VỀ TINH THẦN TRÌ ĐỘN NẶNG NỀ - Zarathustra đã nói như thế
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 134.26 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngôn ngữ ta là ngôn ngữ của dân chúng; ta nói năng quá thô tháo, quá thân ái đối với những kẻ khờ khạo tầm thường. Nhưng lời nói của ta có vẻ lạ lùng hơn đối với những văn sĩ quèn và những văn sĩ chỉ tổ bôi cho bẩn giấy. Tay ta là bàn tay của một thằng điên: khốn thay cho tất cả những tấm bảng và những tường thành; khốn thay cho tất cả những gì có chỗ cho những trang sức và những bức tranh quèn của một gã điên! Chân ta là một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ TINH THẦN TRÌ ĐỘN NẶNG NỀ - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ TINH THẦN TRÌ ĐỘN NẶNG NỀ Ngôn ngữ ta là ngôn ngữ của dân chúng; ta nói năng quá thô tháo, quáthân ái đối với những kẻ khờ khạo tầm thường. Nhưng lời nói của ta có vẻ lạlùng hơn đối với những văn sĩ quèn và những văn sĩ chỉ tổ bôi cho bẩn giấy. Tay ta là bàn tay của một thằng điên: khốn thay cho tất cả những tấmbảng và những tường thành; khốn thay cho tất cả những gì có chỗ cho nhữngtrang sức và những bức tranh quèn của một gã điên! Chân ta là một móng ngựa; ta dùng nó phi nước kiệu phóng nước đạitrèo non vượt suối cùng nơi, và ta mang theo con quỷ cùng tấm thân khoáilạc trong cuộc phóng chạy của ta. Dạ dày ta có lẽ là dạ dày một con ó. Vì nó thích thịt cừu hơn cả mọithứ khác. Nhưng chắc chắn nó là dạ dày của loài chim. Được nuôi dưỡng bằng những sự vật hồn nhiên đạm bạc, sẵn sàngđánh căp và nôn nóng bay cao - ta là thế đó; làm sao ta không tự xem mìnhthuộc loài chim cho được! Nhất là, vì ta là kẻ thù của tinh thần trì độn nặng nề nên ta mới kểmình thuộc loài chim: thực vậy, ta là kẻ tử thù, kẻ thù bất cộng đái thiên, kẻthù muôn kiếp. Nơi nào mà sự thân thiết của ta lại đã không bay lên và lạclối? Ta có thể cất lên một giọng hát ở trên kia - và ta muốn hát lên giọngđó: dẫu rằng ta cô tịch một mình trong một căn nhà trống và ta chỉ có thể hátriêng cho những lỗ tai chúng ta mà thôi. Cố nhiên, cũng có những ca sĩ khác chỉ có được chiếc họng nhunhuyễn, bàn tay hùng biện, con mắt chứa chan biểu lộ và quả tim thức tỉnhkhi nào căn nhà lố nhố những người: - còn ta, ta không giống với họ. 2 Kẻ nào một ngày kia dạy cho con người biết bay thì sẽ phải thay đổitất cả những biên thùy giới hạn; đối với hắn, ngay cả những biên thùy cũngbay bổng lên cao; hắn đặt tên thánh lại cho trái đất, hắn sẽ gọi trái đất là“đứa con nhẹ nhàng”. Con đà điểu phóng nhanh hơn con tuấn mã nhanh nhất, nhưng cả conđà điểu cũng hãy còn nặng nhọc giấu đầu vào đất cát nặng nề: người nàochưa biết bay cũng thế. Hắn thấy cả trái đất lẫn đời sống là nặng nề, và đấy chính là điều màtinh thần trì độn ước muốn! Thế nhưng, kẻ nào muốn trở thành nhẹ bỗngnhư chim thì phải yêu thương chính mình: - ta, Zarathustra, ta dạy như thế. Không phải thương yêu chính mình bằng tình yêu của những con bệnhvà những kẻ cuồng loạn: bởi vì nơi những người đó, ngay cả lòng tự ái cũngbốc lên mùi hôi thối. Phải học yêu thương chính mình, ta dạy các ngươi như thế, yêuthương chính mình bằng một tình yêu trong sạch, lành mạnh: để mình có thểchịu đựng nổi mình và đừng lang thang lêu lổng. Sự lang thang lêu lổng này có tên là “tình yêu kẻ láng giềng đồngloại”: chính bằng chữ “tình yêu” này người ta đã nói dối tài tình, đã giấugiếm cho đến tận bây giờ, nhất là bởi những kẻ đè nặng lên mọi người hơnlà ai khác. Thực vậy, học yêu thương chính mình, đấy không phải là một mệnhlệnh cho hôm nay hoặc cho ngày mai. Trái lại, đấy là nghệ thuật vi tế nhấttrong các nghệ thuật, nghệ thuật quỷ quyệt nhất, nghệ thuật sau c ùng và kiênnhẫn nhất. Bởi vì đối với kẻ đã sở đắc nghệ thuật đó, mọi sự sở đắc đều được chegiấu cẩn mật; và trong tất cả những kho tàng, kho tàng nào gần ngươi nhất sẽđược khám phá sau cùng, - đấy là công trình của tinh thần trì độn nặng nề. Ngay khi còn nằm trong nôi, người ta đã mớm cho chúng ta những lờilẽ, những giá trị nặng nề; “Thiện” và “Ác”: đó là tên của món di sản ấy. Vìcớ những giá trị này, người ta tha thứ cho chúng ta để cho chúng ta đượcsống. Chính để cấm đoán đúng lúc không cho họ yêu thương chính mình,người ta mới để cho những đứa con đến với mình: đấy là công trình của tinhthần trì độn nặng nề. Còn chúng ta - chúng ta trung thành kéo lê theo những gì người tachất lên mình, trên đôi vai mạnh mẽ, bên trên những ngọn núi khô cằn! Vàkhi chúng ta đổ mồ hôi ra thì người ta bảo: “Ờ, cuộc đời quả thật nặng nề đểta mang vác!” Nhưng thật ra, chỉ có con người mới nặng nề để ta mang vác! Bởi vìhắn kéo lê trên đôi vai mình quá nhiều sự việc dị kỳ xa lạ. Tựa con lạc đà,hắn quỳ gối xuống để người ta chất đầy lưng mình. Nhất là con người khỏe mạnh, kiên nhẫn, kẻ có tinh thần đáng kính:hắn mang chất trên đôi vai quá nhiều lời lẽ và giá trị xa lạ nặng nề, - cho đếnkhi đời sống biến thành một sa mạc đối với hắn! Thật vậy, nhiều sự việc riêng tư của các ngươi cũng quá nặng nề đểmang vác! Và ở bên trong thì con người giống với con sò, con người cũngđáng tởm, mềm nhão, trơn tuột khó nắm bắt, - đến độ phải cần đến một thứ vỏ quý phái c ùng với những đồ trangsức cao nhã. Nhưng ngay cả nghệ thuật này cũng cần phải được học hỏi cẩntrọng: nghệ thuật làm cho có được một lớp vỏ ngoài, một bộ dạng đẹp đẽ vàmột sự hôn mê mù quáng khôn ngoan! ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ TINH THẦN TRÌ ĐỘN NẶNG NỀ - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ TINH THẦN TRÌ ĐỘN NẶNG NỀ Ngôn ngữ ta là ngôn ngữ của dân chúng; ta nói năng quá thô tháo, quáthân ái đối với những kẻ khờ khạo tầm thường. Nhưng lời nói của ta có vẻ lạlùng hơn đối với những văn sĩ quèn và những văn sĩ chỉ tổ bôi cho bẩn giấy. Tay ta là bàn tay của một thằng điên: khốn thay cho tất cả những tấmbảng và những tường thành; khốn thay cho tất cả những gì có chỗ cho nhữngtrang sức và những bức tranh quèn của một gã điên! Chân ta là một móng ngựa; ta dùng nó phi nước kiệu phóng nước đạitrèo non vượt suối cùng nơi, và ta mang theo con quỷ cùng tấm thân khoáilạc trong cuộc phóng chạy của ta. Dạ dày ta có lẽ là dạ dày một con ó. Vì nó thích thịt cừu hơn cả mọithứ khác. Nhưng chắc chắn nó là dạ dày của loài chim. Được nuôi dưỡng bằng những sự vật hồn nhiên đạm bạc, sẵn sàngđánh căp và nôn nóng bay cao - ta là thế đó; làm sao ta không tự xem mìnhthuộc loài chim cho được! Nhất là, vì ta là kẻ thù của tinh thần trì độn nặng nề nên ta mới kểmình thuộc loài chim: thực vậy, ta là kẻ tử thù, kẻ thù bất cộng đái thiên, kẻthù muôn kiếp. Nơi nào mà sự thân thiết của ta lại đã không bay lên và lạclối? Ta có thể cất lên một giọng hát ở trên kia - và ta muốn hát lên giọngđó: dẫu rằng ta cô tịch một mình trong một căn nhà trống và ta chỉ có thể hátriêng cho những lỗ tai chúng ta mà thôi. Cố nhiên, cũng có những ca sĩ khác chỉ có được chiếc họng nhunhuyễn, bàn tay hùng biện, con mắt chứa chan biểu lộ và quả tim thức tỉnhkhi nào căn nhà lố nhố những người: - còn ta, ta không giống với họ. 2 Kẻ nào một ngày kia dạy cho con người biết bay thì sẽ phải thay đổitất cả những biên thùy giới hạn; đối với hắn, ngay cả những biên thùy cũngbay bổng lên cao; hắn đặt tên thánh lại cho trái đất, hắn sẽ gọi trái đất là“đứa con nhẹ nhàng”. Con đà điểu phóng nhanh hơn con tuấn mã nhanh nhất, nhưng cả conđà điểu cũng hãy còn nặng nhọc giấu đầu vào đất cát nặng nề: người nàochưa biết bay cũng thế. Hắn thấy cả trái đất lẫn đời sống là nặng nề, và đấy chính là điều màtinh thần trì độn ước muốn! Thế nhưng, kẻ nào muốn trở thành nhẹ bỗngnhư chim thì phải yêu thương chính mình: - ta, Zarathustra, ta dạy như thế. Không phải thương yêu chính mình bằng tình yêu của những con bệnhvà những kẻ cuồng loạn: bởi vì nơi những người đó, ngay cả lòng tự ái cũngbốc lên mùi hôi thối. Phải học yêu thương chính mình, ta dạy các ngươi như thế, yêuthương chính mình bằng một tình yêu trong sạch, lành mạnh: để mình có thểchịu đựng nổi mình và đừng lang thang lêu lổng. Sự lang thang lêu lổng này có tên là “tình yêu kẻ láng giềng đồngloại”: chính bằng chữ “tình yêu” này người ta đã nói dối tài tình, đã giấugiếm cho đến tận bây giờ, nhất là bởi những kẻ đè nặng lên mọi người hơnlà ai khác. Thực vậy, học yêu thương chính mình, đấy không phải là một mệnhlệnh cho hôm nay hoặc cho ngày mai. Trái lại, đấy là nghệ thuật vi tế nhấttrong các nghệ thuật, nghệ thuật quỷ quyệt nhất, nghệ thuật sau c ùng và kiênnhẫn nhất. Bởi vì đối với kẻ đã sở đắc nghệ thuật đó, mọi sự sở đắc đều được chegiấu cẩn mật; và trong tất cả những kho tàng, kho tàng nào gần ngươi nhất sẽđược khám phá sau cùng, - đấy là công trình của tinh thần trì độn nặng nề. Ngay khi còn nằm trong nôi, người ta đã mớm cho chúng ta những lờilẽ, những giá trị nặng nề; “Thiện” và “Ác”: đó là tên của món di sản ấy. Vìcớ những giá trị này, người ta tha thứ cho chúng ta để cho chúng ta đượcsống. Chính để cấm đoán đúng lúc không cho họ yêu thương chính mình,người ta mới để cho những đứa con đến với mình: đấy là công trình của tinhthần trì độn nặng nề. Còn chúng ta - chúng ta trung thành kéo lê theo những gì người tachất lên mình, trên đôi vai mạnh mẽ, bên trên những ngọn núi khô cằn! Vàkhi chúng ta đổ mồ hôi ra thì người ta bảo: “Ờ, cuộc đời quả thật nặng nề đểta mang vác!” Nhưng thật ra, chỉ có con người mới nặng nề để ta mang vác! Bởi vìhắn kéo lê trên đôi vai mình quá nhiều sự việc dị kỳ xa lạ. Tựa con lạc đà,hắn quỳ gối xuống để người ta chất đầy lưng mình. Nhất là con người khỏe mạnh, kiên nhẫn, kẻ có tinh thần đáng kính:hắn mang chất trên đôi vai quá nhiều lời lẽ và giá trị xa lạ nặng nề, - cho đếnkhi đời sống biến thành một sa mạc đối với hắn! Thật vậy, nhiều sự việc riêng tư của các ngươi cũng quá nặng nề đểmang vác! Và ở bên trong thì con người giống với con sò, con người cũngđáng tởm, mềm nhão, trơn tuột khó nắm bắt, - đến độ phải cần đến một thứ vỏ quý phái c ùng với những đồ trangsức cao nhã. Nhưng ngay cả nghệ thuật này cũng cần phải được học hỏi cẩntrọng: nghệ thuật làm cho có được một lớp vỏ ngoài, một bộ dạng đẹp đẽ vàmột sự hôn mê mù quáng khôn ngoan! ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 341 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 275 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 252 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 229 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 144 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 131 0 0 -
12 trang 128 0 0
-
18 trang 124 0 0
-
24 trang 110 0 0
-
13 trang 106 0 0