Danh mục

VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.95 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bản chất của “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam Trên thực tế, lý luận về mô hình thể chế kinh tế thị trường ở các quốc gia hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp. Hầu như không thể tìm được hai quốc gia nào có hệ thống thể chế kinh tế hoàn toàn giống nhau và cũng không thể áp dụng mô hình thể chế kinh tế thị trường của nước này cho nước khác. Vì vậy, mỗi một quốc gia phải tự chủ động nghiên cứu, tìm tòi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAMVỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNGĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAMTS. LÊ XUÂN BÁ – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương1. Bản chất của “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở ViệtNamTrên thực tế, lý luận về mô hình thể chế kinh tế thị trường ở các quốc gia hết sức đadạng, phong phú và phức tạp. Hầu như không thể tìm được hai quốc gia nào có hệthống thể chế kinh tế hoàn toàn giống nhau và cũng không thể áp dụng mô hình thểchế kinh tế thị trường của nước này cho nước khác. Vì vậy, mỗi một quốc gia phảitự chủ động nghiên cứu, tìm tòi mô hình thể chế riêng phù hợp với điều kiện, hoàncảnh cụ thể về kinh tế, xã hội, chính trị, truyền thống văn hóa… của quốc gia mình,dân tộc mình và xu thế khách quan của thời đại.Ở Việt Nam, mô hình thể chế kinh tế do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thực hiện đã cónhững thay đổi lớn cùng với những đổi mới trong hoạt động kinh tế – xã hội của đấtnước. Sau 20 năm đổi mới, nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ngày càng trở nên sáng tỏ. Những nét cơ bản củamột hệ thống lý luận về mục tiêu và bản chất của một nền kinh tế hoạt động theo cơ chếthị trường tự do cạnh tranh, nhưng vẫn bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa đãbước đầu được hình thành; trong đó, bước đầu đã xác định phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm:Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Giảiphóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệuquả mọi nguồn lực, nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyếnkhích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo vàtừng bước khá giả hơn.Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nềntảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách pháttriển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục và đàotạo…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Hoàn thiện chếđộ phân phối theo lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn cùng các nguồn lựckhác và thông qua phúc lợi xã hội.Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinhtế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng(1).Như vậy, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa cáichung là kinh tế thị trường với cái đặc thù là định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Kinh tế thị trường phải vừa là động lực, vừa là công cụ, phương tiện để phát triển kinh tế,định hướng xã hội chủ nghĩa giữ vai trò dẫn dắt quá trình phát triển nền kinh tế. Thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ là công cụ hướng dẫn cho các chủ thểtrong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế – xã hội tối đa, chứ không chỉ đơnthuần theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tối đa. Sự lựa chọn mô hình phát triển “kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa” – được khẳng định tại Đại hội IX của Đảng: “pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là đường lối chiến lược nhấtquán trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” – đã thể hiện quyết tâmkhắc phục triệt để (đoạn tuyệt) hệ thống kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp để xâydựng hệ thống kinh tế thị trường hiện đại.2. Thực trạng quá trình xây dựng và vận hành thể chế kinh tế ở Việt Nam nhữngnăm qua.Thực tiễn quá trình đổi mới hệ thống thể chế kinh tế trong hai thập niên qua cho thấy,Việt Nam đang thực hiện theo phương thức “tiến dần từng bước” và “điều chỉnh từngbước”. Phương thức này đã tỏ ra hữu hiệu nhằm giúp Việt Nam tránh được các “cú sốc”về kinh tế – xã hội, bảo đảm mục tiêu kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với ổn địnhvà duy trì trật tự xã hội. Cùng với cải cách kinh tế, quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định.Tổ hợp ba hệ thống “con” của cả hệ thống thể chế kinh tế gồm: các quy tắc quy định“luật chơi” kinh tế; các chủ thể tham gia “trò chơi” kinh tế và cơ chế tổ chức thực thi“luật chơi” kinh tế – đã được xây dựng tương đối đầy đủ và đang dần hoàn thiện.- Bàn về hệ thống “con” liên quan đến “luật chơi” kinh tế: Thời gian qua ở Việt Nam,điểm nổi bật là đã thiết lập rất nhiều văn bản pháp luật và dưới luật… Nội dung pháp luậtkinh tế ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trường, với thông lệ quốc tế. Đặc biệt,khung pháp luật đã cho phép thực hiện những bước đi đầu tiên trong quá trình chuyển đổihoạt động quản lý về kinh tế của Nhà nước từ can thiệp trực tiếp sang tác động gián tiếpvào hoạt động sản xuất, kinh doanh. ...

Tài liệu được xem nhiều: