Thông tin tài liệu:
quanh các đảo trong vùng biển tỉnh Kiên Giang. Người ta dùng thịt vẹm làm thực phẩm bằng cách luộc lấy thịt rồi trộn với rau cải thành một thứ gỏi ăn rất ngon miệng; hoặc cầu kỳ hơn vẹm đem nướng trên lửa than cho vừa chín, nêm vào miếng mỡ hành sẽ được món ăn khá hấp dẫn vừa béo vừa thơm
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vẹm xanh – phương pháp nuôi cơ bản nhấtVẹm xanh – phương pháp nuôi cơ bản nhấtVẹm xanh Những năm trước đây vẹm xanh – Perna viridis Line 1785 được khai thác nhiều dọc theo tuyến biển vàquanh các đảo trong vùng biển tỉnh Kiên Giang. Người ta dùng thịt vẹm làmthực phẩm bằng cách luộc lấy thịt rồi trộn với rau cải thành một thứ gỏi ăn rấtngon miệng; hoặc cầu kỳ hơn vẹm đem nướng trên lửa than cho vừa chín, nêmvào miếng mỡ hành sẽ được món ăn khá hấp dẫn vừa béo vừa thơm. Vào mùa sinh sản tuyến sinh dục phát triển, lúc này thịt vẹm chứa nhiều chất bổdưỡng. Phân tích 100g thịt vẹm có chứa 53,3g chất đạm, 17g chất đường, 6,9g chấtbéo, 341mg canxi, 657mg phot pho, 48,4mg sắt, hàm lượng vitamin nhiều hơn sovới thịt cá, trứng và tôm. Có thể nói dùng thịt vẹm làm thực phẩm không chỉ làthức ăn ngon bổ mà còn mang dược tính trong trị bệnh. Vẹm là động vật thủy sản sống ở biển thuộc ngành thân mềm, lớp 2 mảnh vỏ.Khi còn nhỏ vỏ vẹm có màu xanh, khi lớn lên vỏ có màu nâu đen, mặt trong màutrắng óng ánh xà cừ (được dùng trong chế tác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cógiá trị cao). Ngoài tự nhiên vẹm phân bố ở tuyến hạ triều đến độ sâu trên 10mnước. Vẹm thích sống ở môi trường có độ mặn dao động từ 20-30%0; chất đáy làcát sỏi, đá san hô. Vẹm tự tiết ra chân tơ bám vào các vật cứng ở nền đáy như rạnđá ngầm, chân cầu cảng, cột sàn nhà, cột đáy khơi, dây neo các bè nuôi cá lồngbiển … Ở một số nước như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Pháp, Tây BanNha có nghề nuôi vẹm rất phát triển. Vì đây là nghề nuôi thủy sản có chi phí đầu tưthấp, kỹ thuật nuôi đơn giản, người nuôi không tốn tiền về chi phí thức ăn do vẹmtự lọc lấy thức ăn trong tự nhiên gồm các loài phiêu sinh thực vật, các chất hữu cơlơ lững có trong môi trường nước. Do giá trị dinh dưỡng khá cao, thịt vẹm từ mónăn bình dân đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong các bữa ăn sangtrọng ở các nhà hàng. Điều này làm cho nhu cầu tiêu thụ thịt vẹm trên thị trườngngày càng tăng. Trong khi đó ở nước ta vẹm hầu như chỉ khai thác trong tự nhiênnên sản lượng và chất lượng giảm sút rất nhanh trong thời gian ngắn. Vấn đề nuôivẹm ở các thủy vực ven biển để có sản lượng cao và bảo vệ nguồn lợi thủy sản quýgiá này là một yêu cầu rất được Bộ Thuỷ sản quan tâm. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển nguồn lợi vẹm xanh, các nhà khoahọc ở Trung Tâm Nghiên Cứu Thuỷ sản III- Nha Trang đã cho sinh sản nhân tạothành công loài vẹm xanh – Perna viridis. Và chỉ một năm sau (4/2004) Trại sảnxuất giống thuỷ sản Hòn Chong (Kiên Lương – Kiên Giang) đã được giúp chuyểngiao quy trình kỹ thuật này. Kết quả sản xuất thử nghiệm đã thu được 2,4 triệu vẹmgiống sau 4 đợt sinh sản. Từ nguồn vẹm giống sinh sản nhân tạo được nuôi thửnghiệm ở ngoài biển và trong ao nuôi tôm đều cho kết quả khá tốt. Đặc biệt thànhcông của mô hình nuôi vẹm kết hợp trong ao nuôi tôm sú có ý nghĩa về hiệu quảkinh tế và bảo vệ môi trường, do vẹm lọc tảo, các chất hữu cơ lấy thức ăn sẽ làmgiảm mật độ tảo (có rất nhiều ở ao nuôi tôm sú từ 45 ngày nuôi trở về sau) màkhông cần dùng đến hoá chất để diệt tảo như cách làm lâu nay. Nuôi vẹm xanh ở các vùng ven biển có độ mặn ổn định từ 20-30%0 sẽ góp phầngiải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nghèo thiếu vốn, thiếu đất sản xuất;giúp họ tăng thêm thu nhập. Ngoài ra vẹm xanh còn là một máy lọc sinh học tíchcực xử lý tình trạng phát triển tảo và chất hữu cơ sẽ giúp cho môi trường được cảithiện tốt hơn.