắc các bệnh liên quan tiêu chảy.Hiệu quả của một số can thiệp nhằm giảm các bệnh liên quan đến tiêu chảyCan thiệp Giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tiêu chảyTạo nguồn nước sạch 16%Nâng cao chất lượng nước 20%Xử lí cống rảnh và rác 36%Giáo dục vệ sinh 35% ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: