VỀ SỰ CỨU CHUỘC - Zarathustra đã nói như thế
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 139.51 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một ngày kia, khi Zarathustra băng qua chiếc cầu lớn thì những người tàn tật, những kẻ ăn xin ùa đến vây quanh hắn và một người gù nói với Zarathustra như thế này: “Này, hãy nhìn kia, Zarathustra! Cả đám dân chúng cũng học hỏi được từ những lời thuyết pháp ngài rao giảng. Nhưng muốn họ tin ngài trọn vẹn, thì quả là còn thiếu một cái gì: đó là trước hết ngài phải hoán cải chúng tôi, những kẻ tàn tật! Ở đây, ngài đang có một sự tuyển lựa tốt đẹp ngay trước mắt và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ SỰ CỨU CHUỘC - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ SỰ CỨU CHUỘC Một ngày kia, khi Zarathustra băng qua chiếc cầu lớn thì những ngườitàn tật, những kẻ ăn xin ùa đến vây quanh hắn và một người gù nói vớiZarathustra như thế này: “Này, hãy nhìn kia, Zarathustra! Cả đám dân chúng cũng học hỏiđược từ những lời thuyết pháp ngài rao giảng. Nhưng muốn họ tin ngài trọnvẹn, thì quả là còn thiếu một cái gì: đó là trước hết ngài phải hoán cải chúngtôi, những kẻ tàn tật! Ở đây, ngài đang có một sự tuyển lựa tốt đẹp ngaytrước mắt và thực ra, đây là một cơ hội rất dễ nắm lấy. Ngài có thể chữa lànhnhững người đui, khiến những người què chạy nhảy được và ngài có thể làmkhuây khỏa chút ít kẻ đang chịu đựng một gánh đời quá nặng. Theo chỗ tôinghĩ, đấy sẽ là cách thức đích thực để làm cho những người tàn tật phát khởitín tâm vào Zarathustra”. Song Zarathustra đã trả lời như thế này với kẻ vừa lên tiếng: “Nếu lấy đi cục bướu của người gù thì đồng lúc người ta cũng lấy đimất tinh thần của hắn, - đám đông dân chúng bảo thế. Nếu trả lại đôi mătcho kẻ mù, hắn sẽ nhìn thấy quá nhiều điều xấu xa ti tiện trên mặt đất, đếnnỗi hắn sẽ nguyền rủa kẻ nào đã chữa lành mắt hắn. Về phần kẻ làm chonhững người què chạy nhảy được, y đã phạm phải điều sai lầm vĩ đại nhấtđối với họ: vừa mới chạy được, họ liền mang những tật xấu cao chạy xa baycùng họ. - Đấy là những gì mà đám đông dân chúng rao giảng về nhữngngười tàn tật. Và tại sao Zarathustra lại không học hỏi từ dân chúng, nếu dânchúng học hỏi từ Zarathustra? Kể từ khi sống giữa loài người, thì ta rất ít quan tâm đến chuyện kẻnày thiếu một con mắt, kẻ nọ một lỗ tai, kẻ thứ ba cụt hết hai chân, và nhữngkẻ khác mất cả lưỡi, lỗ mũi hay cả đầu. Ta đang nhìn thấy và đã nhìn thấy những điều tệ hại, kinh khiếp vôvàn, đến độ ta chẳng muốn nói gì về mọi sự và lại chẳng muốn im lặng vềnhiều sự: ta đã nhìn thấy những con người thiếu mất tất cả, chỉ trừ họ có dưthừa quá nhiều một cái gì, - những con người chẳng có gì cả ngoại trừ mộtcon mắt khổng lồ và một cái mồm vĩ đại hoặc một cái bụng khổng lồ, hoặcbất cứ một cái gì to lớn ngoại khổ, - ta gọi họ là những kẻ tàn tật đảo nghịch. Khi từ nỗi cô đơn trở về, lần đầu tiên bước chân qua chiếc cầu này, takhông tin nổi vào mắt mình, ta không ngớt nhìn, chăm chú nhìn mãi, rồi saucùng ta tự nhủ: “Đấy là một cái tai. Một cái tai lớn bằng cả một người”. Tanhìn kỹ hơn nữa, và thực vậy, đằng sau chiếc tai ấy hãy còn nhích động mộtcái gì đó, một cái gì đo đỏ, nhỏ bé một cách đáng thương, bần tiện, mỏngmanh. Cái lỗ tai khổng lồ ấy nằm trên một thân mảnh khảnh - thân đó là mộtcon người! Nhìn qua kính phóng đại, ta có thể nhận ra một khuôn mặt bénhỏ đầy ganh tị thèm khát; và cả một tấm linh hồn bé nhỏ phồng căng lênlủng lẳng ở đầu thân. Thế mà đám đông dân chúng bảo cho ta biết rằng cáilỗ tai ấy chẳng những chỉ là một con người mà còn là một vĩ nhân, một thiêntài. Nhưng ta chẳng hề tin vào đám đông dân chúng, nhất là khi họ nói vềcác vĩ nhân, - ta vẫn tin rằng đấy chính là một kẻ tàn tật nghịch đảo, kẻ cóquá ít về mọi thứ nhưng lại có quá nhiều về một thứ”. Khi Zarathustra đã nói thế với người gù lưng cùng những kẻ đượcngười gù làm kẻ phát ngôn và thông ngôn, hắn quay về đám môn đệ và bảovới sự bất mãn in đậm trong lòng: “Hỡi các bạn, thật ra, ta bước đi giữa loài người mà như bước đi giữanhững mảnh vụn, những chi thể của con người. Đối với mắt ta, quả là điều khủng khiếp vô cùng khi nhìn thấy nhữngcon người bị vỡ tan, bị phân tán như trên một bãi chiến trường hay một lòsát sinh. Dẫu có chạy trốn từ hiện tại đến quá khứ, mắt ta vẫn luôn luôn nhìnthấy cùng một điều: những mảnh vụn, những chi thể, những sự ngẫu nhiênkhủng khiếp, - nhưng chẳng nơi nào có con người cả. Hỡi các bạn! Than ôi! Đối với ta, hiện tại và quá khứ trên mặt đất đềulà những điều nhất thiết không thể nào chịu đựng nổi; và ta đã chẳng thểsống được nếu ta không là một kẻ tiên tri thấu thị thấy rõ cái gì nhất địnhphải xảy đến trong tương lai. Kẻ thấu thị, kẻ ước muốn, kẻ sáng tạo, là chính tương lai và là chiếccầu bắc về tương lai, hỡi ôi, đó cũng là một kẻ tàn tật đứng ở trên cầu:Zarathustra là tất cả những thứ đó. Và các ngươi nữa, các ngươi đã thường tự hỏi: “Zarathustra là gì đốivới chúng ta? Chúng ta sẽ gọi hắn như thế nào?” Và, cũng như ta, các ngườiđã trả lời bằng những câu hỏi. Zarathustra là kẻ hứa hẹn hay kẻ tựu thành? Kẻ chinh phục hay ngườikế thừa? Mùa Thu hay lưỡi cày? Một y sĩ hay một người được chữa lànhbệnh? Hắn là thi sĩ hay kẻ chân thực? Kẻ giải phóng hay người chế ngự?Người thiện hảo hay kẻ độc ác? Ta bước đi giữa loài người như bước đi giữa những mảnh vụn củatương lai: tương lai mà ta hé thấy. Và tất cả những gì cấu tạo, hình du ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ SỰ CỨU CHUỘC - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ SỰ CỨU CHUỘC Một ngày kia, khi Zarathustra băng qua chiếc cầu lớn thì những ngườitàn tật, những kẻ ăn xin ùa đến vây quanh hắn và một người gù nói vớiZarathustra như thế này: “Này, hãy nhìn kia, Zarathustra! Cả đám dân chúng cũng học hỏiđược từ những lời thuyết pháp ngài rao giảng. Nhưng muốn họ tin ngài trọnvẹn, thì quả là còn thiếu một cái gì: đó là trước hết ngài phải hoán cải chúngtôi, những kẻ tàn tật! Ở đây, ngài đang có một sự tuyển lựa tốt đẹp ngaytrước mắt và thực ra, đây là một cơ hội rất dễ nắm lấy. Ngài có thể chữa lànhnhững người đui, khiến những người què chạy nhảy được và ngài có thể làmkhuây khỏa chút ít kẻ đang chịu đựng một gánh đời quá nặng. Theo chỗ tôinghĩ, đấy sẽ là cách thức đích thực để làm cho những người tàn tật phát khởitín tâm vào Zarathustra”. Song Zarathustra đã trả lời như thế này với kẻ vừa lên tiếng: “Nếu lấy đi cục bướu của người gù thì đồng lúc người ta cũng lấy đimất tinh thần của hắn, - đám đông dân chúng bảo thế. Nếu trả lại đôi mătcho kẻ mù, hắn sẽ nhìn thấy quá nhiều điều xấu xa ti tiện trên mặt đất, đếnnỗi hắn sẽ nguyền rủa kẻ nào đã chữa lành mắt hắn. Về phần kẻ làm chonhững người què chạy nhảy được, y đã phạm phải điều sai lầm vĩ đại nhấtđối với họ: vừa mới chạy được, họ liền mang những tật xấu cao chạy xa baycùng họ. - Đấy là những gì mà đám đông dân chúng rao giảng về nhữngngười tàn tật. Và tại sao Zarathustra lại không học hỏi từ dân chúng, nếu dânchúng học hỏi từ Zarathustra? Kể từ khi sống giữa loài người, thì ta rất ít quan tâm đến chuyện kẻnày thiếu một con mắt, kẻ nọ một lỗ tai, kẻ thứ ba cụt hết hai chân, và nhữngkẻ khác mất cả lưỡi, lỗ mũi hay cả đầu. Ta đang nhìn thấy và đã nhìn thấy những điều tệ hại, kinh khiếp vôvàn, đến độ ta chẳng muốn nói gì về mọi sự và lại chẳng muốn im lặng vềnhiều sự: ta đã nhìn thấy những con người thiếu mất tất cả, chỉ trừ họ có dưthừa quá nhiều một cái gì, - những con người chẳng có gì cả ngoại trừ mộtcon mắt khổng lồ và một cái mồm vĩ đại hoặc một cái bụng khổng lồ, hoặcbất cứ một cái gì to lớn ngoại khổ, - ta gọi họ là những kẻ tàn tật đảo nghịch. Khi từ nỗi cô đơn trở về, lần đầu tiên bước chân qua chiếc cầu này, takhông tin nổi vào mắt mình, ta không ngớt nhìn, chăm chú nhìn mãi, rồi saucùng ta tự nhủ: “Đấy là một cái tai. Một cái tai lớn bằng cả một người”. Tanhìn kỹ hơn nữa, và thực vậy, đằng sau chiếc tai ấy hãy còn nhích động mộtcái gì đó, một cái gì đo đỏ, nhỏ bé một cách đáng thương, bần tiện, mỏngmanh. Cái lỗ tai khổng lồ ấy nằm trên một thân mảnh khảnh - thân đó là mộtcon người! Nhìn qua kính phóng đại, ta có thể nhận ra một khuôn mặt bénhỏ đầy ganh tị thèm khát; và cả một tấm linh hồn bé nhỏ phồng căng lênlủng lẳng ở đầu thân. Thế mà đám đông dân chúng bảo cho ta biết rằng cáilỗ tai ấy chẳng những chỉ là một con người mà còn là một vĩ nhân, một thiêntài. Nhưng ta chẳng hề tin vào đám đông dân chúng, nhất là khi họ nói vềcác vĩ nhân, - ta vẫn tin rằng đấy chính là một kẻ tàn tật nghịch đảo, kẻ cóquá ít về mọi thứ nhưng lại có quá nhiều về một thứ”. Khi Zarathustra đã nói thế với người gù lưng cùng những kẻ đượcngười gù làm kẻ phát ngôn và thông ngôn, hắn quay về đám môn đệ và bảovới sự bất mãn in đậm trong lòng: “Hỡi các bạn, thật ra, ta bước đi giữa loài người mà như bước đi giữanhững mảnh vụn, những chi thể của con người. Đối với mắt ta, quả là điều khủng khiếp vô cùng khi nhìn thấy nhữngcon người bị vỡ tan, bị phân tán như trên một bãi chiến trường hay một lòsát sinh. Dẫu có chạy trốn từ hiện tại đến quá khứ, mắt ta vẫn luôn luôn nhìnthấy cùng một điều: những mảnh vụn, những chi thể, những sự ngẫu nhiênkhủng khiếp, - nhưng chẳng nơi nào có con người cả. Hỡi các bạn! Than ôi! Đối với ta, hiện tại và quá khứ trên mặt đất đềulà những điều nhất thiết không thể nào chịu đựng nổi; và ta đã chẳng thểsống được nếu ta không là một kẻ tiên tri thấu thị thấy rõ cái gì nhất địnhphải xảy đến trong tương lai. Kẻ thấu thị, kẻ ước muốn, kẻ sáng tạo, là chính tương lai và là chiếccầu bắc về tương lai, hỡi ôi, đó cũng là một kẻ tàn tật đứng ở trên cầu:Zarathustra là tất cả những thứ đó. Và các ngươi nữa, các ngươi đã thường tự hỏi: “Zarathustra là gì đốivới chúng ta? Chúng ta sẽ gọi hắn như thế nào?” Và, cũng như ta, các ngườiđã trả lời bằng những câu hỏi. Zarathustra là kẻ hứa hẹn hay kẻ tựu thành? Kẻ chinh phục hay ngườikế thừa? Mùa Thu hay lưỡi cày? Một y sĩ hay một người được chữa lànhbệnh? Hắn là thi sĩ hay kẻ chân thực? Kẻ giải phóng hay người chế ngự?Người thiện hảo hay kẻ độc ác? Ta bước đi giữa loài người như bước đi giữa những mảnh vụn củatương lai: tương lai mà ta hé thấy. Và tất cả những gì cấu tạo, hình du ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 341 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 275 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 252 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 230 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 145 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 131 0 0 -
12 trang 128 0 0
-
18 trang 124 0 0
-
24 trang 110 0 0
-
13 trang 106 0 0