Những thiệt hại và hậu quả vô cùng thảm khốc do trận động đất kèmsóng thần Andaman - Sumatra ngày 26/12/2004 gây ra đã đặt chúng ta trướcnhững trăn trở: liệu có khả năng xảy ra sóng thần đối với vùng bờ biển ViệtNam không? Chúng ta cần phải làm gì để có thể giảm thiểu nguy cơ này (nếucó)? Để giải đáp một phần những vấn đề đặt ra, bài báo này trình bày tóm tắtviệc nghiên cứu sóng thần trong nước và quốc tế, các đặc điểm hoạt động độngđất có khả năng gây sóng thần và một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về Việc Nghiên Cứu Sóng Thần, Các Đặc điểm Hoạt Động Động Đất Có Khả Năng Gây Sóng Thần Và Một Số Giải Pháp Xây Dựng Hệ Thống Cảnh Báo Sóng Thần Ở Việt Nam Về Việc Nghiên Cứu Sóng Thần, Các Đặc điểm Hoạt Động Động Đất Có Khả Năng Gây Sóng Thần Và Một Số Giải Pháp Xây Dựng Hệ Thống Cảnh Báo Sóng Thần Ở Việt Nam Ngô Thị Lư Viện Vật lý địa cầu,Viện KH&CN VN, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Tóm tắt: Những thiệt hại và hậu quả vô cùng thảm khốc do trận động đất kèm sóng thần Andaman - Sumatra ngày 26/12/2004 gây ra đã đặt chúng ta trước những trăn trở: liệu có khả năng xảy ra sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam không? Chúng ta cần phải làm gì để có thể giảm thiểu nguy cơ này (nếu có)? Để giải đáp một phần những vấn đề đặt ra, bài báo này trình bày tóm tắt việc nghiên cứu sóng thần trong nước và quốc tế, các đặc điểm hoạt động động đất có khả năng gây sóng thần và một số giải pháp xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần ở Việt Nam. MỞ ĐẦU Ngày 26/2/2004, vào lúc 0g. 58p. 50,76gi. (giờ GMT) đã xảy ra một trận độngđất phá hủy với chấn cấp M = 8,9 tại toạ độ ϕ = 3,30oB; λ = 95,78oĐ thuộc khu vực đảoAndaman-Nicobar và Sumatra ở Nam và Đông Nam Á [1]. Đây là một trong những trậnđộng đất gây ra sóng thần rất mạnh, có sức phá huỷ lớn nhất trong lịch sử. Nó đã gây racác thiệt hại khủng khiếp về người và của không chỉ riêng đối với các nước trong khuvực Nam và Đông Nam Á mà còn đối với nhiều nước khác trên thế giới. Do ảnh hưởngcủa trận động đất và sóng thần mà tính đến ngày 26/1/2005 gần 300 ngàn người tại TháiLan, Malaysia, SriLanca, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh và du khách của nhiều nướctrên thế giới (Thụy Điển, Hà Lan, Na Uy...) đã bị thiệt mạng, hàng trăm ngàn người bịthương và rất nhiều vùng ven biển với toàn bộ nhà cửa, các công trình dân sinh, quốcphòng và các khu du lịch quốc tế của một loạt các nước Nam và Đông Nam Á đã bị pháhuỷ một cách tàn khốc. Ngoài ra, do đây là trận động đất rất mạnh gây sóng thần, lạixảy ra tại vùng đảo liền kề với bờ biển của trên 10 nước Nam và Đông Nam Á, nên cáchậu quả và các di hại về kinh tế, vật chất, về sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằngsinh thái do nó để lại là chưa thể xác định được. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu vềnguyên nhân, đặc điểm, diễn biến hoạt động và hậu quả của các trận động đất gây sóngthần nói chung, của trận động đất này nói riêng đã được trình bày trong một số côngtrình [6, 7, 14]. Hiện tại, chưa có dấu hiệu gì về ảnh hưởng của trận động đất này đốivới Việt Nam. Tuy nhiên, những thiệt hại và hậu quả vô cùng thảm khốc do trận độngđất kèm sóng thần gây ra đã đặt các nhà địa chấn, các nhà hải dương học, các nhà khoahọc, các nhà quản lý và lãnh đạo Việt Nam nói chung trước một trăn trở: liệu có nguycơ xảy ra sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam không? Và chúng ta cần phải làm gìđể có thể giảm thiểu nguy cơ này (nếu có)? Để giải đáp một phần nào những vấn đề đặt ra, trong bài báo này, chúng tôi xintrình bày tóm tắt về việc nghiên cứu sóng thần, các vấn đề liên quan và một số giải phápxây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần ở Việt Nam. I. SÓNG THẦN, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SÓNG THẦN TRONG NƯỚC VÀ QUỐCTẾ Trước hết cần có một định nghĩa đúng đắn về sóng thần. Ta biết rằng sóng nóichung được chia thành các loại: sóng dài, sóng trung và sóng ngắn, tùy thuộc vào độ dàibước sóng. Sóng thần là loại sóng dài có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khácnhau như: sự tăng hay giảm đột ngột diện tích một phần vỏ Trái đất trên đáy đại dươnghay thềm lục địa, hoạt động động đất và núi lửa, trượt lở ngầm dưới biển hoặc trên mặtbiển, sự va chạm của các thiên thể vào Trái đất xảy ra trên biển….Sóng thần do độngđất và núi lửa gây ra có độ dài từ hàng chục đến hàng trăm km. Tùy thuộc vào độ sâumực nước nơi sóng thần truyền qua, nó có thể đạt đến tốc độ 800 km/giờ. Trước những nguy cơ về sóng thần có thể xảy ra đối với các nước ven bờ TháiBình Dương, các nhà khoa học Nga, Mỹ, Nhật Bản đã tiến hành những nghiên cứu cơbản về sóng thần. Nhiều nước khác đã xây dựng các trung tâm cảnh báo sóng thần nhằmgiảm thiểu các tổn thất và thiệt hại do sóng thần gây ra. Ví dụ đợt sóng thần do động đấtở Alaska năm 1964 với chấn cấp M = 9,2 gây ra (lớn hơn động đất Andaman-Sumatra),nhưng số người thiệt mạng (150 người) ít hơn nhiều so với thảm kịch Andaman-Sumatra. Hiện nay trên thế giới có 2 trung tâm cảnh báo sóng thần: - Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Pacific Tsunami WarningCenter), thành lập năm 1948. - Trung tâm cảnh báo sóng thần Alaska – dải ven bờ phía tây (West Coast -Alaska Tsunami Warning Center), thành lập năm 1967. Nhiệm vụ của cả hai trung tâm này là xem xét tình hình và diễn biến động đất cókhả năng gây sóng thần cho toàn bộ khu vực Thái Bình Dương. Khi động đất mạnh xảyra, các trung tâm này có nhiệm vụ xác định ngay các tham số động học (thời gian ở chấntiêu, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu) và các tham số động lực (năng lượng, chấn cấp,momen địa chấn và cơ cấu chấn tiêu, bao gồm cả kích thước vùng chấn tiêu …). Nếu tấtcả các tham số trên đủ điều kiện cho một trận động đất có khả năng gây ra sóng thần thìngay tức khắc thông tin được truyền theo kênh vệ tinh đến các trạm giám sát thuỷ triều.Thông tin về hoạt động của sóng từ các trạm giám sát thuỷ triều gần chấn tâm nhất sẽđược gửi cho trung tâm cảnh báo. Nếu thực sự có khả năng xảy ra sóng thần thì trungtâm này sẽ thông báo cấp tốc đến tất cả các vùng có khả năng chịu tác động của sóngthần để có các biện pháp sơ tán dân cư, tài sản, các tài liệu quý giá và các phương tiệnmáy móc quan trọng nhất. Các trung tâm này đã hoạt động một cách có hiệu quả, vì vậyđã giảm thiểu được rất nhiều tác hại cũng như các ảnh hưởng của các vụ só ...