Về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài với nghệ thuật đương đại Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài với nghệ thuật đương đại Việt Nam Về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài với nghệ thuật đương đại Việt Nam Nguyễn Đình Thành Đọc bài Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội của tác giả Đào Mai Trang, đặc biệt là chương 2, về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài, tôi thấy có một số điều cần đính chính (bởi rất có thể sẽ có nhiều nhà viết lịch sử mỹ thuật Việt Nam sẽ bê nguyên các thông tin trong bài viết này của Đào Mai Trang vào sách của mình gây hiểu lầm lâu dài), nên mạn phép trao đổi (với tư cách cá nhân) với tác giả Đào Mai Trang như sau: 1. Ngay trong đoạn mở đầu, viết về Trung tâm Văn hoá Pháp L’Espace, Đào Mai Trang viết: Ngay từ khi mới thành lập, bên cạnh việc truyền bá ngôn ngữ như công việc chính yếu và cũng là nguồn thu chủ yếu của Trung tâm, L’ Espace đã xác định văn hoá-nghệ thuật luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực để phát triển hình ảnh một nước Pháp văn minh, và sẵn sàng hỗ trợ cho văn hoá Việt Nam. Thực ra, L’Espace là bộ phận văn hoá thuộc Đại sứ quán Pháp, không phải là một hiệp hội hay tổ chức mang tính chất kinh doanh. Toàn bộ kinh phí của trung tâm này do Đại sứ quán Pháp – tức Bộ Ngoại giao Pháp chứ không phải là Bộ Văn hoá Truyền thông của Pháp tài trợ. Mỗi học viên của L’Espace đóng học phí là 500 nghìn đồng cho một khoá học 9 tuần thì trung tâm phải bỏ ra 1 triệu đồng để bù lỗ chi phí. Qua đó ta thấy rằng việc giảng dạy tiếng Pháp chưa bao giờ là nguồn thu chủ yếu của trung tâm cả. Nước Pháp có cần phải mở cả một trung tâm văn hoá ở Hà Nội để mới được hiểu là nước văn minh hay không? Trên thế giới hiện có hơn một nghìn Alliance Française và 151 trung tâm văn hoá Pháp: trung tâm tại Hà Nội là một trong 7 trung tâm có ngân sách cả triệu euro cho hợp tác và văn hoá, vậy nước Pháp có cần chi nhiều tiền đến vậy chỉ để phát triển hình ảnh một nước văn minh tại Việt Nam hay không? 2. Điều đáng trao đổi thứ hai là khi lựa chọn các tên tuổi nghệ sĩ đương đại có tác động lớn đến mỹ thuật Việt Nam: Nguyên Cầm và François Jarlov. Tác động của hoạ sĩ Nguyên Cầm đến đâu, xin để những người nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam lên tiếng, nhưng François Jarlov chưa bao giờ nhận mình là nghệ sĩ đương đại và tác động của anh đến mỹ thuật đương đại Việt Nam chắc chắn là không nhiều. NXB Les rivages lointains cũng chưa bao giờ là một nxb sách nghệ thuật cả. Ngoài ra, từ việc một nghệ sĩ nổi tiếng đến triển lãm tại Việt Nam để nói tác động của nghệ sĩ ấy đến nghệ thuật đương đại Việt Nam là việc rất khó: ngay cả với trường hợp hai nghệ sĩ Đức mà Đào Minh Trang kể tên cũng không có tác động gì nhiều, cũng giống như hai nghệ sĩ hàng đầu của Pháp đã được giới thiệu tại L’Espace: Jean Michel Alberola và Robert Cahen. Khi nói về vai trò của Trung tâm L’Espace với nghệ thuật đương đại Việt Nam tôi nghĩ không nên bỏ qua việc, từ khi thành lập năm 1991, chính trung tâm này đã giữ vai trò quan trọng với sinh viên mỹ thuật trong những năm 90 (thời điểm hình thành mỹ thuật đương đại Việt Nam). Nguyễn Minh Thành cũng đã nhắc đến vai trò này trong một cuộc phỏng vấn với tác giả Natasha. Đây cũng là nơi triển lãm của Trương Tân, Sơn Lâm, Lê Hồng Thái, Nguyễn Văn Cường, Phương Vũ Mạnh... trong thời kì đầu. Ngoài ra, trung tâm giữ vai trò chủ đạo trong việc đào tạo cả một thế hệ nghệ sĩ múa đương đại cho Việt Nam với hai biên đạo Phillipe Cohen và đặc biệt là Régine Chopinot; trung tâm cũng là nơi giới thiệu các tác phẩm của văn học đương đại Việt Nam tới công chúng từ rất sớm (Đỗ Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Vi Thùy Linh); đào tạo các đạo diễn trẻ, nhà báo của Việt Nam và rất nhiều lĩnh vực khác không nằm ở bề nổi. 3. Về triển lãm sắp đặt trong khuôn viên Đại sứ quán Pháp năm 2002, tác phẩm của Lê Hồng Thái không có nhạc điện tử kèm theo và chỉ có một cô gái đứng cạnh chứ không phải 3 như Đào Mai Trang miêu tả, và ý nghĩa của tác phẩm sắp đặt Cây của Nguyễn Ngọc Lâm chắc cũng hơi khác với diễn giải của Đào Minh Trang trong bài. Các sắp đặt của Nguyễn Duy Quang và Đinh Gia Lê không hoàn toàn do trung tâm tài trợ mà hai họa sĩ này đã phải tự lực cánh sinh là chính. 4. Về triển lãm cuối cùng ở L’Espace, khi đọc giới thiệu của Đào Mai Trang: Trung tâm dành toàn bộ tường của toà nhà Trung tâm cho ba nghệ sĩ: Sơn Lâm (sống tại Pháp, vẽ sơn mài), Phạm Ðức Dương (trình diễn và sắp đặt với hoa tươi), Ðinh Thảo Phong (vẽ tranh màu nước) thoả ý trình bày nghệ thuật của họ’’, chắc hẳn Phạm Ngọc Dương sẽ không hiểu tại sao tên mình lại biến thành Phạm Ðức Dương và sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của mình được gói lại thành trình diễn và sắp đặt với hoa tươi? Nếu hiểu những chú thích mà Đào Mai Trang ghi bên cạnh tên họa sĩ là cái mà họ giới thiệu với công chúng trong triển lãm Ba bức tường ấy thì Sơn Lâm không hề làm sơn mài. Chị vẽ tranh lên tường trên những bức photo lớn và trưng bày một số tranh vẽ, cả Dương và Phong đều vẽ sơn dầu trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật đương đại phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
Về cuốn Văn hóa học - Những lí thuyết nhân học văn hóa của A. A. Belik
11 trang 0 0 0 -
Văn hóa doanh nhân: Từ đời sống thực tế đến khái niệm học thuật
5 trang 0 0 0 -
3 trang 1 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc
20 trang 1 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành
14 trang 1 0 0 -
52 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
11 trang 0 0 0
-
54 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc
2 trang 0 0 0