Danh mục

VỆ SINH NƯỚC UỐNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH – PHẦN 2

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.19 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở nông thôn nước ta, hiện nay đang sử dụng các hình thức cung cấp nước uống như sau1. Bể chứa nước mưa Là hình thức cung cấp nước phổ biến ở nông thôn Việt Nam, nhằm thu hứng nguồn nước mưa có trong một số ngày mưa ở hai miền Bắc và Nam. Nếu thu hứng tốt, người ta thu được nước có chất lượng tốt, khá sạch, ít chất hữu cơ, có độ cứng thấp, pH từ 6-6,5 Khi sử dụng nước mưa cần phải lưu ý:- Phải loại phần nước mưa trong 10-15 phút đầu tiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỆ SINH NƯỚC UỐNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH – PHẦN 2 VỆ SINH NƯỚC UỐNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH – PHẦN 2V. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP NƯỚC UỐNG Ở NÔNG THÔN Ở nông thôn nước ta, hiện nay đang sử dụng các hình thức cung cấp nướcuống như sau1. Bể chứa nước mưa Là hình thức cung cấp nước phổ biến ở nông thôn Việt Nam, nhằm thuhứng nguồn nước mưa có trong một số ngày mưa ở hai miền Bắc và Nam. Nếu thuhứng tốt, người ta thu được nước có chất lượng tốt, khá sạch, ít chất hữu cơ, có độcứng thấp, pH từ 6-6,5 Khi sử dụng nước mưa cần phải lưu ý: - Phải loại phần nước mưa trong 10-15 phút đầu tiên do đã bị nhiễm bẩn khirơi qua tầng khí quyển, qua mái và qua máng thu, sau đó mới hứng vào bể - Phải định kì thau tát bể hàng năm và thường xuyên quét sạch rác, bụi cótrên mái nhà và máng thu - Để khống chế vector gây bệnh, ngăn cản sự sinh sản của muỗi, người tathường làm bể kín có nắp đậy và có thể cho vào bể vài con cá rô phi, cá vàng để cáăn bọ gậy2. Giếng khơi Giếng khơi là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính 0,8-2mvà chiều sâu 3-20m; phục vụ cấp nước cho một gia đình hay một tập thể nhỏ.Nước chảy vào giếng có thể từ đáy hoặc từ truyền thống bên qua các khe hở ởthành hoặc qua các ống bê tông xốp dùng làm thành giếng. Thành giếng có thể xâybằng gạch, bê tông xỉ, bê tông đá hộc, đá ong... tùy theo vật liệu địa phương. Khigặp đất dễ sụt lở, người ta dùng các khẩu giếng bằng bê tông, gạch, ống sành... vớichiều cao 0,5-1m rồi vừa đào, vừa đánh tụt khẩu giếng xuống cho nhanh chóng và antoàn. Các khẩu giếng nối với nhau bằng vữa xi măng tỉ lệ 1: 2. Để tránh nước mưa chảy trên mặt kéo theo chất bẩn thấm vào giếng, phảilát nền và xây bờ xung quanh giếng cao hơn mặt đất chừn 0,8m đồng thời phải bọcđất sét dày 0,5m xung quanh thành giếng từ mặt đất xuống tới độ sâu 1,2m. Vị trígiếng nên chọn gần nhà nhưng phải cách xa các chuồng nuôi súc vật, hố xí tốithiểu là 7-10m. Khi chọn vị trí đào giếng cần tham khảo các tài liệu địa chất thủyvăn và kinh nghiệm dân gian để không phải đào giếng sâu và thu được nước ngầmcó chất lượng tốt.3. Giếng hào lọc Tại các vùng mà đào giếng sâu tới 10m không gặp mạch nước, hoặc vùng venbiển gặp mạch nước mặn, người ta phải đào giếng hào lọc để lấy nước lọc từ hồ, ao,hoặc mương máng dẫn nước.3.1. Giếng hào lọc đáy hở Đào một hào giếng đến cách ao khoảng 2m, chiều sâu của hào rộng 0,5-0,7m, và dốc thoai thoải đến giếng... Như vậy hào đất không tới ao mà có mộtđoạn đất mỏng giữa hào và ao, nhờ khoảng đất này mà bùn và các hạt cặn trongao, hồ... được giữ lại không theo nước vào trong giếng. Trong hào đổ cát vàng haycát đen thành một lớp dày từ 0,7-0,8m và được lèn nện kỹ, sau đó đổ đất lên trênvà nện phẳng như trước. Vách giếng được miết xi măng cho kín, nhưng ở giữa haikhẩu không trát kín để cho n ước thấm vào giếng. Nước ao, hồ, mương qua hào lọccó cát nhờ đó được lọc tốt, ta có nước trong, hàm lượng các chất hữu cơ giảm.3.2. Giếng hào lọc đáy kín Ở vùng ven biển, vì ảnh hưởng của nước mặn, người ta phải xây hào gạchvà trát đáy giếng thật kín. Khác với hào đất, hào xây gạch sẽ ăn thông với giếng,vách giếng và hào có đặt thêm một vỉ tre đan có đổ cuội nhỏ để giữ cát không vàogiếng. Khi sử dụng hình thức giếng hào lọc cần chú ý chọn ao hồ sạch, vệ sinhhoàn cảnh và được bảo vệ tốt dành cho lọc nước sinh hoạt và định kỳ thau rửahoặc thay lớp lọc.4. Bể chứa nước khe núi cao Ở những vùng núi có nguồn nước khe chảy ra quanh năm có thể: - Xây một bể thu nước và dẫn nước về cụm dân cư gia đình bằng đườngống. Nhờ có sự chênh lệch về độ cao mà nước tự chảy. - Xây nhà có mái che cho bể thu nước, xung quanh có hàng rào bảo vệ.5. Giếng chân đồi, chân núi Miền núi, vùng trung du và vùng có gò đồi có thể đào giếng ở chân đồi,chân núi. - Chọn địa điểm: Chọn phía chân đồi vì thường có nhiều cây mọc xanh quanh năm, hay có mạch nước nhỏ chảy ra. - Khi đào giếng cần xây bờ cao quanh miệng giếng để tránh nhưng bẩn từtrên đồi hoặc xung quanh chảy vào giếng.6. Nước máng lần Người ta khai thác nguồn nước chảy ra từ các khe núi đá trên núi cao, dẫnnước về làng bản nhà dân bằng các ống dẫn nước. Các ống dẫn nước được làmbằng cách ghép nối các ống của cây nứa, cây vầu... đã được đọc mắt cho lưuthông. Trên thành ống người ta dùi nhiều lỗ để cho nước được tiếp xúc với khôngkhí (có tác dụng làm lắng cặn Ca++) và tránh không cho chuột rừng, chim rừng làmbẩn nguồn nước.7. Giếng khoan đặt máy bơm tay Khởi đầu nhờ sự giúp đỡ của UNICEF, hiện nay nhiều n ơi đã đào nhữnggiếng khoan để lấy nước mạch ngầm và đặt máy bơm tay. Tùy theo độ sâu củagiếng khoan thu được nước có chất lượng khác nhau, song vấn đề đặt ra là phảixây dựng đồng thời các bể lọc loại sắt có trong nước.VI. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP NƯỚC ...

Tài liệu được xem nhiều: